Soạn bài Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng lớp 4 trang 106 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 không chỉ là câu chuyện hay mà còn mang nhiều ý nghĩa, vì vậy các em học sinh cùng tìm hiểu câu chuyện trước khi lên lớp với những gợi ý của Đọc tài liệu nhé.
- Soạn bài tập đọc Sơn tinh Thuỷ tinh trang 60 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Viết thư thăm hỏi và chúc mừng năm mới lớp 4
- Giải bài tập luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
- Hướng dẫn giải bài chính tả Vì sao cá không biết nói trang 71 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5 trang 79
Bạn đang xem bài: Soạn bài Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng lớp 4 trang 106
>> Bài trước: Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm
Nội dung bài Đôi cánh của Ngựa Trắng
Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:
– Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé!
Mỗi khi nghe mẹ gọi, Ngựa Trắng hí lên những tiếng non nớt thật đáng yêu. Những lúc ấy, ngựa mẹ vô cùng vui sướng. Ngựa mẹ chỉ thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc cú đá hậu mạnh mẽ.
Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:
– Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?
Đại Bàng đáp:
– Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm… Chưa thấy “đôi cánh” đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.
Bỗng có tiếng “hú… ú… ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu mói gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm lên.
Sói nghĩ bụng:
– Mình sẽ có được miếng mồi ngon.
Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói hét to:
– Ối!
Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.
Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:
– Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!
Ngựa Trắng mếu máo:
– Nhưng em không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.
– Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!
Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.
Ý nghĩa bài Đôi cánh của Ngựa Trắng
Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
Chỉ có việc ham học hỏi, đi đây đi đó tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình, khám phá nhiều hơn nữa những khả năng của bản thân mình mới có thể khiến bản thân ngày càng tiến bộ, ngày càng bay cao bay xa hơn, giống như ông cha ta từng răn dạy con cháu mình qua câu tục ngữ:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ có ngày nào khôn
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 106 sgk Tiếng Việt 4 tập 2) : Dựa vào các tranh cho (SGK trang 106) kể lại câu chuyện đã được nghe
Trả lời:
Bức tranh 1:
Ngày xưa có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây trên nền trời xanh. Mẹ chú ta rất yêu chú, lúc nào cũng dặn:
– Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé. Ngựa mẹ gọi con suốt ngày và tiếng ngựa non hí cũng thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy cho con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai.
Bức tranh 2:
Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng Núi. Đó là một chú đại bàng non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ. Ngựa Trắng rất mê và ao ước được bay như Đại Bàng Núi.
– Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?
– Phải đi tìm. Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh.
Bức tranh 3:
Thế là ngựa trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái, cả hai đã đi xa lắm. Chưa thấy đôi cánh đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp bao nhiêu cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối.
Bức tranh 4:
Bỗng có tiếng hú vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa con sợ quá, mếu máo gọi mẹ..
Bức tranh 5:
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm đến Ngựa con.
– Ối!
Không phải tiếng Ngựa Trắng mà là tiếng Sói Xám rống to. Thì ra, đúng lúc Sói Xám vồ Ngựa con, Đại Bàng từ trên cao lao tới, giáng một cú thật mạnh vào trán Sói làm cho Sói Xám đau điếng hoa cả mắt, hốt hoảng cúp đuôi chạy mất.
Bức tranh 6:
Ngựa Trắng vẫn khóc, gọi mẹ. Đại Bàng dỗ dành.
– Đừng khóc nữa! Anh sẽ đưa em về với mẹ!
– Nhưng mà em không có cánh.
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân Ngựa, bảo:
– Cánh của em đấy chứ đâu. Nếu phi nước đại, em còn bay nhanh hơn cả anh nữa ấy chứ. Thế rồi cả hai sải cánh, tung vó trở về nhà. Ngựa Trắng cảm giác như mình đang bay.
Câu 2 (trang 106 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu chuyện.
Trả lời:
Ý nghĩa của câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng:
Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
Chỉ có việc ham học hỏi, đi đây đi đó tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình, khám phá nhiều hơn nữa những khả năng của bản thân mình mới có thể khiến bản thân ngày càng tiến bộ, ngày càng bay cao bay xa hơn, giống như ông cha ta từng răn dạy con cháu mình qua câu tục ngữ:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ có ngày nào khôn
>>Bài tiếp theo: Tập đọc Trăng ơi…từ đâu đến? – Trần Đăng Khoa
***
Soạn bài Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng lớp 4 trang 106 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được chia sẻ chi tiết phía trên, chúc các em học hỏi được những bài học quý giá từ câu chuyện hay và ý nghĩa này.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn