Trong tiếng Việt thì từ nhiều nghĩa là gì? Cách phân loại, nhận biết và sử dụng từ nhiều nghĩa sẽ được thuvienhoidap.net giải thích chi tiết trong bài viết thuộc chủ đề văn học này.
Khái niệm từ nhiều nghĩa là gì?
a – Khái niệm
- Từ nhiều nghĩa là là thường có 1 nghĩa gốc và một hoặc nhiều nghĩa chuyển. Những nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau và giống nhau một phần nào đó.
- Từ một nghĩa gốc có thể tồn tại rất nhiều từ khác nhau có ý nghĩa tương đồng với nghĩa gốc đó.
- Từ nhiều nghĩa giống với từ đồng âm là có cách phát âm và cách viết giống nhau.
- Điểm khác biệt duy nhất giữa hai loại từ này là từ đồng âm thì có nghĩa khác xa nhau hoàn toàn và từ đồng nghĩa thì giữa các từ bao giờ cũng có mối quan hệ liên quan nhau.
b – Ví dụ từ nhiều nghĩa
Ví dụ 1: Từ mắt có những từ nhiều nghĩa gồm:
Bạn đang xem bài: Từ nhiều nghĩa là gì?
- Mắt biếc: Có nghĩa là đôi mắt màu xanh.
- Mắt cá chân: Một bộ phận trên cơ thể người, nằm gần cổ chân.
- Mắt hí: Chỉ những người có đôi mắt nhỏ.
- Mắt lé: những người có kích thước đôi mắt không bằng nhau.
- Mắt bồ câu: Có nghĩa là những người có đôi mắt to, tròn như chim bồ câu.
- Mắt chim ưng: Một thiết bị điện tử trong môn quần vợt.
Ví dụ 2: Từ “ Đầu “ có những nghĩa khác nhau nào?
- Miếng trầu là đầu câu chuyện: Từ đầu trong câu tục ngữ này có nghĩa là bắt đầu, khởi đầu, mở đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong: Từ đầu này lại có nghĩa là nơi bắt đầu của con suối.
- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu: Từ đầu là một bộ phận trên cơ thể người.
c – Tác dụng của từ nhiều nghĩa
- Từ nhiều nghĩa có tác dụng giúp tăng tính đa dạng cho vốn từ vựng trong tiếng Việt.
- Có thể sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để mô tả một vấn đề, một vật hay một sự việc nào đó.
- Tránh lặp lại một từ được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn bản.
- Giúp người đọc, người nghe có thể hiểu rõ hơn về nội dung của câu chuyện, tác phẩm đó.
- Tuy không phải là một biện pháp tu từ nhưng khi viết văn ta nên sử dụng từ nhiều nghĩa một cách hợp lý sẽ làm tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản.
Bài tập từ nhiều nghĩa
Để giúp các em hiểu rõ hơn về từ nhiều nghĩa, hãy cùng chúng tôi tham khảo và luyện tập một vài kiến thức sau:
Câu hỏi bài tập 1:
Tìm từ nhiều nghĩa trong các câu sau, xác định nghĩa của từng từ rồi cho biết từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển.
a ) Cách đồng lúa chín vàng xuộm.
b ) Em nghĩ cho chín rồi hãy nói.
c ) Em bị điểm kém ngượng chín cả mặt.
Đáp án bài tập 1:
Từ nhiều nghĩa trong 3 câu trên là từ “ Chín ” trong đó
- Từ chín ở câu a là từ mang nghĩa gốc có nghĩa là hạt lúa khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, đây là dấu hiệu giúp bà con nông dân biết để thu hoạch lúa đúng thời điểm.
- Từ chín ở câu b mang nghĩa chuyển và có nghĩa là chỉ sự suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, như ông bà ta có nói “ uốn lưỡi 7 lần trước khi nói “
- Từ chín ở câu c mang nghĩa chuyển và có nghĩa là sự xấu hổ, mặc cảm khi bị điểm kém.
Câu hỏi bài tập 2:
Hãy tìm nghĩa chuyển của các từ sau: miệng, lưỡi, tay, lưng.
Đáp án bài tập 2:
- Các nghĩa chuyển của từ lưỡi gồm: lưỡi dao, lưỡi kiếm, lưỡi rìu, lưỡi cày, lưỡi lê…
- Các nghĩa chuyển của từ miệng gồm: miệng hầm, miệng chai, miệng hố, miệng hang, miệng chén…
- Các nghĩa chuyển của từ tay gồm: Tay áo, tay đua, tay quay, tay vịn, tay ngang, tay lái lụa…
- Các nghĩa chuyển của từ lưng gồm: Lưng đèo, lưng núi, lưng đồi, lưng ghế, lưng bàn…
Câu hỏi bài tập 3:
Cho từ “ đứng “. Em hãy đặt một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển.
Đáp án bài tập 3:
- Câu mang nghĩa gốc: Thầy giáo đứng trên bục giảng để dạy học sinh.
- Câu mang nghĩa chuyển: Hôm nay trời đứng gió.
Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi từ nhiều nghĩa là gì? Ví dụ và bài tập minh họa chi tiết nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp