Trong dân gian vẫn thường quan niệm rằng bà bầu không nên đi thăm đẻ vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến em bé đang trọng bụng. Cụ thể, ông bà ta vẫn nghĩ rằng khi mẹ bầu đi thăm đẻ thai nhi trong bụng sẽ nhìn thấy em bé nằm ngoài vui quá và theo ra ngoài. Từ đó dẫn đến việc sinh non, sẩy thai. Tuy nhiên, thực hư lời đồn đó như thế nào? bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Câu trả lời nằm ngay bên dưới, chúng ta cùng tham khảo nhé! Với Viknews nhé.
- Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- Lời bài hát Mang tiền về cho mẹ – Đen Vâu ft. Nguyên Thảo (Lyrics)
- SBTC Esports đối đầu Buriram United Esports ở chung kết Tốc Chiến FBANG SEA EC 2021
- Hướng dẫn thu thập và sử dụng Cookie Cutter trong Cookie Run: Kingdom
- Lilulu Mod APK v1.1.3 Full paid for free (Đã test OK 100%)
Video bà bầu có kiêng đi thăm bà đẻ không
Bạn đang xem bài: Thực hư về lời đồn bà bầu kiêng đi thăm bà đẻ
Bà bầu kiêng đi thăm bà đẻ – đúng hay sai?
Chúng ta cùng làm rõ quan niệm bà bầu có nên kiêng thăm bà đẻ? Như đã trình bày, các cụ thường dặn dò bà bầu không nên đi thăm bà đẻ vì sợ ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi việc đi thăm bà đẻ sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi đang nằm trong bụng. Việc sẩy thai hay động thai, sinh non thường xuất phát từ các nguyên nhân khác. Cụ thể như: Mẹ mắc một số bệnh lý trong thai kỳ, nhau bong non, nhau thai tiền đạo, tiền sản giật, stress, va chạm mạnh, thiếu dinh dưỡng…
Vì thế, việc đi thăm bà đẻ sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngược lại, việc đến thăm bà đẻ còn mang lại nhiều lợi ích khác. Như: chia sẻ kinh nghiệm vượt cạn, kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh, những vấn đề thường gặp phải trong quá trình sinh nở…
Từ đó, bạn sẽ đúc kết được những kinh nghiệm hay và áp dụng cho bản thân sau này. Giúp quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ cũng như chăm sóc bé cưng được dễ dàng hơn.
Bà bầu đi thăm bà đẻ có sao không
Những trường hợp sinh non sau khi thăm đẻ chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc do đi lại, vận động quá nhiều chứ không liên quan gì đến vấn đề bé ham vui và ra sớm như dân gian vẫn thường đồn thổi. Do đó, chị em có thể an tâm về vấn đề này nhé!
Cần làm gì khi động thai?
Khi không may bị động thai, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh đến khi lại sức
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, bổ sung rau xanh, hoa quả để cân bằng đạm và tinh bột trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Tuyệt đối không được ăn đồ tanh, thức ăn khó tiêu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… Ngoài ra, không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Bên cạnh đó, bạn nên ăn một số món ăn giúp an thai như cháo cá chép, nước hạt sen, cháo gà…
- Không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các bài thuốc an thai từ dân gian. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, chị em phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn bằng cách nghe nhạc, massage để cơ thể không bị stress…
- Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng trong thời gian này
- Không xoa bóp bụng
- Không thục rửa âm đạo, thăm khám phụ khoa để tránh kích thích tử cung
Những cách phòng ngừa động thai
Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé cưng trong bụng, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress
- Xây dựng thực đơn khoa học, cân bằng các dưỡng chất trong chế độ ăn hằng ngày
- Không làm việc quá sức, ngủ sớm, không thức khuya
- Không vận động mạnh, đi lại nhẹ nhàng nhất là trong những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ
- Nên tham gia các lớp yoga cho bà bầu để cơ thể dẻo dai và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sau này
- Khám thai và siêu âm đúng lịch hẹn của bác sĩ
Như đã trình bày, việc bà bầu đi thăm bà đẻ sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Do đó, chị em mang bầu có thể thoải mái đi thăm đẻ, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm vượt cạn và chăm sóc em bé. Tuy nhiên, chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không nên đi bộ quá nhiều vì có thể khiến động thai.
Bà bầu có được đi đầy tháng không
Theo quan điểm kiêng thăm gái đẻ bên trên, đầy tháng là thời điểm kết thúc khả năng mang lại vận xui của bà đẻ. Do đó, đây cũng là thời điểm thuận lợi để đến thăm và chúc mừng gia đình có thêm thành viên mới. Tuy nhiên, ngày đầy tháng là một dấu mốc quan trọng đối với em bé, là thời điểm kết thúc nhiều kiêng kỵ. Thông thường hôm đó gia đình cũng tổ chức lễ cúng Mụ để tạ ơn bà Mụ và rất nhiều hoạt động ăn mừng khác.
Bà bầu có kiêng đi thăm người ốm không
Bà bầu có kiêng đi thăm người ốm không? Theo quan niệm ông bà xưa để lại, phụ nữ khi mang bầu nhất định phải kiêng đi thăm người ốm bởi nó có thể khiến cho đứa con bị dị tật, hoặc bị vía nặng của người mang bệnh yểm khiến cho bé sau này khó nuôi, ăn ngủ không ngoan.
Ngoài ra, nhiều nguồn tin còn cho rằng bà bầu thường có sức khỏe yếu hơn người bình thường, việc bà bầu đi thăm người ốm bị bệnh nhẹ thì không sao nhưng nếu đi thăm người mắc bệnh hiểm nghèo, hay bệnh truyền nhiễm thường sẽ có vi rút xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mang bầu và em bé trong bụng.
Nhà có tang có nên đi thăm bà đẻ
Theo quan niệm nhân gian đám tang là nơi có không khí trầm lặng, khá nặng nề, có nhiều âm khí dễ ảnh hưởng những người vía yếu như trẻ con. Vì vậy, chúng tôi khuyên các bạn không nên đi thăm trẻ con, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bởi trẻ sơ sinh còn non nớt, hồn vía còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi những vía nặng, năng lượng tiêu cực, năng lượng xấu, khiến trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm. Nếu bạn là người có con nhỏ, hoặc gia đình có con nhỏ dưới 1 tuổi nên hạn chế đi đám tang, theo kinh nghiệm dân gian thì việc bạn đi đám tang có thể sẽ mang những năng lượng xấu về nhà.
Ngoài ra thì người mới có tang cũng không nên đến thăm trẻ. Vì theo quan niệm dân gian âm khí vẫn còn rất nặng nề.
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đã biết được bà bầu kiêng đi thăm bà đẻ là đúng hay sai rồi đúng không nào? Nếu còn thắc mắc gì về sức khỏe mẹ và bé, hãy truy cập website Viknews Việt Nam của chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp