Tổng hợp

Viêm tuyến sữa có mủ – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tuyến sữa có mủ hay còn gọi là tắc tuyến sữa có mủ. Đây là tình trạng tắc sữa và có tình trạng sưng mủ ở đầu ti. Thông thường, nếu tắc sữa khoảng 1 tuần mà không được xử lý thì sẽ chuyển sang viêm tuyến sữa có mủ. Hôm nay, Viknews Việt Nam xin chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân và các điều trị hiệu quả tình trạng này. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Video giải thích đầu tia sữa có mủ trắng

Bạn đang xem bài: Viêm tuyến sữa có mủ – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tuyến sữa có mủ là gì?

Viêm tuyến sữa có mủ là một dạng biến chứng của bệnh lý viêm tuyến sữa. Viêm tuyến sữa được hay còn gọi là tắc sữa là tình trạng viêm nhiễm ống dẫn sữa. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn và có mủ xuất hiện ở đầu ti. Lúc này được gọi là viêm tuyến sữa có mủ.

Viêm tuyến sữa có mủ Viêm tuyến sữa có mủ
Viêm tuyến sữa có mủ là một dạng biến chứng của bệnh lý viêm tuyến sữa

Triệu chứng nhận biết viêm tuyến sữa có mủ

Để nhận biết tình trạng viêm tuyến sữa có mủ, chị em cần căn cứ vào những triệu chứng sau:

  • Vú sưng đỏ, căng tức và đau nhức
  • Nóng rát trong vú, nhất là khi con bú
  • đầu 1 tia sữa có mủ vàng hoặc đầu vú bị mưng mủ
  • Đầu vú tụ mủ
  • Rùng mình, ớn lạnh
  • Sốt cao kéo dài
  • Chán ăn

Nguyên nhân gây viêm tuyến sữa có mủ

Thông thường, cho con bú sai kỹ thuật là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm tuyến sữa có mủ. Tình trạng này thường gặp ở các chị em lần đầu làm mẹ hơn là những chị em đã sinh con nhiều lần. Vì chưa có kinh nghiệm cho con bú nên chị em thường để miệng trẻ ngậm không trọn núm vú, nằm ở khoảng cách xa. Lực hút và lực kéo của trẻ khi bú sẽ vô tình gây ra một số tổn thương trên đầu vú và tạo thành những vết rạn nhỏ. Những vết rạn này dần nhiều lên và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Viêm tuyến sữa có mủ1 Viêm tuyến sữa có mủ1
Lực hút và lực kéo của trẻ khi bú sẽ vô tình gây ra một số tổn thương trên đầu vú và tạo thành những vết rạn

Bên cạnh đó, tình trạng viêm tuyến sữa có mủ còn xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

  • Tắc ống dẫn sữa khiến sữa bị chảy ngược vào trong vú gây ra tình trạng viêm nhiễm
  • Các vết rạn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ miệng và mũi trẻ xâm nhập vào vú.
  • Mẹ mắc bệnh tiểu đường và vú bị bầm hoặc nứt cũng sẽ dễ mắc phải tình trạng viêm tuyến sữa có mủ

Cách chữa tắc tia sữa có mủ

Tắc tia sữa có mủ phải làm sao : Khi mắc bệnh viêm tuyến sữa có mủ, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kê thuốc điều trị phù hợp. Sau đó, bạn nên uống thuốc đúng theo toa bác sĩ và cho con bú đều đặn. Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.

  • Uống thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau nhức, cương cứng, khó chịu ở ngực.
  • Chườm đá liên tục, mỗi lần chườm khoảng 15 phút, mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
  • Mặc áo lót rộng rãi, thoáng mát, từ chất liệu thấm hút mồ hôi. Thậm chí nếu khó chịu quá bạn có thể bỏ cả áo lót một vài ngày.
  • Uống nhiều nước.
  • Bơm vắt sữa bằng máy hút sữa trước khi cho bé bú giúp ngực giảm căng tức.
cach chua tac tia sau 1 cach chua tac tia sau 1
  • Kết hợp bôi kem chống viêm giúp vết rạn nhanh lành.
  • Tuyệt đối không nặn mủ hay dùng tay tác động mạnh lên đầu vú.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ ăn uống phù hợp. Tuyệt đối không để mình rơi vào tình trạng căng thẳng, stress…

Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc bệnh viêm tuyến sữa có mủ

Khi bị viêm tắc tuyến sữa, chị em tuyệt đối không nên làm những việc sau đây để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Không cố gắng cho con bú để thông sữa. Vì lúc này, mủ tụ ở đầu vú, nếu cho bé bú trực tiếp khả năng bé nuốt phải mủ là rất cao.
  • Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh vì tuyến sữa sẽ bị co lại, tình trạng này sẽ khiến tuyến sữa bị tắc và tình trạng mưng mủ sẽ trầm trọng hơn.
  • Không bóp mạnh hay cố nặn mủ ở đầu vú ra bởi việc làm này có thể khiến đầu vú bị tổn thương.
  • Không uống đủ nước vì quan niệm uống nhiều nước sẽ khiến cơ thể tiết nhiều sữa, bầu ngực sẽ căng tức và khó chịu. Tuy nhiên, cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể để sữa tiết đều đặn và đảm bảo năng lượng cho cả ngày dài.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý viêm tuyến sữa có mủ, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là các thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc về các kiến thức dành cho mẹ và bé, hãy truy cập website của chúng tôi để có thể tìm được câu trả lời chính xác nhé!

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button