Giai đoạn bé từ 10 đến 12 tháng tuổi cũng khá cứng cáp khi đã biết ngồi, biết bò nên sẽ cần bổ sung nhiều năng lượng để phù hợp với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đặc biệt này. Với thực đơn cho bé 10-11-12 tháng tuổi viện dinh dưỡng, Vikews Việt Nam mong muốn rằng sẽ giúp mẹ thoát khỏi những băn khoăn, lo lắng về vấn đề dinh dưỡng cho con.
Video thực đơn cho bé 11 tháng
Bạn đang xem bài: Tham khảo thực đơn cho bé 10-11-12 tháng tuổi viện dinh dưỡng
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho bé 10-11-12 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, mẹ vẫn nên đảm bảo phải đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn. Đó là chất bột đường (bột), chất đạm (thịt,cá, tôm, cua), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng (rau, trái cây). Chỉ cần thiếu 1 trong những nhóm dưỡng chất trên cũng gây ra nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ví dụ, phần ăn thiếu chất béo sẽ khiến trẻ khó hấp thu được nhiều loại vitamin như A, D, E, K do các vitamin này cần phải được hòa tan trong dầu.
Thực đơn cho bé 10-11-12 tháng tuổi nên có đủ các nhóm dưỡng chất
Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho bé thông qua 3 bữa bột chính thì mẹ vẫn duy trì cho bé bú 500-700 ml sữa (sữa mẹ, sữa ngoài, và các thực phẩm từ sữa). Mẹ có thể cho ăn thêm các bữa nhẹ như: snack, bánh quy, hoa quả tươi, để tăng cường thêm năng lượng cho sự hiếu động của bé.
Những thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với bé 10-11-12 tháng tuổi
+ Sữa mẹ, sữa bột và sữa tươi.
+ Ngũ cốc giàu sắt.
+ Phô mai, sữa chua và các chế phẩm từ sữa khác.
+ Thực phẩm chứa nhiều protein: trứng, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, đậu phụ, đậu Hà Lan…
+ Các loại hoa quả: cam, chuối, đào, lê, bơ.
+ Các loại rau củ: cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang.
+ Các loại đồ ăn nhẹ: bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O để bé thích ăn và đa dạng thực phẩm hơn.
Mệ cần đa dạng hóa thực phẩm cho trẻ ăn mỗi ngày
Những lưu ý khi cho trẻ 10-11-12 tháng tuổi ăn
+ Theo thực đơn cho bé 10-11-12 tháng tuổi viện dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa chính mỗi ngày và xen với một số món nhẹ như bánh quy, snack, váng sữa, hoa quả, sữa chua, và uống thêm sữa bổ sung như sữa mẹ và sữa công thức.
+ Hãy cho trẻ ăn ít một, hạn chế ăn những loại thực phẩm khó tiêu. Nếu khả năng thấy bé có thể ăn nhiều hơn thì sẽ tăng dần lượng thức ăn lên cho phù hợp.
+ Dù trẻ có ăn dặm thì mẹ vẫn để trẻ tiếp tục bú sữa vì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn quan trọng đối với trẻ trong suốt năm đầu đời. Bên cạnh đó, sữa công thực cũng cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho trẻ.
+ Mẹ hãy quan sát để hiểu trẻ thích ăn những món ăn nào và không thích ăn món nào để chọn lọc ra thực đơn phù hợp nhất, giúp trẻ ăn ngon miệng nhất mà vẫn đảm bảo đủ chất.
+ Luôn cố gắng đa dạng thực đơn cho trẻ không ngán hay sợ ăn. Những món khiến trẻ bị dị ứng thì nên tránh đưa vào bữa ăn hằng ngày.
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng viện dinh dưỡng
Mẹ nên cho trẻ ăn bột đặc và thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể cầm ăn được. Lượng bữa có thể là 3 bữa và có 1 bữa bú mẹ. Lượng thức ăn phù hợp nhất đưa vào cơ thể là khoảng 200-250ml.
Theo chuẩn của WHO, cân nặng trung bình của bé trai 10 tháng tuổi khoảng 9,2 kg và cao 73,3 cm. Bé gái nặng trung bình 8,5kg và chiều cao là 71,5cm. Với cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn này, mẹ có thể biết được con đang thiếu cân hay thừa cân. Dưới đây là 5 thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn, thiếu cân, mẹ nên tham khảo.
Cháo ếch lá sen cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn
Nguyên liệu:
- Thịt ếch 100g
- Bột sa nhân 5g
- Lá sen 1 cái
- Gạo tẻ 150g
- Gia vị: hành, muối
Cách làm
- Bước 1: Vo sạch gạo rồi bỏ vào nồi, thêm nước và nấu chín thành cháo.
- Bước 2: Làm sạch ếch rồi năm nhỏ, xào qua cho săn với hành, dầu ăn.
- Bước 3: Đổ thịt ếch đã xào vào nồi cháo, cho thêm sa nhân vào nấu cùng. Dùng lá sen đậy vào nồi cháo
- Bước 4: Nấu thêm 5 phút thì nêm gia vị, tắt bếp và múc ra bát cho nguội bớt. Cho bé ăn vào bữa sáng là thích hợp nhất.
Bé 10 tháng tuổi biếng ăn nên ăn cháo lươn khoai môn cà rốt
Nguyên liệu:
- 15g gạo tẻ
- 50g khoai môn
- 40g lươn
- 40g cà rốt
- gia vị: dầu ăn, muối hoặc nước mắm
Cách làm:
- Bước 1: Nấu gạo với khoai môn trong 45 phút cho chín nở
- Bước 2: Làm sạch lươn, bỏ gân rồi hấp chín, thái nhỏ
- Bước 3: Cà rốt rửa sạch, thái hạt lựu
- Bước 4: Thêm ½ chén nước vào nồi cháo khoai môn ở bước 1.
- Bước 5: Cho tiếp cà rốt vào và đun thêm 5 phút. Sau đó cho lươn vào nấu cùng.
- Bước 6: Nêm gia vị vừa miệng, đợi nguội bớt thì thêm 1 thìa dầu ăn vào khuấy đều, cho bé thưởng thức.
Cháo lươn khoai môn cho bé 10 tháng
Ruốc cá hồi cho bé biếng ăn
Trong các lại ruốc, ruốc lá hồi có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Do đó mẹ đừng bỏ qua món này trong thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn.
Nguyên liệu
- Cá hồi phi lê vẫn còn da và xương
- 1 nhánh gừng
- 1 ly sữa tươi
- Muối, hạt nêm, tiêu
- 2-3 gốc hành trắng
Cách làm
- Rửa sạch cá hồi, để ráo nước rồi cho vào bát lớn. Đổ sữa tươi vào ngâm cá trong 15 phút
- Rửa sạch gốc hành trắng, thái khúc, gọt vỏ gừng và thái sợi nhỏ
- Nhấc cá ra dùng khăn thấm khô rồi bỏ vào đĩa ướp muối tiêu vừa ăn. Rắc hành và gừng lên trên rồi đem hấp chín
- Cho cá lên chảo, thêm muối và tiêu rồi dùng muôi miết cho ra tơi ra.
- Tắt bếp, múc cá ra bát cho nguội. Nếu cá vẫn chưa thành sợi, bạn miết tiếp.
Có thể dùng ruốc cá hồi trộn cơm, nấu cùng cháo trắng cho bé ăn. Vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp bé ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa hơn và khắc phục chứng biếng ăn tốt hơn.
Cháo gà nấu nấm rơm cho bé biếng ăn
Nguyên liệu
- Gạo 20g
- Gà nạc 30g
- Nấm rơm 30g
- Dầu ăn 10g
- Nước 250ml
- Nước mắm, muối iốt
Cách làm
- Bước 1: Vo sạch gạo, ngâm 30 phút
- Bước 2: Gà nạc xé sợi vừa ăn. Nấm rơm băm nhuyễn, lọc lấy nước rồi đổ vào nồi cháo. Đun sôi 10 phút.
- Bước 3: Khi cháo chín nở đều, đổ ra chén. Nêm nhạt một chút rồi thêm 1 thìa dầu ăn vào khuấy đều
- Bước 4: Thêm hành ngò băm nhuyễn rồi cho bé thưởng thức.
Bột thịt rau dền – Món ngon cho bé 10 tháng tuổi lười ăn
Nguyên liệu
- Bột gạo 25g
- Thịt heo nạc 30g
- Rau dền 30g
- Dầu 10g
- Nước 200ml
- Gia vị: mắm, muối iot
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch rau dền xay nhuyễn. Hòa bột gạo vào nước cho tan
- Bước 2: Băm thịt heo cho nhuyễn, thêm chút nước cho sệt
- Bước 3: Nấu chín hỗn hợp thịt heo với bột gạo.
- Bước 4: Khi bột gạo và thịt heo chín nở sệt sệt, thêm rau dền vào đun thêm 5 phút.
- Bước 5: Khuấy đều tay để bột không vón cục, nêm gia vị vừa ăn (hơi nhạt một chút cũng không sao). Đổ ra bát và thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy dều rồi cho bé thưởng thức.
Cháo gà nấm rơm – Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi viện dinh dưỡng
Khi trẻ 11 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ tập ăn cháo và thức ăn thái khúc. Mỗi ngày 3 bữa chính và 1 bữa bú mẹ. Lượng thức ăn mỗi ngày từ 250ml-300ml
Thực đơn ăn dặm của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất:
– Nhóm tinh bột: Sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn vì có gluten) ý dĩ, hạt sen, đậu xanh (vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu).
– Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng sữa, cua, tôm… là những thực phẩm chứa nhiều đạm. Khi mới bắt đầu tập ăn bổ sung, nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu. Từ tháng thứ 7 có thể cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua…. Tháng thứ 8 trở đi trẻ cần ăn đa dạng hơn.
– Nhóm vitamin và khoáng chất: Cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ…
– Nhóm chất béo: Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (người trưởng thành là 2:1). Nên cho ăn đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, mè, ôliu, …), riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Đặc biệt lưu ý phải cho trẻ ăn lượng dầu/mỡ phù hợp trong các bữa ăn. Khi bắt đầu ăn bổ sung mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, 8 tháng trở lên 5ml, gần 1 tuổi trở 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 12 tháng tuổi viện dinh dưỡng
Mẹ cho trẻ ăn cháo trắng kết hợp các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm, rau xanh, thêm chút dầu ăn trẻ em để trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
Bảng gợi ý của Viện Dinh dưỡng Trung ương:
Bảng thực đơn của Trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM – Theo Sách Nuôi Con Mau Lớn:
Trên đây là lời khuyên về thực đơn cho bé 10-11-12 tháng tuổi viện dinh dưỡng mà mẹ có thể dựa vào đó để xưng dựng nên những món ăn dặm phù hợp với sự phát triển của trẻ trong từng tháng tuổi. Mẹ nên chú ý đa dạng thực phẩm, cân bằng mọi nhóm dưỡng chất, ngoài 3 bữa chính có thể cho trẻ ăn nhẹ và bú thêm.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp