Soạn VănTiếng việt 5

Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5 trang 18

Tiết học kể chuyện mà các em đã nghe, đã đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 sẽ giúp các em có thể thử sức mình kể những câu chuyện mà mình đã được nghe, được đọc về anh hùng và danh nhân của nước ta, thông qua tìm hiểu về câu chuyện Vua Quang Trung đại phá quân Thanh và câu chuyện Vua Lê Thánh Tông dưới đây.

ke chuyen da nghe da doc lop 5 trang 18 rs650 ke chuyen da nghe da doc lop 5 trang 18 rs650

Bạn đang xem bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5 trang 18

I. Mục tiêu bài hướng dẫn:

– Hướng dẫn các em cách kể lại một câu chuyện đã được nghe, được đọc về một anh hùng, danh nhân của Việt Nam

– Đưa ra một số bài mẫu nhằm giúp các em hình dung ra cách làm.

II. Hướng dẫn chi tiết:

1. Một số anh hùng, danh nhân : 

– Các anh hùng dân tộc (những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc) : Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh,…

– Các anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu trong lịch sử : Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiều, Lê Lai, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi,…

– Các nhà chính trị, nhà hoạt động văn hoá, khoa học nổi tiếng : Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Hải Thượng Lãn Ông, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Trương Vĩnh Ký, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của, Trần Đại Nghĩa, Văn Cao, Tô Ngọc Vân,…

2. Tìm câu chuyện về anh hùng, danh nhân ở đâu ? 

– Những câu chuyện em được nghe người thân kể. – Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý loại truyện về anh hùng, danh nhân đất Việt, sách Truyện đọc lớp 5.

3. Trình tự kể chuyện: 

– Giới thiệu câu chuyện. 

+ Nêu tên câu chuyện.

+ Nêu tên nhân vật.

– Kể diễn biến của câu chuyện. 

III. Bài mẫu kể câu chuyện về anh hùng, danh nhân Việt Nam

Câu 1 (trang 18 sgk Tiếng Việt 5): Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.

Hướng dẫn giải:

Bài mẫu 1:

Vua Quang Trung đại phá quân Thanh

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

– Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

– Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

– Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

* Giải thích từ ngữ:

–  đại phá: đánh lớn và thắng lớn

–  Bắc Bình Vương: chức vị của Nguyễn Huệ trước khi lên ngôi vua trờ thành Hoàng đế Quang Trung.

 quân thủy: quân sĩ dùng thuyền đánh trên sông nước, quần bộ là quân sĩ đánh trên mặt đất.

–  Tết Nguyên Đán: tết đầu năm âm lịch.

–  mặt hữu: mặt phải (phía phải)

–  mặt tả: mặt trái (phía trái)

–  Đạo trung quân: Đạo quân đi chính giữa

 quan lộ: đường cái quan, đường chính do Nhà nước quản lý

–  điều khiển: sắp đặt và chỉ đạo

–  quân lương: lương thực của quân đội

–  từ trận: chết trong trận đánh

 kịch chiến: đánh nhau quyết liệt, dữ dội

 ấn tín: nghĩa đen là cái ấn để làm tin, cần hiểu là cái ấn (con dấu) để chứng tỏ quyền lực của một vị tướng.

–  ngự bào: áo của nhà vua

Bài mẫu 2:

Vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

Lê Thánh Tông là con vua Lê Thái Tông và bà phi Ngô Thị Ngọc Dao.

Ông lên làm vua năm 18 tuổi, đã trị vì đất nước 38 năm, hai lần đổi niên hiệu. Quang Thuận và Hồng Đức.

Lê Thánh Tông là bậc minh quân, thánh đế. Nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông trở thành một quốc gia thịnh trị, thái bình. Được mùa liên tiếp nhiều năm, nhân dân sống ấm no, yên vui, hạnh phúc:

“Nhà nam nhà bắc đều no mật

Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

(Vịnh năm canh)

Vua chia nước ta thành 12 đạo, sau gọi là 12 thừa tuyên; mỗi thừa tuyên có nhiều phủ, huyện, châu, tổng, xã. Việc quốc phòng, quân đội được đặc biệt: coi trọng. Thủy quân được đóng mới chiến thuyền, bộ binh được tăng cường thêm nhiều voi trận và chiến mã. Quân đội được chia thành 5 phủ đô đốc và 1 đạo: ngoại và nội. Quân đội vừa thay phiên nhau cày ruộng và tập luyện. Năm nào cũng tổ chức diễn tập trên quy mô lớn.

Nhà vua khuyến khích nghề nông, nghề chăn nuôi, phát triển nghề trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và nhiều nghề thủ công khác. Sưu thuế được giảm nhẹ.

Dưới triều đại Lê Thánh Tông, việc học được coi trọng và mở mang.

Các khoa thi Tiến sĩ kén chọn được nhiều nhân tài lỗi lạc.

Tên tuổi Lê Thánh Tông gắn liền với Bộ luật Hồng Đức. Vua nói: “Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo”. Năm 1464, vua hạ chiếu minh oan cho vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là một con người “lòng sáng tựa sao Khuê”.

Lê Thánh Tông là một ông vua rất hiếu học và siêng năng, cần mẫn:

“Trống dời canh, còn đọc sách,

Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu”.

Vua để lại nhiều thơ văn chữ Hán và chữ Nôm rất đặc sắc. Vua đã sáng lập ra Hội thơ gọi là Tao Đàn, gồm có 28 thi sĩ, tôn vinh là “nhị thập bát tú” (28 ngôi sao) do nhà vua đứng đầu, tự xưng là “Tao Đàn nguyên súy”.

Lê Thánh Tông là ông vua vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca “Lịch sử nước ta” có viết:

“Vua hiền có Lê Thánh Tôn,

Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành”.

*******

Hy vọng với tài liệu hướng dẫn chi tiết trên đây của Đọc tài liệu, các em có thể nắm được kiến thức và cách làm kể chuyện đã nghe đã đọc trong chương trình Tiếng Việt 5 trang 18. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button