Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài Kể chuyện: Búp bê của ai lớp 4 trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tuần 14 giúp học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học trên lớp.
Trong tiết Kể chuyện: Búp bê của ai lớp 4 trang 138 tuần 14 SGK Tiếng Việt 4 tập 1, các em sẽ được học cách kể lại câu chuyện Búp bê của ai. Để chuẩn bị thật tốt cho tiết học này, các em hãy tham khảo bài hướng dẫn chi tiết dưới đây của Đọc tài liệu nhé!
Bạn đang xem bài: Búp bê của ai lớp 4 trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
I. Mục tiêu tiết học
- Nắm được nội dung của câu chuyện Búp bê của ai
- Nhớ được câu chuyện và thực hành kể lại câu chuyện một cách đầy đủ nhất
II. Ý nghĩa câu chuyện
Phải luôn biết giữ gìn, trân trọng những đồ chơi xung quanh mình vì chúng là những vật gắn bó và ở bên cạnh mình
III. Hướng dẫn làm bài tập SGK
Câu 1 (trang 138 sgk Tiếng Việt 4) : Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo), em hãy tìm lời thuyết minh cho các tranh dưới đây:
Trả lời:
Tranh 1: Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.
Tranh 2: Một đêm, trời trở rét búp bê lạnh vì không có quần áo ấm để mặc, bộ váy duy nhất của búp bê đã bị Nga lột ra từ trước. Khi các đồ chơi khác an ủi thì búp bê càng tủi thân hơn, quyết định rời khỏi ngôi nhà đó.
Tranh 3: Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét.
Tranh 4:
Sáng hôm sau có cô bé đi qua thấy búp bê nằm lăn lóc trong đống lá, hỏi xung quanh lại chẳng ai nhận nên đem về nhà mình để chăm sóc
Tranh 5: Cô bé đem búp bê về tắm giặt sạch sẽ, thấy búp bê không có quần áo mặc nên hí hoáy cả buổi tối ngồi cắt may quần áo cho búp bê
Tranh 6: Cô bé ôm búp bê đi ngủ, trong vòng tay ấm áp của chủ mới, búp bê vô cùng hạnh phúc thỏ thẻ với cô bé rằng muốn ở với cô bé suốt đời.
Câu 2 (trang 138 sgk Tiếng Việt 4) : Kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê.
Trả lời:
Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật Đặt tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi nốt.
Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn. Nga kêu rầm lên: “Ai lấy búp bê của con rồi?” Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!
Câu 3 (trang 138 sgk Tiếng Việt 4): Kể phần kết của câu chuyện với tình huống: cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
Trả lời:
Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đông lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét. Sáng hôm sau, có một cô bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên:
– Ôi con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hoài của.
Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cô bảo:
– Búp bê sao không có áo? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.
Thế rồi, ngay tối đó, cô bé hí hoáy cắt may cho búp bê một bộ váy áo rất đẹp. Rồi có ôm cả búp bé đi ngủ. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:
– Chị ơi. Em muốn ở với chị suốt đời.
Hồ Phương.
* Ý nghĩa: Tâm trạng của búp bê khi bị cô chủ bỏ rơi và sự vui sướng của búp bê khi được có chủ mới nâng niu, quí trọng.
*************
Trên đây là hướng dẫn soạn bài Kể chuyện: Búp bê của ai lớp 4 trang 138 Tiếng Việt 4 bao gồm các kiến thức cần nắm và cách làm các bài tập SGK mà Đọc tài liệu đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các em và các phụ huynh trong quá trình dạy học cho con em mình tại nhà. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn