Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu tính từ là gì? Các loại tính từ phổ biến nhất hiện nay? Nhận biết tính từ trong câu, Bài tập ôn luyện về tính từ,…
- Leonor là ai? Xuất thân của công chúa Leonor
- Lời bài hát Mang tiền về cho mẹ – Đen Vâu ft Nguyên Thảo
- Liên Minh Tốc Chiến: Hướng dẫn cách chơi Heimerdinger Đường giữa với Trang bị Bảng Ngọc mạnh nhất
- Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc – Vật lý 8 bài 2
- Nước Ta Có Mấy Ngư Trường Lớn Trọng điểm Năm 2022?
Tính từ là gì? Tính từ có chức năng gì?
Định nghĩa tính từ là gì?
– Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái….Và có ba loại tính từ đặc trưng: tính từ chỉ đặc điểm, tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái.
Bạn đang xem bài: Tính từ là gì? Các loại tính từ phổ biến? Nhận biết tính từ trong câu
– Cho ví dụ về tính từ:
+) Các tính từ chỉ màu sắc như: xanh, đỏ, lam, chàm, tím, xanh lá cây, xanh nước biển…
+) Các tính từ chỉ trạng thái như: buồn, vui, đáng yêu, đáng ghét, xinh đẹp…
+) Các tính từ chỉ hình dáng như: to, nhỏ, ốm, mập, cao, thấp, dài, ngắn…
Tóm lại: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của hiện tượng, sự vật và con người. Thông qua tính từ, người đọc có thể dễ dàng hình dung được đặc điểm và hình dáng của đối tượng được đề cập đến.
Trong tiếng Việt, tính từ được xem là từ loại có khả năng biểu đạt cao nhất. Bởi chúng có khả năng gợi hình, gợi cảm ở nhiều mức độ khác nhau.
Thông thường, tính từ có kết hợp với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, danh từ về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ.
Chức năng của tính từ
Trong câu, tính từ có chức năng chính là làm vị ngữ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: Cô ấy rất xinh.
=> Tính từ “xinh” bổ sung ý nghĩa cho danh từ “cô ấy”.
Ngoài ra, tính từ cũng có thể làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Tuy nhiên, chức năng này không quá phổ biến.
Ví dụ: Mộc mạc là không cầu kỳ, vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp tự nhiên của sự vật. (Tính từ “Mộc mạc” làm chủ ngữ).
Hay: Bà ngoại gửi cho tôi một con gà rất to. (Tính từ “rất to” làm bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ “gửi”).
Cụm tính từ là gì? Tính từ và cụm tính từ nằm ở đâu trong câu? Ví dụ?
Cụm tính từ là gì?
Cụm tính từ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các tính từ với các từ như đang, sẽ, vẫn,… Ngoài ra còn có nhiều các từ ngữ khác.
Vị trí của cụm tính từ và tính từ trong câu
Vị trí mà tính từ được đảm nhận trong câu là chủ ngữ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chúng làm vị ngữ trong câu.
Tính từ được phân chia ra hai loại rõ rệt:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối như: bé, cao, gầy,….
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối như: đỏ chót hay đỏ đậm, xanh lè,….
Hai loại tính từ này đều không thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ.
Cụm tính từ lại khác chúng thường nằm tại vị trí trung tâm của câu. Cùng với đó là các thành phần phụ khác, Cấu tạo của chúng như sau: Phụ trước + phần trung tâm + phụ sau.
Một số ví dụ cụ thể như: “Quả bóng đang dần to ra”. Phần phụ trước là từ “đang”, trung tâm là “to” và phụ sau “ra”.
Ví dụ về tính từ và cụm tính từ
- “Thắng đá bóng rất giỏi, tôi đánh giá cao về tài năng và trình độ của anh ấy”. Trong câu này tính từ là từ “cao” thể hiện khả năng, trình độ của người được nói tới.
- “Hiền là bạn thân của em, cô ấy trông rất xinh xắn”. Trong câu tính từ là “xinh” dùng để chỉ đặc điểm của con người.
Ngoài ra còn khá nhiều những tính từ chỉ sự vật hiện tượng khác như:
- Chỉ màu sắc có các từ như: xanh, đỏ, tím, vàng,…
- Các từ chỉ kích thước: dài, cao, rộng,…
- Chỉ âm thanh như: ồn ào, im lặng, nhộn nhịp,….
- Chỉ hình dáng như: cong, méo, tròn,….
Phân loại tính từ trong tiếng Việt
Tính từ chỉ đặc điểm
– Loại tính từ này tương đối đa dạng và thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Chất ở đây có thể hiểu là chất lượng, đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng ở cả bên trong và bên ngoài.
– Tính từ chỉ đặc điểm có thể đề cập đến con người, loài vật, đồ vật, thực vật hay bất kỳ thứ gì có thể so sánh chất lượng được.
– Dấu hiệu nhận biết tính từ chỉ đặc điểm gồm:
+) Là những đặc điểm ngoại hình mà chúng ta có thể quan sát và nhận biết được bằng mắt, ngửi bằng mũi, nghe bằng tai hay xúc giác bằng cách sờ hay cảm nhận bằng tay.
+) Hoặc những đặc điểm về tâm lý, tính cách, cảm xúc của con người. Độ bền, giá trị, của một đồ vật nào đó.
Tính từ chỉ chất
– Là những đặc điểm từ bên trong mà các giác quan con người không thể cảm nhận được nhưng chúng ta có thể suy luận, suy diễn ra.
– Khác với tính từ chỉ đặc điểm chúng ta có thể cảm nhận ở bên ngoài thì tính từ chỉ chất là biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng, đồ vật đó.
– Dấu hiệu nhận biết tính từ chỉ chất:
+) Dựa vào hình dáng bên ngoài và các kiến thức chúng ta thu thập được có thể phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận về chất lượng bên trong của sự vật, sự việc hay hiện tượng đó.
Tính từ chỉ trạng thái
– Tính từ chỉ trạng thái có thể hiểu là trạng thái tạm thời hay trạng thái tự nhiên của sự vật, con người tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
– Tính từ chỉ trạng thái là chỉ sự thay đổi trạng thái của người và vật trong thời gian thực và có thể quan sát bằng mắt được.
Tính từ tự thân
– Tính từ tự thân là tự bản thân chúng đã là một tính từ, nếu đứng 1 mình người đọc vẫn hiểu được đó là một tính từ. Loại tính từ này không cần các từ khác bổ nghĩa cho chúng.
– Tính từ tự thân có tác dụng mô tả màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị… của sự vật hay hiện tượng nào đó.
– Các loại tính từ tự thân gồm:
- Tính từ chỉ mùi vị: ngọt, bùi, cay, đắng, thơm, mặn, nhạt, chua, tanh, nồng…
- Tính từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, cam, lục, chàm, tím, nâu, đen, trắng, xanh lơ, xanh lam, xanh ngắt, đỏ hoa, đỏ thẫm, nâu đen…
- Tính từ chỉ âm thanh: lao xao, lác đác, ồn ào, trầm bổng, thánh thót…
- Tính từ chỉ kích thước: mỏng, dày, dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp…
- Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, vắng vẻ, đông đúc, quạnh hiu…
- Tính từ chỉ hình dáng: tròn, méo, vuông, cong, thẳng…
- Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, kiên cường, nhút nhát, hèn mọn, nhỏ mọn…
- Tính từ chỉ mức độ như: nhanh, chậm, xa, gần…
Tính từ không tự thân
– Là những loại từ mà bản chất không phải là một tính từ nhưng được chuyển loại và sử dụng như một tính từ.
– Chúng chỉ được xem là tính từ nếu kết hợp với các loại từ khác như danh từ, động từ và khi đứng riêng 1 mình thì không có nghĩa là một tính từ.
Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp các bạn hiểu rõ tính từ là gì? chức năng và vị trí của tính từ trong câu tiếng việt, các loại tính từ phổ biến nhất hiện nay,… Các bạn có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp