Ankin là hidrocacbon không no trong phân tử có liên kết ba C≡C cũng làm mất màu dung dịch Brom và thuốc tím KMnO4 được ứng dụng để làm dung môi, cao su tổng hợp hay các chất dẻo,…
Axetilen CH≡CH chính là một hợp chất trong dãy Ankin mà các em đã được học. Vậy Ankin là gì? có tính chất hóa học và tính chất vật lý đặc trưng nào, được điều chế và ứng dụng ra sao trong thực thế, chúng ta sẽ cùng tìm hiều qua bài viết này.
Bạn đang xem bài: Tính chất hóa học, công thức cấu tạo của Ankin và bài tập – hóa 11 bài 32
I. Ankin là gì? Công thức cấu tạo và tên gọi
1. Ankin là gì? công thức cấu tạo của Ankin
– Ankin là hidrocacbon không no, trong phân tử có liên kết ba C≡C có công thức phân tử dạng tổng quát là: CnH2n-2 (n≥2).
– Trong dãy Ankin thì axetilen có công thức đơn giản nhất C2H2: CH≡CH
Mô hình cấu tạo phân tử của Axetilen
2. Tên gọi của Ankin (danh pháp)
• Tên thường: Tên gốc hiđrocacbon gắn với C mang liên kết ba + axetilen
Ví dụ: CH≡CH: axetilen ; CH≡C-CH2-CH3: etylaxetilen ; CH3-C≡C-CH3: đimetylaxetilen ;
• Tên thay thế: Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí nối ba + in
Ví dụ: CH≡CH: etin ; CH≡C-CH3: propin ; CH≡C-CH2-CH3: but-1-in
II. Tính chất vật lý của Ankin
– Các Ankin đều ít tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.
– Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần C2-C4 là chất khi, C5-C16 là chất lòng từ C17 trở lên là chất rắn.
III. Tính chất hóa học của Ankin
– Ankin có 2 liên kết π bền hơn anken nên ngoài việc tham gia phản ứng cộng và oxi hóa (thể hiện tính chất của hidrocacbon không no) thì ankin còn có khả năng tham gia phản ứng thế với ion kim loại (tính chất đặc trưng của ankin có liên kết 3 đầu mạch).
1. Ankin phản ứng cộng hợp
– Giai đoạn 1: Liên kết ba → Liên kết đôi
– Giai đoạn 2: Liên kết đôi → Liên kết đơn
a) Ankin cộng hợp H2: Ankin + H2 → Ankan
– Khi có nhiệt độ và niken hoặc platin hoặc paladi làm xúc tác, ankin cộng hidro tạo thành anken rồi thành ankin.
CH ≡ CH + H2 CH2 = CH2
CH2 = CH2 + H2 CH2 – CH3
– Khi dùng xúc tác là Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4 ankin chỉ cộng 1 phân tử hidro để tạo thành anken (đặc tính này dùng để điều chế anken từ ankin).
CH ≡ CH + H2 CH2 = CH2
• Tổng quát: CnH2n-2 + 2H2 → CnH2n+2
– Nếu điều kiện phản ứng Pd/PbCO3, t0 phản ứng dừng lại ở giai đoạn 1 chỉ tạo anken.
CnH2n-2 + H2 → CnH2n
* Lưu ý:
– Tuỳ thuộc vào xúc tác được sử dụng mà phản ứng cộng H2 vào ankin xảy ra theo các hướng khác nhau.
– Thường thì phản ứng cộng H2 vào ankin thường tạo ra hỗn hợp gồm nhiều sản phẩm.
– Số mol khí giảm = số mol H2 tham gia phản ứng.
b) Ankin cộng brom, Clo
• Ankin + Br2
– Ankin làm mất màu dung dịch Brom
CnH2n-2 + Br2 → CnH2n-2Br2
CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4
• Ankin + Cl2
CH≡CH + Cl2 → CHCl=CHCl (1,2-đicloeten)
CHCl=CHCl + Cl2 → CHCl2-CHCl2 (1,1,2,2-tetrabrometan)
* Lưu ý: Khối lượng dung dịch brom tăng chính là khối lượng ankin đã phản ứng.
c) Ankin cộng hợp hiđro halogenua
• Ankin + HCl
CH≡CH + HCl CH2=CHCl (vinyl clorua)
CH2=CHCl + HCl → CH3-CHCl2 (1,1-đicloetan)
• Ankin + HBr
CH≡CH + HBr → CH2=CHBr
CH2=CHBr + HBr → CH3-CHBr2
• Ankin + (axit xiahidric, axit axetic, rượu etylic,…)
CH≡CH + HCN → CH2=CH-CN (nitrin acrylic)
CH≡CH + CH3COOH → CH3COOCH=CH2 (vinylaxetat)
CH≡CH + C2H5OH → CH2=CH-O-CH3 (etylvinylete)
d) Ankin cộng H2O (ankin + H2O)
• C2H2 + H2O → anđehit
CH≡CH + H2O CH3 – CHO
• Ankin khác + H2O → xeton
CH≡C-CH3 + H2O CH3-CO-CH3
2. Phản ứng trùng hợp của Ankin
– Đime hóa (điều kiện phản ứng: NH4Cl, Cu2Cl2, t0)
2CH≡CH CH≡C-CH=CH2 (vinyl axetilen)
– Trime hóa (điều kiện phản ứng: C, 6000C)
3CH≡CH C6H6 (benzen)
– Trùng hợp (polime hóa) (điều kiện phản ứng: xt, t0, p)
nCH≡CH (-CH=CH-)n (nhựa cupren)
3. Phản ứng oxi hóa Ankin
a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn ankin
CnH2n-2 + (3n-1)/2O2 → nCO2 + (n-1)H2O
* Lưu ý: đặc điểm của phản ứng đốt cháy ankin: nCO2 > nH2O và nCO2 – nH2O = nankin.
b) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ankin
– Các ankin đều làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO4 ở nhiệt độ thường.
3C2H2 + 8KMnO4 + 2H2O → 3(COOK)2 + 2MnO2 + 2KOH
– Nếu trong môi trường axit thì tạo thành CO2 sau đó CO2 phản ứng với KOH tạo thành muối.
– Với các ankin khác sẽ có sự đứt mạch tạo thành hỗn hợp 2 muối.
R1-C≡C-R2 + 2KMnO4 → R1COOK + R2COOK + 2MnO2
4. Phản ứng thế của ank-1-in
• Ankin + AgNO3
– Sục khí axetilen vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3 có hiện tượng kết tủa màu vàng.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg↓ + 2NH4NO3
* Lưu ý:
– Chỉ có C2H2 mới phản ứng với AgNO3 theo tỉ lệ mol 1:2; các ank-1-in khác chỉ phản ứng theo tỉ lệ 1:1.
– Nếu có hỗn hợp ankin tham gia phản ứng với AgNO3 mà tỉ lệ mol của (ankin : AgNO3) = k có giá trị:
+ k > 1 → có C2H2.
+ k = 1 → ank-1-in
+ k = 1 → hỗn hợp gồm 2 ank-1-in hoặc hỗn hợp C2H2 và ankin khác (không phải ank-1-in) có số mol bằng nhau.
– Từ kết tủa vàng thu được có thể khôi phục lại ankin ban đầu bằng cách cho tác dụng với HCl.
CAg≡C-R + HCl → CH≡C-R + AgCl
(phản ứng này dùng để tách ank-1-in khỏi hỗn hợp)
– Dung dịch AgNO3/NH3 và phản ứng này được dùng để nhận biết ank-1-in.
IV. Điều chế va Ứng dụng của Ankin
1. Điều chế ankin
– Nhiệt phân metan: (15000C, làm lạnh nhanh)
2CH4 C2H2 + 3H2
– Thủy phân CaC2: (có trong đất đèn)
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
2. Ứng dụng của ankin
– Axetilen cháy trong oxi tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 30000C nên được dùng trong đèn xì axetilen – oxi để hàn và cắt kim loại:
C2H2 + O2 → 2CO2 + H2O
– Sử dụng axetilen phải rất cẩn trọng vì khi nồng độ axetilen trong không khí từ 2,5% trở lên có thể gây cháy nổ.
– Axetilen và các ankin khác còn được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp các hóa chất cơ bản khác như vinyl clorua, vinyl axetat, vinylaxetilen, anđehit axetic,…
V. Bài tập về Ankin
Bài 1 trang 145 SGK Hóa 11: a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankin có công thức C4H6 và C5H8.
b) Viết công thức cấu tạo của các ankin có tên sau: pent-2-in ; 3-metylpent-1-in; 2,5- đimetylhex-3-in
* Lời giải bài 1 trang 145 SGK Hóa 11:
a) Công thức cấu tạo có thể có của ankin có công thức phân tử C4H6 là:
CH≡CH-CH2-CH3: But-1-in
CH3-C≡C-CH3: But-2-in
– Công thức cấu tạo có thể có của ankin có công thức phân tử C5H8 là:
CH≡CH-CH2-CH2-CH3: Pent-1-in
CH3-C≡C-CH2-CH3: Pent-2-in
: 3-metylbut-1-in
b) pen-2-in: CH3-C≡C-CH2-CH3
3-metylpent-1-in:
2,5-dimetylhex-3-in:
Bài 2 trang 145 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin và các chất sau:
a) hidro có xúc tác Pd/PbCO3
b) dung dịch brom (dư)
c) dung dịch bạc nitrat trong amoniac
d) hidro clorua có xúc tác HgCl2
* Lời giải bài 2 trang 145 SGK Hóa 11:
a) CH≡C-CH3 + H2 CH2=CH-CH3
b) CH≡C-CH3 + 2Br2 (dư) → CHBr2-CBr2-CH3
c) CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH3 + NH4NO3
d) CH≡C-CH3 + HCl CH2=CCl-CH3
Bài 3 trang 145 SGK Hóa 11: Trình bày phương pháp hóa học:
a) Phân biệt axetilen với etilen
b) Phân biệt ba bình không dán nhãn chứa mỗi khí không màu sau: metan, etilen, axetilen
* Lời giải bài 3 trang 145 SGK Hóa 11:
a) Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào tạo kết tủa thì đó là axetilen, chất nào không tạo kết tủa thì là etilen.
– Phương trình phản ứng:
CH ≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3
b) Lấy từ 3 bình các mẫu nhỏ để phân biệt.
– Lần lượt dẫn các mẫu khí qua dung dịch AgNO3/NH3, mẫu nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa thì đó là axetilen
CH ≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3
– Lần lượt dẫn 2 mẫu khí còn lại qua dung dịch brom, mẫu khí nào làm nhạt màu nước brom là etilen.
CH2=CH2 + Br2 → BrCH2=CH2Br
– Mẫu còn lại là metan.
Bài 4 trang 145 SGK Hóa 11: Cho các chất sau: metan,etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom
B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac
C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom
D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemangalat
* Lời giải bài 4 trang 145 SGK Hóa 11:
– Đáp án: C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom (do có liên kết π)
– Phương trình hóa học:
CH2=CH2 +Br2 → CH2Br-CH2Br
CH3-C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CBr2-CBr2 –CH3
CH≡CH + 2Br2→CHBr2 -CHBr2
Bài 5 trang 145 SGK Hóa 11: Dẫn 3,36 lít khí hỗn hợp A gồm propin và eilen đi vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy còn 0,840 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc.
a) Tính phần trăm thể tích etilen trong A
b) Tính m
* Lời giải bài 5 trang 145 SGK Hóa 11:
a) Khi dẫn hỗn hợp A đi qua dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì propin sẽ tác dụng hết với AgNO3/NH3, etilen không tác dụng.
⇒ 0,840 lít khí thoát ra là etilen: %VC2H4 = % = 25%.
b) Thể tích proprin là: 3,36 – 0,84 = 2,52 (lít).
⇒ nC3H4 (CH≡C-CH3) = 2,52/22,4 = 0,1125(mol).
CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C-CH3↓ + NH4NO3
0,1125 mol 0,1125 mol
– Từ PTPƯ ⇒ nCAg≡C-CH3↓ = nC3H4 = 0,1125
mCAg≡C-CH3↓ = n.MCAg≡C-CH3↓ = 0,1125. 147 = 16,5375(g).
Bài 6 trang 145 SGK Hóa 11: Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3
A. 1 chất ; B. 2 chất ; C. 3 chất ; D. 4 chất.
Hãy chọn đáp án đúng
* Lời giải bài 6 trang 145 SGK Hóa 11:
– Đáp án: B. 2 chất.
CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH2-CH2-CH3 + NH4NO3
Hy vọng với bài viết hệ thống tính chất hóa học, công thức cấu tạo của Ankin và bài tập vận dụng ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp