Tổng hợp

Tính chất hoá học, cấu tạo phân tử của Glucozo, Fructozo và bài tập – hoá 12 bài 5

Glucozơ C6H12O6 là chất kết tinh không màu vị ngọt có trong hầu hết các bộ phận của cây như rễ lá đặc biệt là quả chín. Glucozo dễ được cơ thể hấp thu và tăng năng lượng nên được dùng làm thuốc tăng lực.

Vậy Glucozơ C6H12O6 có tính chất hoá học và tính chất vật lý đặc trưng gì? có cấu tạo phân tử ra sao? được điều chế và ứng dụng gì trong đời sống thực tế, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết dưới dây.

Bạn đang xem bài: Tính chất hoá học, cấu tạo phân tử của Glucozo, Fructozo và bài tập – hoá 12 bài 5

Nội dung chính

A. GLUCOZO

I. Tính chất vật lý của Glucozo

– Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146oC (dạng α) và 150oC (dạng β), dễ tan trong nước.

– Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ,… đặc biệt là quả chín.

– Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1%)

II. Cấu tạo phân tử của Glucozo

– Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

1. Glucozo dạng mạch hở

 – Viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO

cấu tạo phân tử của glucozo mạch hở

Cấu tạo phân tử của glucozo mạch hở

2. Glucozo dạng mạch vòng

– Nhóm – OH ở C5 cộng vào nhóm C = O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β

– Nếu nhóm – OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α -, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β –

– Nhóm – OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal

cấu tạo phân tử của glucozo mạch vòng  
cấu tạo phân tử của glucozo mạch vòng

III. Tính chất hoá học của Glucozo

– Glucozơ có các tính chất của anđehit (do có nhóm chức anđehit –CHO) và ancol đa chức (do có 5 nhóm -OH ở vị trí liền kề)

1. Glucozo có tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)

a) Glucozo tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Glucozo + Cu(OH)2

– Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh lam

  2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

b) Glucozo phản ứng tạo este

  C6H7O(OH)5 + 5(CH3CO)2 → C6H7O(OOCCH3)5 + 5CH3COOH

2. Glucozo có tính chất của anđehit

a) Phản ứng Oxi hóa glucozơ

• Glucozo + AgNO3

– Với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc

  CH2OH[CHOH]4CHO + 2Ag(NH3)2OH →  CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag + 3NH3 + H2O

  CH2OH[CHOH]4COONH4: amoni gluconat

• Glucozo + NaOH + Cu(OH)2

– Với dung dịch Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh) tạo thành Cu(I) dạng Cu2O có kết tủa màu đỏ gạch.

 CH2OH[CHOH]4CHO + NaOH + 2Cu(OH)2 1632527618booksylsrg 1632527618booksylsrg CH2OH[CHOH]4COONa+ Cu2O↓(đỏ gạch) + 3H2O

 CH2OH[CHOH]4COONa: Natri gluconat

• Glucozo làm mất màu nước brom (Glucozo + Br2)

 CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O  1632527618booksylsrg 1632527618booksylsrg CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

b) Phản ứng khử glucozơ bằng Hidro.

• Glucozo + H2

– Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol:

  CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH 

3. Phản ứng lên men của Glucozo

– Khi có enzim xúc tác ở nhiệt độ khoảng 30 – 350C, glucozơ bị lên men cho ancol etylic và khí cacbonic: 

 C6H12O6 →  2C2H5OH + 2CO2

THPT Sóc Trăngvn dn11

IV. Điều chế và Ứng dụng của Glucozo

1. Điều chế  Glucozo trong công nghiệp

– Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim

– Thủy phân xenlulozơ với xúc tác HCl đặc

 (C6H10O5)n + nH2O  → nC6H12O6

2. Ứng dụng của Glucozo

– Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng)

– Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit độc)

B. FRUCTOZƠ

– Công thức phân tử C6H12O6.

– Công thức cấu tạo CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CO – CH2OH.

cấu tạo phân tử của fructozo mạch vòng

cấu tạo phân tử fructozo mạch vòng

 – Trong dung dịch, frutozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh.

I. Tính chất vật lí của Fructozo

 –  Là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước.

 –  Vị ngọt hơn đường mía.

 –  Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%).

II. Tính chất hóa học của Fructozo

– Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.

– Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường.

– Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức.

– Tính chất của xeton

 + Tác dụng với H2 tạo sobitol.

 + Cộng HCN (axit xiahidric)

– Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

 1632527618367zel90ja 1632527618367zel90ja

– Fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.

* Lưu ý: Không phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc hay phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Để phân biệt glucozo với fructozo dùng dung dịch nước brom.

C. Bài tập về Glucozo và Fructozo

Bài 1 trang 25 SGK Hóa 12: Glucozơ và fructozơ:

A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

B. Đều có chứa nhóm CHO trong phân tử.

C. Là hai dạng thù hình của cùng một chất.

D. Đều tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.

* Lời giải bài 1 trang 25 SGK Hóa 12: 

– Đáp án: A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

Bài 2 trang 25 SGK Hóa 12: Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả 4 dung dịch trên ?

A. Cu(OH)2.

B. Dung dịch AgNO3/NH3.

C. Na kim loại.

D. Nước brom.

* Lời giải bài 2 trang 25 SGK Hóa 12:

– Đáp án: A. Cu(OH)2

– Bảng nhận biết như sau:

Thuốc thử | Chất cần nhận biết  C6H12O6  C3H5(OH)3  HCHO  C2H5OH
dd Cu(OH)2 ở t0 thường  xuất hiện dd xanh lam  xuất hiện dd màu xanh lam  Không phản ứng  Không phản ứng
dd Cu(OH)2 ở t0 cao  xuất hiện kết tủa đỏ gạch   xuất hiện dd màu xanh lam  xuất hiện kết tủa đỏ gạch  Không phản ứng

– Phương trìn phản ứng hóa học:

 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

 C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH 1632527619n0otz0293k 1632527619n0otz0293k C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

 HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓ (đỏ gạch) + 6H2O

Bài 3 trang 25 SGK Hóa 12: Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?

* Lời giải bài 3 trang 25 SGK Hóa 12:

– Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m

như tinh bột có công thức là: (C6H10O5)n

– Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:

+ Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như : glucozơ và fructozơ.

+ Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như : mantozơ.

+ Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như: tinh bột,…

Bài 4 trang 25 SGK Hóa 12: Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?

* Lời giải Bài 4 trang 25 SGK Hóa 12:

– Những thí nghiệm chứng minh được cấu tạo phân tử glocozơ có nhóm chức -CHO và nhóm -OH:

+ Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic chứng tỏ phân tử glucozơ có nhóm –CH=O.

+ Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ở vị trí kề nhau.

+ Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm –OH.

+ Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan, chứng tỏ phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C tạo thành một mạch dài không nhánh.

Bài 5 trang 25 SGK Hóa 12: Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học:

a) Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.

b) Fructozơ, glixerol, etanol.

c) Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.

* Lời giải bài 5 trang 25 SGK Hóa 12:

a) Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic

Thuốc thử |

Chất cần nhận biết

 Glucozo

 C6H12O6

 Glixeron

C3H5(OH)3

 Etanol

 C2H5OH

 Axetic

 CH3COOH

 Quỳ tím  Không đổi màu  Không đổi màu  Không đổi màu  màu Hồng
 dd Cu(OH)2 lắc nhẹ  xuất hiện dd xanh lam  xuất hiện dd màu xanh lam  Không tan  –
dd Cu(OH)2 OH, t0  xuất hiện kết tủa đỏ gạch   Không kết tủa  –  –

– Phương trình phản ứng hóa học:

 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

 C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH 16325276190crwvmk5ds 16325276190crwvmk5ds C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

b) Fructozơ, glixerol, etanol.

Thuốc thử |

Chất cần nhận biết

 Glucozo

 C6H12O6

 Glixeron

 C3H5(OH)3

 Etanol

 C2H5OH

 dd Cu(OH)2 lắc nhẹ  xuất hiện dd xanh lam  xuất hiện dd màu xanh lam  Không tan
dd Cu(OH)2 OH, t0  xuất hiện kết tủa đỏ gạch   Không kết tủa  –

– Phương trình phản ứng hóa học:

 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

 C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH 16325276190crwvmk5ds 16325276190crwvmk5ds C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

c) Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.

Thuốc thử |

Chất cần nhận biết

 Glucozo

C6H12O6

 Fomandehit

 HCHO

 Etanol

 C2H5OH

 Axetic

 CH3COOH

 Quỳ tím  Không đổi màu  Không đổi màu  Không đổi màu  màu Hồng
 dd Cu(OH)2 lắc nhẹ  xuất hiện dd xanh lam  Không tan  Không tan  –
dd Cu(OH)2 OH, t0    xuất hiện kết tủa đỏ gạch  Không kết tủa  –

– Phương trình phản ứng hóa học:

 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu(xanh lam) + 2H2O

 HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓(đỏ gạch) + 6H2O

Bài 6 trang 25 SGK Hóa 12: Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

* Lời giải bài 6 trang 25 SGK Hóa 12:

– Theo bài ra, ta có số mol glucozơ là: 1632527619lzi3van8y4 1632527619lzi3van8y4

– Phương trình phản ứng: 

 C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

– Theo PTPƯ thì số mol Ag: nAg = 2.nC6H12O6 = 2.0,2 = 0,4 (mol)

⇒ mAg = 0,4.108 = 43,2 (g)

⇒ Số mol AgNO3: nAgNO3 = 2.nC6H12O6 = 2.0,2 = 0,4 (mol) ⇒  mAg = 0,4.170 = 68 (g).

Hy vọng với bài viết hệ thống lại tính chất hoá học, tính chất vật lý và công thức cấu tạo cùng bài tập Glucozo, Fructozo ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt!

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button