Soạn VănTiếng việt 5

Soạn bài Chính tả Mùa thảo quả lớp 5 trang 114

Soạn bài chính tả Mùa thảo quả lớp 5 trang 114 được Đọc tài liệu biên soạn 2 phần rõ ràng là phần ôn tập lại kiến thức các âm, vần khó và gợi ý trả lời các câu hỏi sau khi các em học sinh luyện viết chính tả để củng cố kiến thức. Mời quý vị phụ huynh cùng các thầy cô tham khảo, giúp các em luyện chính tả thật dễ dàng.

soan bai chinh ta nghe viet mua thao qua lop 5 rs650 soan bai chinh ta nghe viet mua thao qua lop 5 rs650

Bạn đang xem bài: Soạn bài Chính tả Mùa thảo quả lớp 5 trang 114

Kiến thức cần nhớ

Nội dung bài đọc Mùa thảo quả

Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

Lưu ý ngữ pháp

1. Phân biệt âm đầu s/x

– Một số từ có âm đầu là s: sổ sách, cửa sổ, sơ sài, chim sẻ, su su, bát sứ,….
– Một số từ có âm đầu là x: xổ số, xơ sài, đồng xu, tiền xu, xơ mướp, xơ xác, xứ sở, tứ xứ,…

2. Phân biệt âm cuối t/c

– Một số từ có âm cuối là t: bát cơm, bát ngát, đôi mắt, ánh mắt, mắt lưới, đôi tất, tất cả, mứt tết,….
– Một số từ có âm cuối là c: ông bác, cô bác, thắc mắc, mắc màn, tấc đất, mức độ,….

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 114 SGK

Câu 2 (trang 114 sgk Tiếng Việt 5): Tìm các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng.

Hướng dẫn trả lời

a. M: bát sứ / xứ sở

sổ: sổ mũi, vắt sổ, sổ sách

xổ: xổ số, xổ lồng

sơ: sơ sinh, sơ sài, sơ lược

xơ: xơ múi, xơ mít, xơ xác

su: củ su hào, su su

xu: đồng xu, xu nịnh

sứ: bát sứ, sứ giả, đồ sứ

xứ: xứ sở, tứ xứ, biệt xứ

b. M: bát cơm / chú bác

bát: chén bát, bát ngát

bác: chú bác, bác học

mắt: đôi mắt, mắt lưới, mắt nai

mắc: mắc cạn, mắc nợ, mắc áo

tất: đôi tất, tất yếu, tất cả

tấc: tấc đất, tấc vải, một tấc đến trời

mứt: hộp mứt, mứt dừa, mứt tết

mức: mức độ, vượt mức, định mức

Câu 3 (trang 115 sgk Tiếng Việt 5): a) Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau?

– Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa?

b) Tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng.

Hướng dẫn trả lời

a) – sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

Đều chỉ tên các con vật.

– sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

Đều chỉ tên các loài cây.

* Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng có nghĩa:

– sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

M: xóc (đòn xóc, xóc đồng xu).

xói: xói mòn, xẻ: xẻ gỗ

xáo: xáo trộn, xít: xít vào nhau

xam: ăn nói xam xưa, xán: xán lại gần

– sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

M: xả (xả thân), xi: xi đánh giầy

xung: nổi xung, xung kích

xen: xen kẽ; xâm: xâm hại, xâm phạm

xắn: xắn tay; xấu: xấu xí

b) Các từ láy là:

1. an-at: man mát, ngan ngát, chan chát, sàn sạt…

ang-ac: nhang nhác, bàng bạc, càng cạc, khang khác…

2. ôn-ôt: sồn sột, tôn tốt, mồn một, dôn dốt…

ông-ôc: lông lốc, xồng xộc, tông tốc, công cốc…

3. un-ut: vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, chun chút…

ung-uc: sùng sục, nhung nhúc, trùng trục, khùng khục…

***

Soạn bài Chính tả Mùa thảo quả lớp 5 trang 114 giúp các em học sinh ôn luyện và tạo nên những phản xạ tốt về âm, vần cho các em học sinh.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button