Tổng hợp

Trám răng là gì? Các vật liệu trám răng tốt nhất hiện nay

Trám răng là một liệu pháp thẩm mỹ không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên để hiểu rõ về trám răng là gì? Quy trình trám răng ra sao? Hãy cùng Wiki Kiến Thức đi tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Trám răng là gì?

Vấn đề răng miệng luôn cần được quan tâm hàng đầu. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt và giao tiếp của con người. Có những người tự ti, mặc cảm vì không sở hữu được một hàm răng chắc khỏe, thẩm mỹ như bình thường. Nhiều khách hàng đã lựa chọn phương pháp trám răng.

Bạn đang xem bài: Trám răng là gì? Các vật liệu trám răng tốt nhất hiện nay

tram rang la gi tram rang la gi
Trám răng là gì?

Trám răng là phương pháp khôi phục răng bị thương. Đảm bảo cho răng được trở lại trạng thái ban đầu. Đây là một phương pháp khoa học tác động vào những chiếc răng bị hỏng, mẻ, gây mất thẩm mỹ.

Trám răng không làm mất đi vẻ tự nhiên của răng. Do không phải thực hiện các công đoạn như mài cùi hay chụp răng.

Những trường hợp nên đi trám răng

Theo các nha sĩ, chuyên gia răng miệng cho biết, những trường hợp sau đây nên đi trám răng:

  • Răng bị sâu, bị phá hủy mô răng từ bên trong
  • Răng không sở hữu được hình dáng như bình thường. Bị ngắn, méo hoặc quá to, quá nhỏ
  • Răng bị mòn do lực nhai, do sự bào mòn của các loại acid
  • Răng bị tổn thương do va chạm dẫn đến sứt mẻ, bể vỡ.

Những vật liệu trám răng tốt nhất hiện nay

Ngành y học ngày càng có những bước tiến hiện đại. Do vậy mà một quá trình trám răng cũng được thực hiện với nhiều vật liệu khác nhau.

Tùy vào điều kiện tài chính của từng khách hàng mà trám răng với vật liệu phù hợp. Một số những vật liệu được đánh giá là tốt nhất hiện nay:

1. Trám răng bằng xi-măng silicat

Xi-măng silicat là loại vật liệu đã có từ cách đây khá lâu. Hiện nay vẫn được các chuyên gia và người dùng đánh giá nằm trong top những vật liệu trám răng tốt nhất.

Màu sắc của nó khá giống với răng thật. Tuy nhiên, nhược điểm dễ nhận thấy nhất ở nó là kém bền. Chịu lực không được tốt nên dễ bị mòn.

2. Trám răng bằng Amalgam

Sự kết hợp giữa các phần tử như bạc, kẽm, đồng, thủy ngân đã tạo nên Amalgam. Với ưu điểm chịu lực tốt, dễ sử dụng, amalgam được dùng để trám các lỗ sâu răng lớn. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của nó không được đánh giá cao bằng các loại vật liệu khác.

tram rang amalgam tram rang amalgam
Trám răng bằng Amalgam

3. Trám răng bằng sứ

Đây là loại vật liệu có đặc tính rất cứng và rắn chắc, màu sắc trong suốt. Thường được sử dụng để trám răng cửa. Nếu bạn có ý định trám răng bằng sứ thì nên cẩn trọng và giữ gìn hơn. Vì nhược điểm của loại răng này khá giòn và dễ vỡ.

4. Trám răng bằng vật liệu composite

Không còn xa lạ gì với vật liệu composite khi đi trám răng. Đây đang là loại vật liệu được xếp hàng đầu trong sự lựa chọn của khách hàng. Độ phổ biến của nó xuất phát từ những ưu điểm vô cùng vượt trội. Đảm bảo tất cả các tiêu chí về độ bền cũng như tính thẩm mỹ.

Các quy trình trám răng hiện nay

Hai quy trình trám răng phổ biến hiện nay đó là trám răng trực tiếp và gián tiếp. Mỗi quy trình sở hữu sự khác biệt trong cách thực hiện. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hai quy trình này.

1. Quy trình trám răng trực tiếp

Đây là quy trình đơn giản, được các bác sĩ nha khoa thường xuyên áp dụng cho nhiều tình trạng răng khác nhau. Việc hoàn thành quy trình này được thực hiện hết sức đơn giản

  • Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên, bạn hãy đến gặp các nha sĩ có kinh nghiệm và uy tín để thăm khám về tình trạng răng miệng của mình. Sau đó tham khảo và lựa chọn vật liệu trám răng cho phù hợp.
  • Gây tê và vệ sinh chỗ răng cần trám: Để tiến hành trám răng, các nha sĩ sẽ gây tê trước cho bạn. Nếu chỗ cần trám có kích thước lớn và phức tạp. Phải cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Trám răng: Sau khi làm sạch răng miệng, tiến hành trám răng bằng cách đưa vật liệu vào trong răng. Vật liệu sẽ ở dạng lỏng, sau một thời gian ngắn thông qua các phản ứng quang trùng hợp sẽ đông cứng lại.
  • Chỉnh sửa chỗ trám răng: Sau khi đã hoàn thành, nha sĩ sẽ chỉnh sửa lại chỗ trám cho vừa vặn. Đồng thời loại bỏ những chỗ thừa không cần thiết. Để cho khách hàng có được cảm giác thoải mái nhất, không bị vướng, cộm.

2. Quy trình trám răng gián tiếp

Đây là quy trình trám răng hiện đại. Các bước hầu hết đều được thực hiện tương tự như quy trình trực tiếp. Điểm khác biệt ở đây là nha sĩ sẽ lấy dấu hàm, làm miếng trám ở bên ngoài trước.

Cách lấy dấu hàm ở đây nhằm tạo hình miếng trám đúng kích thước và đúng vị trí. Sau đó gắn miếng trám lên răng một cách vừa vặn bằng xi măng chuyên dụng.

Lưu ý những vấn đề sau khi trám răng

Sau khi trám răng, bạn cần làm đúng theo chỉ định của nha sĩ để bảo vệ vùng răng vừa trám của mình. Trong đó, chế độ chăm sóc răng sau trám đóng vai trò vô cùng quan trọng

1. Chế độ ăn uống

Không nên ăn các thực phẩm cứng, quá lạnh hoặc quá nóng. Nên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt để phần răng vừa trám làm quen.

2. Vệ sinh chỗ trám răng

Nên dùng bàn chải mềm đánh răng hàng ngày để chỗ trám không bị mòn, xước. Súc miệng với nước và dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng

3. Bảo vệ chỗ trám răng

Không nên cắn những đồ đồ ăn quá cứng, không nghiến răng và tạo áp lực lên răng. Cần có thời gian phục hồi phù hợp cho chỗ răng mới trám.

Những thông tin trên đây hi vọng sẽ hữu ích cho quý khách trong quá trình tìm hiểu trám răng là gì. Để được trám răng an toàn và đảm bảo. Các bạn hãy đến những trung tâm uy tín. Đừng quên tham khảo thật nhiều thông tin trước khi quyết định đi trám răng nhé.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button