Chính trị là cụm từ chỉ công việc liên quan đến bộ máy nhà nước. Vậy nhiều người vẫn tự hỏi uỷ viên bộ chính trị là gì? Họ đảm nhiệm những công việc như thế nào? Tiêu chuẩn của uỷ viên bộ chính trị ra sao?
- Số Phận Của Phát Là Gì? Có Phải Cứ Tên Phát Là Sẽ Phất?
- Cách làm bài văn nghị luận xã hội đơn giản nhất
- Phân tích những nét chung và riêng về các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi
- CaSO4 là gì? có kết tủa không?
- 99+ Hình ảnh hot girl, Gái xinh mặc váy ngắn đẹp nhất
Thì trong bài viết này Wikikienthuc sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về ủy viên bộ chính trị. Cũng như những câu hỏi xoay quanh cương vị này.
Bạn đang xem bài: Uỷ viên bộ chính trị là gì? Các cấp bậc chủ chốt của Bộ Chính Trị
Uỷ viên bộ chính trị là gì?
Bộ chính trị hay gọi đầy đủ là Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là cơ quan lãnh đạo cấp cao của nhà nước.
Là nơi kiểm tra công việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc. Các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương. Nơi quyết định về chủ trương, tổ chức, chính sách, cán bộ. Quyết định triệu tập, chuẩn bị và báo cáo trong các kỳ họp.
Do đó, uỷ viên bộ chính trị là những cán bộ tham gia vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đóng vai trò là những người lãnh đạo hàng đầu để điều khiển và chỉ đạo công việc. Nhờ họ mà bộ máy nhà nước được hoàn thiện và hoạt động hiệu quả trong mọi công việc.
Các ủy viên chủ chốt của bộ chính trị
Hiện nay, các uỷ viên Bộ chính trị đảm nhiệm các vị trí chủ chốt. Bao gồm:
- Tổng bí thư
- Thủ tướng
- Chủ tịch nước
- Thường trực ban bí thư
- Chủ tịch quốc hội
Đây là những cán bộ phụ trách chung, giữ cương vị quan trọng của Đảng Nhà nước. Nó còn để phân biệt với những cán bộ phụ trách lĩnh vực riêng. Quyền hạn của mọi cán bộ cũng được quy định khác nhau trong văn bản quy chế của Đảng.
Các cấp bậc ủy viên chủ chốt của bộ chính trị nước ta như sau:
1. Tổng bí thư
Đây là vị trí cao nhất trong bộ máy nhà nước và đứng đầu toàn Đảng. Là nhân vật đứng đầu chỉ đạo Ban chấp hành Trung ương và Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng.
2. Chủ tịch nước
Là người có cấp bậc thứ hai sau cương vị của tổng bí thư. Là người đóng vai trò quan trọng trong ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương. Ngoài ra còn là chủ tịch hội đồng Quốc phòng và an ninh.
3. Thủ tướng chính phủ
Là nhân vật có chức danh là Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh. Đồng thời kiêm luôn cả vai trò Bí thư Ban Cán sự Đảng chính phủ
4. Chủ tịch quốc hội
Chủ tịch quốc hội cũng kiêm 2 chức vụ chính là chủ tịch uỷ ban thường vụ quốc hội. Đồng thời là bí thư đảng đoàn quốc hội.
Tiêu chuẩn chung của một uỷ viên bộ chính trị
Tiêu chuẩn để trở thành thành viên trong uỷ viên bộ chính trị không hề dễ dàng. Đó phải là người sở hữu đầy đủ các phẩm chất và tinh thần cần thiết của một đảng viên. Cụ thể cần đáp ứng được các tiêu chuẩn chung dưới đây:
1. Về chính trị tư tưởng
- Yêu cầu tuyệt đối trung thành với Đảng, luôn đặt lợi ích của Đảng, nhà nước và dân lên hàng đầu.
- Làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác Lênin.
- Hướng mục tiêu và lý tưởng về một nhà nước độc lập theo chủ nghĩa xã hội.
- Có bản lĩnh, lập trường và quan điểm cho riêng mình để bảo vệ đường lối của Đảng, Cương lĩnh chính trị.
- Bảo vệ luật pháp cũng như hiến pháp của nhà nước để chống lại các thế lực thù địch.
- Tôn trọng và chấp hành các nguyên tắc do đảng và nhà nước đề ra.
- Có tình yêu nước yêu dân và luôn làm mọi việc vì an sinh của tổ quốc.
- Vì đất nước thái bình, vì dân hạnh phúc, ấm no.
2. Về đạo đức, lối sống
- Uỷ viên chính trị phải có lối sống mẫu mực để cho mọi người noi theo.
- Sống trong sáng, khiêm tốn, chân thành, trung thực, giản dị, bao dung, chí công vô tư.
- Luôn giữ thái độ sống cần, kiệm, liêm, chính đặt trách nhiệm công việc lên đầu.
- Tuyệt đối không tham nhũng, tham vọng quyền lực
- Phải biết đấu tranh để ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị
- Có tinh thần chống tham nhũng và các tệ quan liêu khác
- Không để người thân lợi dụng chức danh
- Luôn biết kiểm điểm bản thân và làm việc công khai minh bạc
3. Về trình độ
- Là người đã tốt nghiệp đại học trở lên
- Có lý luận chính trị bằng cử nhân hoặc cao cấp
- Có trình độ ngoại ngữ và tin học
- Quản lý nhà nước cao cấp
4. Về năng lực và uy tín
- Có khả năng chỉ đạo và tầm nhìn chính trị
- Tư duy sáng tạo và đổi mới có giải pháp làm việc hiệu quả cao
- Có thể phân tích và đưa ra các dự đoán tốt, chính xác.
- Dám nghĩ dám làm và luôn sẵn sàng đối đầu với mọi thách thức
- Nắm bắt cơ hội và thời cơ đúng thời điểm
5. Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm
- Về sức khoẻ phải đảm bảo để đảm nhiệm và thực hiện nhiệm vụ
- Bảo đảm đúng độ tuổi được bổ nhiệm
- Đã trải qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ các chức trách quản lý và lãnh đạo.
- Người đã có nhiều kinh nghiệm và có khả năng nổi bật.
Vậy qua bài viết này chúng tôi mong rằng bạn sẽ hiểu được rõ hơn về uỷ viên của bộ chính trị. Những vai trò chủ chốt mà họ đảm nhiệm trong bộ máy nhà nước. Những tiêu chí chung để có thể trở thành một uỷ viên trong bộ chính trị.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp