Xàm là từ hiện nay được giới trẻ sử dụng rất nhiều và khá thường xuyên. Từ khi nào mà “xàm” lại trở nên phổ biến như vậy? Nếu một người nói bạn xàm thì phải hiểu như thế nào cho đúng? Hôm nay, Viknews Việt Nam xin được giải đáp thắc mắc và cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về từ này nhé!!!
Video xàm ngôn
Bạn đang xem bài: Xàm-ngôn ngữ mới của giới trẻ, bạn đã cập nhật chưa?
Xàm là gì?
Xàm hay xàm ngôn là gì xuất hiện từ khá lâu về trước chứ không phải là từ được xuất hiện mới đây. Theo như một số người nói rằng, từ này bắt nguồn từ những người trong Nam sau đó mới dần dần lan rộng ra các nơi khác. Khi được hỏi về ý nghĩa của từ xàm họ đã giải thích rằng xàm có hai ý nghĩa, đầu tiên là chỉ sự quen thuộc, lặp đi lặp lại. Trong trường hơp này nó đóng vai trò là một tính từ thể hiện cảm xúc chán thường, phát ngấy của người nghe về một câu chuyện hay một hành động nào đó của người khác.
Ví dụ: Mày đừng nói xàm nữa có được không?
Ở một số tình huống khác, xàm còn thể hiện điều gì đó nhạt nhẽo vô vị, bạn không thấy nó có gì hấp dẫn và đáng chú ý đến cả. Ngoài ra, cảm xúc người nói trong câu này thường là sự khinh thường, khó chịu.
Ví dụ: Mày đang đọc truyện gì mà xàm thế này?
Xàm trên mạng xã hội hiểu như nào cho đúng?
Không chỉ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày mà từ này còn xuất hiện với tần suất khá nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,…. Trong trường hợp này chúng ta phải hiểu nghĩa như nào đây?
Giới trẻ hiện nay dùng xàm với ý nghĩa ám chỉ những hành động và lời nói của người khác mang tính chất tào lao, vớ vẩn, không có nội dung, khiến người khác cảm thấy khó chịu. Trong cuộc trò chuyện của các bạn trẻ, những câu chuyện có tính chất như thế này thực sự không thiếu, hẳn ai trong số chúng ta cũng có những đứa bạn hay xàm, cùng nó nói bao nhiêu điều trên trời dưới bể, phải không?????? Có nó thì thấy phiền, mà vắng nó thì cảm giác thiếu thiếu, mất vui, mâu thuẫn nhỉ?????
Nói người khác xàm liệu có tốt không?
Đây là câu hỏi khiến nhiều người phải suy nghĩ. Chúng ta hiện nay đang sử dụng từ này quá nhiều làm mất đi ý nghĩa vốn có của nó. Đơn giản như, một câu chuyện hay một hành động nào đó mà bạn không thấy hợp mắt thì cũng có thể nói là xàm mặc dù câu chuyện và hành động đó không hề xấu gì cả. Vậy tại sao, các bạn trẻ lại có suy nghĩ này??
Thực sự các bạn trẻ đang nhìn nhận vấn đề một cách quá phiến diện mà mang ý kiến chủ quan. Nhiều khi những thứ bạn cho là xàm xí lại rất bổ ích, đem lại cho chúng ta rất nhiều kiến thức. Chỉ nhìn bằng ý kiến cá nhân rồi phán xét, dường như đây là một phản xạ tự nhiên của giới trẻ và của rất nhiều người.
Những điều bạn cho là xàm đôi khi lại rất thực tế trong cuộc sống, đó là những điều có thể là bạn đang cố gắng trốn tránh nó, không ghi nhận những điều tốt của nó. Vậy tại sao ngay từ bây giờ bạn không thay đổi quan điểm, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn thay vì sự cố chấp của bản thân.
Bị nói là xàm, bạn có cảm nhận như thế nào?
Không chỉ người khác mà ngay cả bản thân mình, chẳng ai muốn bị nhận xét là xàm cả. Bạn có hiểu được cảm giác, đang nói chuyện rất hăng say mà đùng một cái bị người ta nói là xàm. Lúc ấy, người như bị đơ ra 5s, không hiểu mình đã nói cái gì mà bị chê là xàm phải không? Sau đấy là một loạt dây thần kinh xấu hổ hoạt động, câu chuyện của bạn với người đó trở nên trùng xuống chỉ còn lại sự ngượng ngùng, khó nói. Không ai thích bị gọi là xàm cả, nên bạn hãy chú ý đến lời nói của mình nhé để không làm người khác cảm thấy đau lòng. Đau lòng thật đấy các bạn, không phải đùa đâu-.- (Tâm sự của một người luôn bị coi là xàm>.<)
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp