Soạn VănTiếng việt 4

Soạn bài Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12

Soạn bài Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 với hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu cả phần lý thuyết ứng dụng và làm bài tập thực hành cho các em tham khảo.

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 cung cấp nội dung bài học: Cấu tạo của tiếng và gợi ý làm bài tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 trang 12 sách giáo khoa.

Bạn đang xem bài: Soạn bài Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12

Kiến thức cần nhớ

1. Mỗi tiếng thường có ba bộ phận

Ví dụ:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Bầu B âu huyền
Thương Th ương ngang

2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu

Có một số tiếng không có âm đầu như: ao, âu, út,…

giai bai tap luyen tu va cau lop 4 luyen tap ve cau tao cua tien rs650 giai bai tap luyen tu va cau lop 4 luyen tap ve cau tao cua tien rs650

Gợi ý làm bài tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 trang 12

Câu 1 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4):

Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Đáp Án:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Khôn Kh Ôn Ngang G A Huyền
Ngoan Ng Oan Ngang Cùng C Ung Huyền
Đối Đ Ôi Sắc Một M Ôt Nặng
Đáp Đ Ap Sắc Mẹ M E Nặng
Người Ng Ươi Huyền Chớ Ch Ơ Sắc
Ngoài Ng Oai Huyền Hòai H Oai Huyền
Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Đá Đ A Sắc
Nhau Nh Au Ngang

Câu 2 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong hai câu thơ trên

Trả lời:

Đó là những tiếng: ngoài – hoài (có vần “oai” giống nhau)

Câu 3 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau

So sánh các cặp tiến ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn:

Đáp Án:

Đó là những cặp:

– Cặp tiếng bắt vần với nhau:

+ Choắt – thoắt
+ Xinh – nghênh

– Cặp có vần giống nhau hoàn toàn

+ Choắt – thoắt ( giống nhau vần “oắt”)

– Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn

+ Xinh – nghênh ( vần “inh” và vần “ênh”)

Câu 4 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?

Đáp Án:

Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

Câu 5 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4):

Giải câu đối chữ

Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường

(Là chữ gì)

Đáp Án:

Đó là chữ “bút“, bớt ” b” thì thành “út” ( nhỏ nhất nhà), bỏ b và t (đầu đuôi) thì thành “ú” (béo tròn). Chữ bút thỏa mãn những yêu cầu câu đố đưa ra.

***

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 đã được Đọc tài liệu chia sẻ đầy đủ thông tin phía trên, chúc các em học tốt bài học về Cấu tạo của tiếng lớp 4 quan trọng này.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button