Tính chất hóa học của phi kim, giải bài tập phi kim
Phi kim là những nguyên tố hóa học nằm bên phải bảng tuần hoàn hóa học, phi kim gồm có các khí hiếm, halogen và một số phi kim khác. Để biết được rõ hơn về tính chất vật lý, tính chất hóa học của phi kim và mức độ hoạt động của chúng khác nhau như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chuyên mục Hóa học 9 hôm nay.
Bạn đang xem bài: Tính chất hóa học của phi kim, giải bài tập phi kim
Nội dung chính
Phi kim là gì?
Theo định nghĩa về cấu trúc, phi kim là các nguyên tố hóa học dễ nhận electron nhưng ngoại trừ hidro. Trong cấu trúc sắp xếp ở bảng tuần hoàn thì phi kim là những nguyên tố nằm bên phải bảng tuần hoàn. Nắm được các đặc điểm trên, chúng ta dễ dàng nhận biết được phi kim trong bảng tuần hoàn hóa học cũng như một phần phác họa được tính chất của phi kim.
Tính chất phi kim
Tính chất vật lý của phi kim
– Trong điều kiện thường, phi kim tồn tại dưới cả ba trạng thái:
+ Rắn: C, P, S, …
+ Lỏng: Br2, …
+ Khí: O2, H2, Cl2, N2,…
– Hầu hết các phi kim đều không dẫn nhiệt và điện
– Có độ nóng chảy thấp
Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của P, S, Br2 lần lượt là 44.2C; 115.2C; -7.2C
– Một số phi kim có tính độc hại như: Cl2, I2, Br2
Tính chất hóa học của phi kim
Tác dụng với kim loại
– Nhiều phi kim tác dụng được với kim loại để tạo thành muối
2Na + Cl2 → 2NaCl
Fe + S → FeS (đen)
2Al + 3S → Al2S3
– Oxi tác dụng với kim loại, tạo thành oxit kim loại
2Cu + O2 → 2CuO
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Zn + O2 → 2ZnO
Kết luận: Khi cho phi kim tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối hoặc oxit kim loại
Tác dụng với Hiđro
– Cho Oxi phản ứng với Hiđro sẽ tạo thành hơi nước
O2 + 2H2 → 2H2O
– Cho Clo tác dụng với Hiđro, ban đầu sẽ tạo ra khí Hiđroclorua không màu, làm đổi màu quỳ tím sang đỏ. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit HCl.
H2 + Cl2 → 2HCl
Kết luận: Khi cho phi kim phản ứng với Hiđro sẽ tạo thành hợp chất khí.
Tác dụng với oxi
– Hầu hết các phi kim tác dụng được với oxi đều tạo thành oxit axit.
+ Khi cho Photpho cháy trong Oxi với ngọn lửa sáng chói, phản ứng xảy ra mạnh tạo khói trắng bám vào thành bình ở dạng bột (P2O5)
4P + 5O2 → P2O5
+ Khi cho lưu huỳnh cháy trong Oxi với ngọn lửa sáng xanh, sinh ra khí không màu, mùi hắc (SO2)
S + O2 → SO2
Mức độ hoạt động của phi kim
– Tương tự như kim loại, trong bảng tuần hoàn đi từ trên xuống dưới
+ Những phi kim hoạt động mạnh: F2, O2, Cl2… (F2 – là phi kim mạnh nhất).
+ Các phi kim hoạt động yếu hơn: S, P, C, Si…
Bài tập áp dụng
Câu 1: Những kết luận nào sau đây đúng: Từ dãy thế điện hoá:
1. Kim loại càng về bên trái thì càng hoạt động (càng dễ bị oxi hoá); các ion của kim loại đó có tính oxi hoá càng yếu (càng khó bị khử)
2. Kim loại đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dd muối
3. Kim loại không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dd muối
4. Kim loại đặt bên trái hiđro đẩy được hiđro ra khỏi dd axit không có tính oxi hoá
5. Chỉ những kim loại đầu dẫy mới đẩy được hiđro ra khỏi nước
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5
D. 2, 4 E. 1, 4, 5
Câu 2: Nung 11,2g Fe và 26g Zn với một lượng lưu huỳnh có dư. Sản phẩm của phản ứng cho tan hoàn toàn trong axit HCl. Khí sinh ra được dẫn vào dd CuSO4. Thể tích dd CuSO4 10% (d = 1,1) cần phải lấy để hấp thụ hết khí sinh ra là (ml)
A. 500,6 B. 376,36 C. 872,72 D. 525,25 E. Kết quả khác
Câu 3: Có 3 dd: NaOH, HCl, H2SO4 loãng. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dd là:
A. Zn B. Al C. CaCO3 (Đá phấn) D. Na2CO3 E. Quì tím
Câu 4: Hoà tan 7,8g hỗn hợp gồm Al, Mg bằng dd HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dd axit tăng thêm 7g. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là (g):
A. 5,4; 2,4 B. 2,7; 1,2 C. 5,8; 3,6
D. 1,2; 2,4 E. Không xác định được vì thiếu điều kiện
Câu 5: Để hoà tan một hỗn hợp gồm Zn và ZnO người ta phải dùng 100,8 ml dd HCl 36,5% d = 1,19. Phản ứng làm giải phóng 0,4 mol khí. Khối lượng hỗn hợp gồm Zn và ZnO đã đem phản ứng là:
A. 21,1 B. 12,5 C. 40,1 D. 25,3 E. 42,2
Câu 6: Có 200 ml dd CuSO4 (d = 1,25) (dd A). Sau khi điện phân A, khối lượng của dd giảm đi 8g. Mặt khác để làm kết tủa hết lượng CuSO4 còn lại chưa bị điện phân phải dùng hết 1,12 lít H2S (ở đktc). Nồng độ % và nồng độ M của dd CuSO4 trước khi điện phân là:
A. 96; 0,75 B. 50; 0,5 C. 20; 0,2 D. 30; 0,55 E. Không xác định được
Câu 7: Khi điện phân 1 dm3 dd NaCl (d = 1,2). Trong quá trình điện phân chỉ thu được 1 chất khí ở điện cực. Sau quá trình điện phân kết thúc, lấy dd còn lại trong bình điện phân cô cạn cho hết hơi nước thu được 125g cặn khô. Đem cặn khô đó nhiệt phân khối lượng giảm đi 8g. Hiệu suất quá trình điện phân là:
A. 46,8 B. 20,3 C. 56,8 D. 20,3 E. Kết quả khác
Câu 8: Sục khí Clo vào dd NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17g NaCl. Số mol hỗn hợp NaBr và NaI có trong dd ban đầu là:
A. 0,1 mol B. 0,15 mol C. 1,5 mol D. 0,02 mol E. Kết quả khác
Câu 9: Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dd đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc hai bản kim loại ra thì trong dd thu được nồng độ mol của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác, khối lượng của dd giảm 0,11g
Khối lượng đồng bám lên mỗi kim loại là (g):
A. 1,28 và 3,2 B. 6,4 và 1,6 C. 1,54 và 2,6 D. 8,6 và 2,4 E. Kết quả khác
Câu 10: Hoà tan 27,348g hỗn hợp KOH, NaOH, Ca(OH)2 vào nước được 200 ml dd A, phải dùng 358,98 ml HNO3 (D = 1,06) mới đủ trung hoà. Khi lấy 100 ml dd A tác dụng với lượng dd K2CO3 đã được lấy gấp đôi lượng vừa đủ phản ứng, tạo ra dd B và 0,1g kết tủa. Nồng độ M của dd A là:
A. 1; 2 B. 1,5; 3; 0,2 C. 2; 0,2; 0,02 D. 3; 2; 0,01 E. Kết quả khác
Sau khi học xong bài hôm nay, các em cần lưu ý những kiến thức cơ bản về tính chất hóa học của phi kim để áp dụng trong các bài tập của dạng này, đồng thời qua đây chúng ta biết thêm về những phi kim có tính độc hại như: Cl2, I2, Br2 để tránh sử dụng nó trong cuộc sống.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp