Tổng hợp

Tinh bột, Xenlulozơ Tính chất hóa học, Tính chất vật lý, Ứng dụng của Tinh bột và Xenlulozơ – Hóa 9 bài 52

Tinh bột và Xenlulozơ là những gluxit quan trọng đối với đời sống của con người. Tinh bột là lương thực quan trọng, còn xenlulozơ được dùng để sản xuất giấy, vải sợi, đồ gỗ,…

Vậy Tinh bột và Xenlulozơ có tính chất hóa học và tính chất vật lý gì? cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ ra sao? Chúng có ứng dụng gì trong đời sống con người? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem bài: Tinh bột, Xenlulozơ Tính chất hóa học, Tính chất vật lý, Ứng dụng của Tinh bột và Xenlulozơ – Hóa 9 bài 52

I. Trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ

• Tinh bột: Có trong các loại hạt, củ, quả như lúa, ngô, khoai chuối xanh,…

một số thực phẩm nhiều tinh bộtMột số thực phẩm nhiều tinh bột

• Xenlulozơ: Là thành phần chính của bông, gỗ, tre, nứa,…

II. Tính chất vật lý của tinh bột, xenlulozơ

Tính chất vật lý của tinh bột

– Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

Tính chất vật lý của xenlulozơ

– Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

III. Đặc điểm cấu tạo của tinh bộ, xenlulozơ

– Công thức phân tử của tinh bột và xenlulozơ là (-C6H12O5-)n.

– Phân tử gồm nhiều mắt xích -C6H12O5– liên kết với nhau số mắt xích trong:

  Phân tử tinh bột n ≈ 1200 – 6000.

  Phân tử xenlulozơ n ≈ 10000 – 14000.

IV. Tính chất hóa học của tinh bộ, xenlulozơ

1. Phản ứng thủy phân tinh bột, xenlulozơ

 (-C6H12O5-)n +nH2O  nC6H12O6 

2. Tác dụng của tinh bột với iot

– Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng (đây là phương pháp dùng để nhận viết hồ tinh bột hoặc nhận biết iot)

V. Ứng dụng của tinh bộ, xenlulozơ

– Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp

 6nCO2 + 5nH21581585932g5d1s40mvz 1639452804 1581585932g5d1s40mvz 1639452804  (-C6H12O5-)n + 6nO2

– Trong đời sống tinh bột lương thực quan trọng cho con người, sản xuất glucozơ và rượu etylic; Xenlulozơ được ứng dụng để sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, vải sợi, đồ gỗ,…

VI. Bài tập về Tinh bột, xenlulozơ

* Bài 1 trang 158 SGK Hóa 9: Chọn từ thích hợp (xenlulozơ hoặc tinh bột) rồi điền vào các chỗ trống:

a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều …

b) Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là …

c) … là lương thực của con người

° Lời giải bài 1 trang 158 SGK Hóa 9:

a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều tinh bột.

b) Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.

c) Tinh bột là lương thực của con người.

* Bài 2 trang 158 SGK Hóa 9: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.

B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.

C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.

D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.

° Lời giải bài 2 trang 158 SGK Hóa 9:

◊ Chọn đáp án: D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.

* Bài 3 trang 158 SGK Hóa 9: Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn màu trắng sau:

a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.

° Lời giải bài 3 trang 158 SGK Hóa 9:

a) Nhận biết tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

• Lần lượt cho các mẫu chất vào nước:

  – Chất tan trong nước là saccarozơ.

  – Hai chất còn là là tinh bột và xenlulozo

• Cho hai chất còn lại tác dụng với với dung dịch iot

  – Mẫu thử nào chuyển sang màu xanh là tinh bột, mẫu còn lại là xenlulozơ

b) Nhận biết tinh bột, glucozơ, saccarozơ.

• Cho các mẫu thử hòa tan vào nước:

  – Chất không tan là tinh bột.

  – Hai chất còn lại tan trong nước là glucozơ và saccarozơ

• Cho hai chất còn lại tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 dư

  – Chất nào có phản ứng tráng gương (tạo chất màu snasg bạc bám trên thành ống nghiệm) đó là glucozơ, còn lại là saccarozơ.

 PTHH: C6H12O6 + Ag2 C6H12O7 + 2Ag↓

* Bài 4 trang 158 SGK Hóa 9: Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sau:

a) (- C6H10O5 -)n → C6H12O6 hiệu suất 80%.

b) C6H12O6 → C2H5OH hiệu suất 75%.

Hãy viết phương trình theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột.

° Lời giải bài 4 trang 158 SGK Hóa 9:

– Phương trình phản ứng hóa học:

 (-C6H10O5– )n + nH2O → nC6H12O6

  1 mol                           1 mol

⇒ 162n tấn ( -C6H10O5– )n tạo ra 180n tấn nC6H12O6

– Vì hiệu suất 80% nên khối lượng glucozơ thu được từ 1 tấn tinh bột là:

 1581587743y1ee3cnv20 1639452804 1581587743y1ee3cnv20 1639452804

– Phương trình phản ứng tạo rượu etylic:

 C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

  1 mol       2mol

 180 tấn     2.46 = 92 tấn

  8/9 tấn     ? tấn

⇒ Theo PTPƯ trên thì từ 180 tấn C6H12O6 sẽ tạo ra 2.46 = 92 tấn C2H5OH

 Vậy 8/9 tấn C6H12O6 sẽ tạo ra: 1581587745rskwss6gom 1639452805 1581587745rskwss6gom 1639452805 tấn C2H5OH

– Vì hiệu suất 75% nên khối lượng rượu etylic thu được: 

 1581587820dtzpmnutem 1639452805 1581587820dtzpmnutem 1639452805 (tấn) = 340,7(kg).

Hy vọng với bài viết về Tinh bột, Xenlulozơ Tính chất hóa học, Tính chất vật lý, Ứng dụng của Tinh bột và Xenlulozơ giúp ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button