Chào bác sĩ! Tôi là Thanh Phương 26 tuổi, tôi mới sinh cháu được 4 tuần. Hiện tại tôi đang rất lo lắng vì bé nhà tôi thường gần 1 tuần không đi ngoài, và mỗi lần để đi ngoài được bé thường phải rặn đến đỏ cả mặt, nhiều khi còn bị chớ ọc cả sữa ra. Nhưng xem phân của bé tôi thấy vẫn bình thường, không có gì là khô quá hay màu sắc khác lạ. Vậy nên, hôm nay tôi gửi câu hỏi đến chuyên mục, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi việc trẻ sơ sinh không đi ngoài trong gần 1 tuần liệu có sao không, tôi phải làm gì để giúp bé đi ngoài tốt hơn? Xin cảm ơn!
- Những lời chúc mừng sinh nhật con trai hay và ý nghĩa
- Link trực tiếp đua xe đạp cúp truyền hình 2022 và Lịch đua xe đạp cúp Truyền Hình 2022
- GRDP là gì? Những điều cần biết về GRDP
- Hướng dẫn cách nhập và tổng hợp Gift Code Tân Minh Chủ Sohagame mới nhất năm 2021
- Các mẹo thăng cấp nhanh chóng trong Ragnarok X: Next Generation
Trả lời:
Bạn đang xem bài: Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong gần 1 tuần – Mẹ không biết phải làm sao?
Xin chào mẹ Thanh Phương! Nhận được những thắc mắc của mẹ chúng tôi rất cảm kích và vui mừng vì mẹ đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục mẹo vặt cho mẹ và bé của chúng tôi. Những câu hỏi của mẹ chắc chắn cũng sẽ là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều bà mẹ, nhiều gia đình đang có con nhỏ giai đoạn sơ sinh không đi ngoài. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi xin phép được trình bày cụ thể ngay sau đây, hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích và cần thiết nhất.
Dưới đây sẽ là câu trả lời của Viknews gỉai đáp thắc mắc trẻ sơ sinh 2 ngày , 3 ngày , 4 ngày ,5 ngày ,8 ngày hoặc 1 tuần không đi ngoài có sao không. Hãy cùng theo dõi nhé.
Video tìm hiểu trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lâu ngày không ị
Trẻ sơ sinh 1 tuần không đi ngoài có sao không?
Tình trạng đi ngoài, tình trạng phân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là một trong những cách biểu hiện sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy khi trẻ đi ngoài ít hay nhiều cùng đều khiến các mẹ lo lắng, nhất là với trẻ sơ sinh.
Những tháng đầu sau sinh hay còn được gọi là giai đoạn sơ sinh của trẻ, do việc bú sữa nhiều nên các bé thường đi ngoài nhiều. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn có những bé đi ngoài ít hơn bình thường, trẻ sơ sinh không đi ngoài trong gần 1 tuần, có thể là thường 3, 4 ngày mới đi ngoài một lần. Chính sự thay đổi bất thường này khiến không ít bà mẹ bỉm sữa lo lắng, không biết vì sao lại như vậy và liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con hay không?
Vì sao trẻ sơ sinh lâu ngày không đi ngoài?
Các trẻ sơ sinh hầu hết đều được bú sữa mẹ hoàn toàn, còn lại một số trường hợp bắt buộc phải cho con ăn thêm sữa công thức. Việc đi ngoài của hai nhóm trẻ này cũng có sự khác nhau, cụ thể: với trẻ bú sữa mẹ sẽ đi ngoài khoảng 3 – 4 lần/ ngày, phân sền sệt và có mùi chua; còn với trẻ ăn sữa công thức sẽ đi ngoài 1 lần/ ngày, phần thành khuôn và có mùi thối hơn. Nhưng nếu tình trạng này thay đổi, trẻ sơ sinh không đi ngoài trong vài ngày thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Chậm đi ngoài do táo bón, phân của bé bị vón cục, có thể do sữa mẹ hoặc sữa công thức nóng…
- Không đi ngoài do chậm tiêu, phân vẫn mềm… Hay trong đó có thể là do bú sữa mẹ ít để lại bã như sữa công thức, bé đi tiểu tiện cũng đã tiêu hao khá nhiều, nên phải nhiều ngày sau mới đủ tích tụ để bé đi ngoài. Hoặc lý giải cho nguyên nhân chậm tiêu là do bé bú chưa đủ sữa, bị đói… cũng khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều như bình thường.
- Ngoài ra, tình trạng trẻ đi ngoài ít, phải rặn nhiều có thể do bị suy giáp bẩm sinh, phình đại tràng hoặc hẹp hậu môn bẩm sinh.
Trẻ không đi ngoài được phải làm sao
Việc Trẻ khó đi ngoài phải làm sao trong vài ngày có thể là bình thường nếu biết do bé bị chậm tiêu, bị táo bón nhẹ các mẹ có thể áp dụng các biện pháp như:
Cho trẻ uống nhiều nước: mẹ cần lưu ý cho trẻ bị táo bón uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ hãy tập thói quen cho các bé uống một cốc nước ấm. Không chỉ giúp rửa trôi các chất thải, chất độc trong cơ thể mà uống nước ấm khi thức dậy còn giúp hạn chế các triệu chứng táo bón cho trẻ, là cách điều trị trẻ bị táo bón đơn giản.
Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín trị táo bón: đây là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ và các vitamin cho trẻ bị táo bón. Các mẹ nên thêm vào chế độ ăn của trẻ những loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi… giúp trị táo bón ở trẻ.
Với các bé bị táo bón không thích ăn rau, mẹ có thể thay đổi cách chế biến, trình bày rau củ theo những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm sinh tố hoặc nước ép trái cây để trẻ dễ uống. Trẻ sẽ thích thú với những ly nước cam hoặc đu đủ có màu sắc bắt mắt hơn đấy!
Chế độ ăn giàu rau xanh sẽ bổ sung chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ
Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ hỗ trợ trị táo bón: mẹ nên hình thành thói quen tốt này cho con từ khi còn nhỏ. Việc đi đại tiện đúng giờ, ngồi đúng bô và tập trung khi đại tiện giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn để chữa trị táo bón. Hơn nữa, tập cho con đi vệ sinh đúng giờ cũng là biện pháp đề phòng trường hợp bé sợ đi vệ sinh ở trường học.
Trị táo bón bằng cách mát-xa bụng cho bé: Đây là phương pháp trị táo bón nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn, qua phải, vòng qua trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ và cũng là dọc theo khung đại tràng. Biện pháp mát-xa này vừa giúp bé thoải mái, vừa hỗ trợ trị táo bón ở trẻ.
Bổ sung chất xơ giúp trị táo bón: Chất xơ có tác dụng trị táo bón ở trẻ nhỏ vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, trương nở giúp tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Chất xơ cũng là môi trường để vi khuẩn lên men sử dụng làm thức ăn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ nên được tăng cường chất xơ trong mỗi bữa ăn của trẻ (100 – 300g hoa quả và 100 – 300g rau xanh 1 ngày, tùy theo tuổi của trẻ).
- Massage bụng theo chiều kim đồng hồ
- Cho uống sữa giàu chất sắt, chất xơ hòa tan với trẻ ăn sữa ngoài
- Với trẻ bú sữa mẹ thì mẹ cần bổ sung những nguồn dinh dưỡng thiết yếu, như thức ăn chứa nhiều chất xơ, chất sắt để con tiêu hóa tốt hơn…
Còn đối với các trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài trong nhiều ngày do những bệnh lý bẩm sinh, cha mẹ cần đưa con đi khám và có hướng điều trị kịp thời.
Cảnh giác với những trường hợp trẻ không đi ngoài
Với những trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài như chậm tiêu, táo bón có thể không đáng lo ngại. Nhưng với những dấu hiệu đi kèm dưới đây, cha mẹ không nên chủ quan, cần đưa bé đi kiểm tra để kịp thời có biện pháp chữa trị.
- Bé bị đau bụng dữ dội sau nhiều ngày không đi ngoài
- Bé dưới 6 tháng không đi ngoài sau hơn 1 ngày so với bình thường
- Bé dưới 4 tháng đi ngoài phân cứng nhiều ngày
- Bé đi ngoài phân có dính máu
- Mỗi lần đi ngoài bé thường bị đau, gào khóc
- Bé bị nhiều đợt táo bón
- Hoặc với những trường hợp bé có triệu chứng không bình thường, bé khó chịu, quấy khóc nhiều…
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón 10 ngày không khỏi
Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín trị táo bón: đây là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ và các vitamin cho trẻ bị táo bón. Các mẹ nên thêm vào chế độ ăn của trẻ những loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi… giúp trị táo bón ở trẻ.
Cách làm cho trẻ sơ sinh dễ đi cầu
Bạn có thể xoa bụng cho bé nhiều lần trong ngày (xoa quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ), cầm hai chân bé tập động tác đạp xe đạp để kích thích nhu động ruột, giúp bé đi cầu tốt hơn. Khi thấy bé muốn đi cầu nhưng không đi được, bạn có thể dùng que gòn tẩm mật ong hoặc dầu thực vật để kích thích hậu môn bé
Trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được
Chào các BS bệnh viện Từ Dũ,
Bé nhà em đến hôm nay vừa tròn 4 tuần tuổi, bé sinh non 34 tuần, nằm dưỡng nhi ở Từ Dũ 1 tuần, khi về nhà em ăn ngủ bình thường. Nhưng bắt đầu khoảng 3 – 4 hôm trở lại đây, bé xì hơi liên tục và đi tiêu không bình thường. Có hôm 1 ngày đi 2 lần liên tiếp rất nhiều, lúc lại 3 ngày mới đi 1 lần. Phân của bé bình thường, không thấy hiện tượng gì lạ. Bé đột ngột đòi bú nhiều hơn bình thường và thức quấy nhiều hơn. Do bé có hiện tượng căng cứng bụng và khóc thét, em có cho bé đi khám tại Nhi Đồng 2 thì bác sĩ nói bé bị rối loạn tiêu hóa. Em có cho bé uống thuốc vẫn cho bú bình thường, nhưng bé không có vẻ gì là bớt. Vẫn rặn rất nhiều, gồng đỏ mặt, la hét mỗi lần bú xong, nhưng vẫn không đi tiêu được. Bé nhà em bú mẹ hoàn toàn, em vừa cho bé bú trực tiếp và vừa vắt ra cho bé bú bình. Em được biết nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì sẽ không bị tiêu chảy hoặc táo bón. Nhưng em rất lo khi thấy con gồng rặn đỏ người rồi khóc la. Cho em hỏi bé có thể đang bị gì và phải làm thế nào để giúp con? Em cảm ơn!
Trả lời
Chào bạn,
Bé chưa trưởng thành về thần kinh nên bị chứng đi cầu đau, nghĩa là chưa biết cách phối hợp giữa co thắt cơ bụng để tống phân ra và dãn cơ thắt hậu môn để đi tiêu. Bạn cần massage bụng cho bé, phối hợp với xoa vùng quanh hậu môn bằng dầu dừa hoặc baby oil để bé dễ rặn hơn. Khi bé lớn hơn sẽ hết.
Thân mến.
Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết để lý giải việc trẻ sơ sinh không đi ngoài trong nhiều ngày, hy vọng bạn đã có những kiến thức cơ bản để xử lý nhanh nhạy khi bé yêu nhà mình gặp phải những trường hợp như trên.
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài
Nguyên nhân bé sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài. Đôi khi, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài có thể do bị táo bón, một chứng khá thường gặp ở trẻ em. Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ có thể khiến bé đánh hơi nhiều nhưng không đi ị và khi bé đi ngoài, phân sẽ cứng, khô, nhỏ
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp