Khi sử dụng các dịch vụ trên internet như facebook, zalo hoặc mua sắm trực tuyến chúng ta thường thấy dòng chữ “Feedback” ở phần cuối của bài viết. Vậy Feedback là gì? Nên sử dụng Feedback trong trường hợp gì? Những kiến thức trên sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này
- Riot Games chào đón sự ra mắt của Neon trong Valorant với hàng loạt sự kiện tại khu vực Đông Nam Á
- So sánh nội lực và ngoại lực
- Cách chế tạo và các loại mồi câu cá trong Genshin Impact
- Homies là gì? Tại sao giới trẻ thường gọi nhau là homie?
- Chuyển động cơ học là gì? Tính tương đối của chuyển động và đứng yên – Vật lý 8 bài 1
Khái niệm Feedback là gì?
Trong tiếng Anh Feedback có nghĩa là phản hồi, góp ý, bình luận về các sản phẩm, dịch vụ, thông tin mà người đọc, người xem muốn gửi đến cho nhà sản xuất, người bán, người cung cấp thông tin trên internet.
Bạn đang xem bài: Feedback là gì?
Từ Feedback là sự kết hợp của động từ ‘feed’ và trạng từ ‘back’. Khái niệm Feedback sử dụng từ khoảng năm 1920 để mô tả tiếng ồn do một thiết bị điện tử tạo ra và đến năm 1955 cụm từ này được sử dụng để mô tả nhận xét về dịch vụ, công việc, sản phẩm của một cá nhân hay tổ chức.
Feedback được được các công ty, nhà sản xuất, nhà hàng, cửa hàng, chương trình truyền hình, MV ca nhạc… muốn người sử dụng phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, những ưu điểm, khuyết điểm về sản phẩm mới của họ và giúp họ khắc phục những lỗi còn thiếu sót.
Phân loại Feedback
Thường thì chúng ta sẽ phân loại Feedback thành 3 dạng chính là phản hồi tích cực, phản hồi mang tính xây dựng và phản hồi tiêu cực.
Phản hồi tích cực
Phản hồi tích cực là những đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ. Loại phản hồi này chủ yếu được sử dụng như một động lực, nó ghi nhận về chất lượng, công dụng, hiệu quả mà sản phẩm, dịch vụ đó mang lại cho người sử dụng.
Ví dụ 1: Công ty Apple giới thiệu về mẫu sản phẩm mới của họ là điện thoại Iphone 12 với nhiều tính năng nổi bật, mức giá hợp lý. Và họ sẽ tiếp nhận các phản hồi từ người dùng khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ phản hồi tích cực về iphone 12 chiếm đa số và Apple có thể đánh giá sản phẩm Iphone 12 mới này được người dùng yêu thích.
Tuy nhiên, những phản hồi tiêu cực tuy chiếm tỉ lệ thấp, nhà sản xuất cũng nên tham khảo và đánh giá lại những ý kiến đó để hoàn thiện sản phẩm của mình một cách hoàn mỹ nhất.
Ví dụ 2: Bạn vừa khai trương một cửa hàng bán thời trang, khi khách hàng đến tham quan và mua sản phẩm trong cửa hàng bạn. Chủ cửa hàng có thể nhờ người mua đánh giá về chất lượng dịch vụ, sản phẩm bằng cách gửi nhận xét bằng email hoặc trực tiếp trên website công ty.
Sau đó, bạn có thể tổng hợp tất cả những nhận xét đó và thống kê lại, nếu đa số là nhận xét tốt thì bạn đã đi đúng hướng và cơ hội gia tăng doanh số rất cao.
Phản hồi mang tính xây dựng
Phản hồi mang tính xây dựng là những ý kiến, nhận xét có nội dung tích cực mà người dùng muốn bạn có thể hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình. Người dùng đã dùng thử sản phẩm đó và nhận thấy một số khuyết điểm cần chỉnh sửa hoặc một vài dịch vụ không hỗ trợ tốt cho khách hàng.
Đây là những lời nhận xét rất quan trọng mà các công ty, cửa hàng nên tham khảo và xem xét để phản hồi lại người sử dụng.
Phản hồi tiêu cực
Là những Feedback thường xuất phát từ một cá nhân hoặc đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nội dung các Feedback này thường mang tính tiêu cực, chê bai hoặc hạ thấp thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ công ty bạn.
Tuy nhiên, những phản hồi tiêu cực này thường chiếm thiểu số và chúng ta nên quản lý và kiểm soát chặt chẽ để tránh gây hiểu lầm cho khách hàng khác.
Tầm quan trọng của Feedback
Phản hồi hiệu quả mang lại lợi ích cho người sử dụng, người sản xuất. Dưới đây là năm lý do tại sao Feedback lại quan trọng như vậy.
1 – Feedback giúp thu thập thông tin
Dù phản hồi được thực hiện bằng lời nói hay thông qua khảo sát phản hồi , người cung cấp phản hồi cần biết họ đã nhận được và họ cần biết rằng phản hồi của họ cung cấp một số giá trị. Khi thực hiện một cuộc khảo sát, hãy luôn giải thích lý do tại sao phản hồi của người trả lời lại quan trọng và phản hồi của họ sẽ được sử dụng như thế nào.
2 – Feedback giúp cải thiện hiệu suất công việc, sản phẩm, dịch vụ
Bằng cách yêu cầu phản hồi, nó thực sự có thể thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Nhân viên thích cảm thấy có giá trị và đánh giá cao việc được yêu cầu cung cấp phản hồi có thể giúp hình thành các quyết định kinh doanh. Và phản hồi từ khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan có thể được sử dụng để khắc phục và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất.
3 – Kích thích sự thay đổi và thúc đẩy tăng trưởng
Thông tin phản hồi mang đến cho mọi người cơ hội để nhìn lại bản thân dưới một góc nhìn khác. Nó giúp họ biết người khác nhìn nhận họ như thế nào và tác động của phong cách hành vi và cách làm việc của họ đối với những người khác trong nhóm. Điều này có thể đặc biệt sâu sắc đối với các nhà lãnh đạo, vì nó giúp họ thấy được cách họ có thể tạo ra sự tin tưởng và truyền cảm hứng cho nhân viên của họ tốt hơn.
Những thủ thuật trả lời Feedback chuyên nghiệp nhất
Nhận yêu cầu của khách hàng và phản hồi là công việc quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng.
Thủ thuật gửi Feedback chuyên nghiệp
- Đúng lúc: Nếu gặp bất kỳ điều gì không hài lòng về sản phẩm và dịch vụ chúng ta nên gửi phản hồi càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 48 giờ.
- Dễ hiểu: Đưa ra nhận xét hoặc yêu cầu rõ ràng và cụ thể.
- Đối thoại: Có một cuộc trò chuyện và đặt câu hỏi, chẳng hạn như ‘Bạn thấy nó như thế nào?’ hoặc ‘Suy nghĩ của bạn là gì?’
- Địa điểm: Suy nghĩ về thời gian và địa điểm thích hợp để đưa ra phản hồi đó. Phản hồi mang tính xây dựng nên diễn ra trong không gian riêng tư, nhưng phản hồi tích cực có thể diễn ra ở nơi công cộng. Điều quan trọng là không đưa ra phản hồi khi bạn (hoặc họ) bị xúc động mạnh hoặc bị phân tâm.
Thủ thuật trả lời Feedback hay nhất
- Cởi mở: Chấp nhận suy nghĩ, nhận xét của mọi người và kiểm tra, khắc phục những điều góp ý đó nếu có thể thực hiện được.
- Có ý định tốt: Cố gắng hiểu quan điểm của người đã Feedback và trả lời tất cả những điều mình biết hoặc trong khả năng của mình.
- Nắm bắt cơ hội: xem xét cách bạn có thể sử dụng phản hồi này để phát triển hoặc thay đổi.
- Tăng tính tương tác: Đặt câu hỏi, chẳng hạn như ‘Tôi đã hành động như thế này từ bao giờ?’ hoặc ‘Tôi có thể làm gì để cải thiện?’
- Đặt hành động hoặc mục tiêu: Cập nhật cho người đó biết bạn đang làm gì để cải thiện được sản phẩm hoặc dịch vụ.
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi Feedback là gì? Phân loại và cách trả lời Feedback hợp lý nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp