Toán 2

Tổng hợp kiến thức Toán lớp 2 chi tiết nhất

Bố mẹ muốn giúp con ôn tập kiến thức Toán dành cho con học lớp 2 nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Đọc tài liệu xin giới thiệu nội dung tổng hợp kiến thức Toán lớp 2 chi tiết cả năm học một cách ngắn gọn ngay dưới đây.

Đầu tiên bố mẹ nên lưu ý 4 nội dung chính mà các em sẽ được học trong chương trình như sau:

Bạn đang xem bài: Tổng hợp kiến thức Toán lớp 2 chi tiết nhất

Nội dung kiến thức Toán lớp 2 bao gồm:

– Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

– Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

– Phép nhân và phép chia đối với các số 2, 3, 4, 5

– Các số trong phạm vi 1000

Cùng tham khảo các dạng bài tập và lý thuyết trọng tâm sau:

Tổng hợp kiến thức Toán lớp 2 chi tiết cả năm học

Kiến thức học kì 1 Toán lớp 2

1. Số hạng – Tổng 

a + b = c.

Trong đó:

a và b là số hạng

c là tổng (a + b cũng gọi là tổng)

Ví dụ:

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 1 1 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 1 1
tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 1 2 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 1 2

2. Đề – xi – mét

Đề – xi – mét là đơn vị đo độ dài. Đề – xi – mét viết tắt là dm.

3. Số bị trừ – số trừ = Hiệu

a – b = c.

Trong đó:

a là số bị trừ

b là số trừ

c là hiệu (a – b cũng gọi là hiệu)

Ví dụ:

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 3 1 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 3 1
tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 3 2 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 3 2

4. Phép cộng có tổng bằng 10

1 2 3 4 5 6 7 8 9
9 8 7 6 5 4 3 2 1
10 10 10 10 10 10 10 10 10

1 + 9 = 9 + 1 = 10

2 + 8  = 8 + 2 = 10

3 +7 = 7 + 3 = 10

4 + 6 = 6 + 4 = 10

Chúng ta cần phải nhớ những cặp số có tổng bằng 10 để làm phép tính có nhớ ở những bài sau.

5. Phép cộng dạng 26 + 4 và 36 + 24

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 5 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 5

6. 9 cộng với một số. (Ví dụ: 9 + 5)

Vì 9 + 1 = 10 nên ta sẽ tách 5 = 1 + 4. Khi đó 9 + 5 = 9 + 1 + 4 = 10 + 4 = 14

Tương tự như vậy ta có:

9 + 2 = 9 + 1 + 1 = 10 + 1 = 11

2 + 9 = 1 + 1 + 9 = 1 + 10 = 11

9 + 3 = 9 + 1 + 2 = 10 + 2 = 12

3 + 9 = 2 + 1 + 9 = 2 + 10 =12

9 + 4 = 9 + 1 + 3 = 10 + 3 = 13

4 + 9 = 3 + 1 + 9 = 3 + 10 = 13

9 + 5 = 9 + 1 + 4 = 10 + 4 = 14

5 + 9 = 4 + 1 + 9 = 4 + 10 = 14

9 + 6 = 9 + 1 + 5 = 10 + 5 = 15

6 + 9 = 5 + 1 + 9 = 5 + 10 = 15

9 + 7 = 9 + 1 + 6 = 10 + 6 = 16

7 + 9 = 6 + 1 + 9 = 6 + 10 = 16

9 + 8 = 9 + 1 + 7 = 10 + 7 = 17

8 + 9 = 7 + 1 + 9 = 7 + 10 = 17

9 + 9 = 9 + 1 + 8 = 10 + 8 = 18

9 + 9 = 8 + 1 + 9 = 8 + 10 = 18

7. Phép cộng dạng 29 + 5 và 39 + 25

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 7 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 7

8. 8 cộng với một số. (Ví dụ: 8 + 5)

Vì 8 + 2 = 10 nên ta sẽ tách 5 = 2 + 3. Khi đó 8 + 5 = 8 + 2 + 3 = 10 + 3 = 13.

Tương tự như vậy ta có:

8 + 3 = 8 + 2 + 1 = 11

8 + 4 = 8 + 2 + 2 = 12

8 + 6 = 8 + 2 + 4 = 14

8 + 7 = 8 + 2 + 5 = 15

8 + 8 = 8 + 2 + 6 = 16

8 + 9 = 8 + 2 + 7 = 17

9. Phép cộng dạng 28 + 5 và 38 + 25

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 9 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 9

10. Hình chữ nhật – Hình tứ giác

Hình tứ giác là hình có 4 cạnh và 4 góc.

Hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt vì có 4 góc vuông bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. (Chú thích: góc vuông là góc mà khi đo bằng ê ke được 90 độ)

Hình 1, 2 là hình chữ nhật.

Hình 3, 4, 5 là hình tứ giác.

11. 7 cộng với một số. (Ví dụ: 7 + 5)

Vì 7 + 3 = 10 nên ta sẽ tách 5 = 3 + 2. Khi đó 7 + 5 = 7 + 3 + 2 = 10 + 2 = 12.

Tương tự như vậy ta có:

7 + 4 = 7 + 3 + 1 = 11

7 + 6 = 7 + 3 + 3 = 13

7 + 5 = 7 + 3 + 2 = 12

7 + 7 = 7 + 3 + 4 = 14

7 + 8 = 7 + 3 + 5 = 15

7 + 9 = 7 + 3 + 6 = 16

12. Phép cộng dạng 47 + 5 và 57 + 25

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 12 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 12

13. 6 cộng với một số. (Ví dụ: 6 + 5)

Vì 6 + 4 = 10 nên ta sẽ tách 5 = 4 + 1. Khi đó 6 + 5 = 6 + 4 + 1 = 10 + 1 = 11.

Tương tự như vậy ta có:

6 + 6 = 6 + 4 + 2 = 12

6 + 7 = 6 + 4 + 3 = 13

6 + 8 = 6 + 4 + 4 = 14

6 + 9 = 6 + 4 + 5 = 15

14. Phép cộng dạng 46 + 5 và 56 + 25

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 14 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 14

15. Bài toán về nhiều hơn

Trong chương trình học của toán lớp 2 thì khi gặp bài toán về nhiều hơn, cao hơn, dài hơn, nặng hơn, sâu hơn chúng ta thường làm phép cộng.

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 15 rs650 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 15 rs650

16. Bài toán về ít hơn.

Tương tự mục 15: Khi gặp bài toán về ít hơn, nhẹ hơn, thấp hơn, ngắn hơn chúng ta làm phép trừ.

17. Ki – lô – gam

Ki – lô – gam là 1 đơn vị đo lường. Nó dùng để xác định độ nặng nhẹ của các vật (trọng lượng).

Ki – lô – gam viết tắt là kg.

1 ki – lô – gam = 1 kg;

2 ki – lô – gam = 2 kg

5 ki – lô – gam = 5 kg;

10 ki – lô – gam = 10 kg

18. Lít – Lít là 1 đơn vị đo lường.

Nó dùng để xác định độ đầy vơi của các chất lỏng trong bình chứa (thể tích của chất lỏng đó.).

Lít viết tắt là l (e lờ hay là lờ cao).

1 lít = 1l

2 lít = 2l

3 lít = 3l

19. Phép cộng có tổng bằng 100

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 19 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 19

20. Tìm một số hạng trong một tổng.

Cho a + b = c nên a = c – b và b = c – a.

Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Ví dụ:

x + 4 = 10

x = 10 – 4

x = 6

21. Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 21 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 21

22. Tìm số bị trừ

Cho a – b = c nên a = c + b.

Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Ví dụ:

x – 4 = 6

x = 6 + 4

x = 10

23. Tim số trừ

Cho a – b = c nên b = a – c.

Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Ví dụ:    10 – x = 6

x = 10 – 6

x = 4

24. 100 trừ đi một số

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 24 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 24

25. Đường thẳng

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 25 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 25

Ta có: Đoạn thẳng AB. (đoạn thẳng bị giới hạn bởi 2 đầu mút)

Đường thẳng CD. (đoạn thẳng được kéo dài về 2 phía gọi là đường thẳng)

Ba điểm M, N, O cùng nằm trên 1 đường thẳng. M, N, O là ba điểm thẳng hàng.

26. Ngày, giờ, tháng, năm 

Một ngày có 24 giờ. Bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

Một năm có 12 tháng. Mỗi tháng thường có 30 hoặc 31 ngày. Riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Toán lớp 2

Kiến thức học kì 2 Toán lớp 2

27. Phép nhân

2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 6 = 12

2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 6 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.

Ta chuyển thành phép nhân, được viết như sau: 2 x 6 = 12

Đọc là: hai nhân sáu bằng mười hai

Dấu x gọi là dấu nhân.

28. Thừa số, tích

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 28 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 28

Chú ý: 2 x 6 cũng gọi là tích

Ví dụ:

29. Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 29 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 29

Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng: AB, BC, CD

Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng:  AB + BC + CD

30. Phép chia

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 30 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 30

Có 4 ô vuông chia làm 2 phần, mỗi phần sẽ có 2 ô.

Vậy phép chia là để tìm số ô ở mỗi phần.

4 : 2 = 2

Đọc là: Bốn chia hai bằng hai

31. Số bị chia – số chia – thương

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 31 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 31

Chú ý: 6 : 2 cũng gọi là thương

32. Tìm một thừa số của phép nhân

Cho a x b = c nên b = c : a và a = c : b

Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.

Ví dụ:  \(5 \times x = 10\)

x = 10 : 5

x = 2

33. Tìm số bị chia

Cho a : b = c nên a = b x c

Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Ví dụ:   x : 2 = 5

x = 5 x 2

x = 10

34. Giờ, phút

1 giờ = 60 phút.

1 phút = 60 giây

1 ngày có 24 giờ

1 giờ 30 phút hay còn gọi là 1 giờ rưỡi.

35. Chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác

tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 35 tong hop kien thuc toan lop 2 dang bai 35

– Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.

Chu vi tam giác ABC = AB + BC + CA

– Chu vi của tứ giác là tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác.

Chu vi tứ giác ABCD = AB + BC + CD + DA

36. Đơn vị đo độ dài: ki – lô – mét, mét, mi – li – mét

Ki – lô – mét viết tắt là km: 1km = 1000m

Mét viết tắt là m: 1m = 1000mm; 1m = 10dm; 1m = 100cm

Mi – li – mét viết tắt là mm: 1cm = 10mm; 1dm = 10cm

36. Bảng nhân và bảng chia từ 1 đến 5: các em học thuộc bảng cửu chương.

37. Phép cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 1000: làm tương tự như trong phạm vi 100

38. Số tròn chục, số tròn trăm

– Số tròn chục là số có dạng a0 (trong đó a là số tự nhiên)

Ví dụ: 10, 20, 30, 120 (tương ứng với 1 chục, 2 chục, 3 chục, 12 chục)

– Số tròn trăm là số có dạng b00 (trong đó b là số tự nhiên)

Ví dụ: 100, 200, 300 (tương ứng với 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm)

– Chú ý: Số tròn trăm luôn luôn là số tròn chục, nhưng số tròn chục chưa chắc đã là số tròn trăm.

Ví dụ: 400 là số tròn trăm và tròn chục; 150 là số tròn chục nhưng không phải là tròn trăm.

Xem thêm: Đề thi học kì 2 Toán lớp 2

Hết

Trên đây là tổng hợp kiến thức toán lớp 2 cả năm học chắc chắn sẽ giúp các quý vị phụ huynh hướng dẫn các em ôn luyện cho kì thi cuối học kì tốt nhất!

Tổng hợp kiến thức Toán lớp 2 – Đọc tài liệu –

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Toán 2

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button