Để nắm rõ cách làm dạng bài tả con đường làng em, mời các em tham khảo hướng dẫn dưới đây của Đọc Tài Liệu. Ngoài ra còn có nhiều bài văn mẫu hay để các em hiểu rõ hơn và có thêm nhiều gợi ý làm bài.
——————–
Bạn đang xem bài: Tả con đường làng em
Hướng dẫn làm bài tả con đường làng em
1. Mở bài:
– Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.
2. Thân bài:
– Tả hình ảnh con đường quen thuộc nơi làng quê.
– Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp. Đường đất hay có rải đá? Lát gạch, tráng xi măng?)
– Những nét riêng quen thuộc.
+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, những ngôi nhà)
+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.
– Con đường vào buổi sáng khi em đi học
– Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
– Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.
– Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.
3. Kết luận: Tình cảm cùa em đối với con đường như thế nào?
>> Xem thêm: Tả con đường từ nhà tới trường
Bài văn mẫu tả con đường làng em
Bài văn mẫu 1
Cứ mỗi buổi sáng thì em lại bước đi trên con đường làng để đến trường. Con đường làng quen thuộc đối với em, nơi đây nó đã gắn bó với em từ rất lâu rồi. Tuy không được to đẹp như đường trên thành phố nhưng em vẫn rất yêu quý con đường này.
Con làng quen thuộc mà em hay đi nó quanh co và uốn lượn mềm mại.Con đường mà nhỏ và hẹp. Điều này cũng thật là dễ hiểu bởi em được sinh ra ở một vùng quê nghèo. Hai bên đường, cỏ cây mọc kín lối. Đặc biệt, con đường làng dường như cũng rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Cứ mỗi khi đến mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, nó dường như cứ vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Con đường em hay đi học thật nhỏ và chỉ là một con đường đất đỏ, mỗi khi trời mưa thì đường cũng rất trơn trượt. Nhưng mấy năm gần đây thì con đường đã được đổ bê tông thật đẹp, em đi học cũng không lo cảnh đường lầy lội và bẩn như trước nữa. Làng em cũng đã có rất nhiều đổi thay.
Bên cạnh đó có biết bao ngả đường lớn, con đường làng em vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm nhưng lại gắn bó với em. Quả thật những điều đó làm em như thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường con đường làng, giờ đây cũng có nhiều ngôi nhà khang trang mọ lên, rồi có cả những quán quà vặt. Nhưng em vật thích đó là hàng cây ven đường như tỏa bóng râm để cho chung em đi học không bị nóng bức.
Quên sao được khi mà trong những ngày học lớp một mẹ dắt tay em đi thì em còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, em dường như lại thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên chút nữa em như lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Có lẽ chính hây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít… Con đường đã được tu sửa nhiều nhưng những cảm xúc trước đây và hiện nay của con đường làng dường như chưa bap giờ phai nhạt trong tâm trí em
Và cứ mỗi lần nhắc đến con đường làng thân quen này là bao kỉ niệm lại hiện về trong em, mãi mãi không bao giờ phai.
Con đường làng dường như cũng đã là một người bạn tốt của em ngay từ khi em còn hỏ và cho đến bây giờ. Em nghĩ rằng cho dù mai sau này có đi đâu đi chăng nữa thì em cũng không bao giờ quên được con đường này.
>> Tham khảo: Tả cảnh đường phố nơi em ở vào buổi chiều
Bài văn mẫu 2
“Quê hương” chính là hai tiếng nghe như thật là giản dị mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ dường như ai ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. Tuổi thơ của em lại như đã được gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,… nhưng dường như con đường làng là một sự gắn bó thân thiết nhất của em.
Đó không phải là con đường to lớn mà nó chỉ là con đường rải đá răm như bao con đường bình thường khác mà thôi. Tuy không rộng lắm, đã thế con đường lại gồ ghề, lồi lõm rất khó đi. Nhưng em cũng thấy được con đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Đặc biệt hơn là cứ mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Ở phía đầu làng, cây gạo lúc này đây dường như cứ đứng giương dù che nắng. Nơi đây, chính con đường làng thân quen này cũng như đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Đặc biệt hơn thế nữa, em như thấy được chính ở hai bên đường là hàng bạch đàn thật to lớn tỏ bóng mát với những chiếc lá nhỏ như con mắt thật lạ cứ như nhìn xuống đường.
Không những thế thì sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, rộng như thẳng cánh cò bay. Thế những khi đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn khi chúng đã nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược quê hương em. Nhìn từ xa mới thấy được ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá, những ánh nắng dường như cũng đã chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Có lẽ rằng tất cả mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Tất cả những trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ…. ồn ã. Đặc biệt hơn em như thấy được khi mà trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Không chỉ thế thôi đâu, em như thấy được những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Cứ vào buổi chiều về con đường như thức giấc. Nó dường như lại thật là ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Đó là có những tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây, em như thấy cả những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng.Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, hay đó còn như có cả mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.
Em rất yêu con đường làng, ngày ngày em qua đây đi học và con đường chính là người bạn thân thiết của em.
Bài văn mẫu 3
Chẳng máy ai sống ở làng quê mà không nhớ đến một con đường. Con đường nhỏ dẫn vào cổng làng hay những lối đi ngoằn ngoèo quanh xóm. Con đường làng trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức về làng quê đất nước.
Suốt năm năm đi học cho đến hôm nay, ngày nào tôi cũng đi lại trên con đường ấy. Đó chỉ là một con đường đất thô sơ, có lẽ cũng giông như bao con đường làng khác. Con đường không rộng lắm nhưng cũng đủ thênh thang cho những bước chân chạy nhảy của những chú học trò tinh nghịch chúng tôi.
Con đường chạy dài giữa màu xanh của cây lá, thẳng tắp tới cuối làng, thỉnh thoảng bị cắt ngang bởi một con hẻm vào xóm nhỏ. Tôi đi trên đường, khi thì đi giữa hai hàng rào râm bụt có điểm những chùm hoa đỏ tươi như những chiếc đèn trung thu, khi thì đi dưới một vòm tre mát rượi, hoặc cạnh một rặng chuối, một khóm trúc.
Mỗi buổi sáng, mặt trời vừa tỏa ánh vàng trên các tàu lá dừa bóng mượt, bọn học sinh chúng tôi đều đã có mặt trên đường. Màu áo trắng và màu đỏ của khăn quàng nổị bật lên giữa màu xanh tươi sáng của cây lá và màu vàng sẫm của con đường đất. Chúng tôi thường đi thành nhóm nhỏ, nhóm nào cũng rộn vang tiếng cười nói. Những học sinh lớp bé, nhất là các chú học sinh lớp một, có khi vừa đi vừa cãi nhau rất to về một điều gì đó, đôi lúc đang đi bỗng vụt chạy hoặc đuổi nhau tán loạn.
Trên con đường ấy, các cô bác nông dẫn cũng theo từng nhóm nhỏ ra đồng, người cầm cuốc, người vác cày. Có cả một vài chiếc xe máy cày nhỏ lăn bánh chậm chạp, vừa đi vừa phun khói lên trời và phá ào không gian những tiếng nổ nhịp nhàng đơn điệu. Thỉnh thoảng, chúng tôi phải tránh ra một bên, nhường đường cho một chiếc xe máy phóng qua. Đó là mấy người đi làm hoặc có việc phải lên huyện, lên tỉnh.
Mặc dầu người đi trên đường mỗi lúc một tấp nập, nhưng không khí tĩnh lặng buổi sáng sớm vẫn còn bao phủ khắp làng. Trên các mái nhà cạnh đường, lơ lửng những làn khói bếp. Trên các cành cây còn lóng lánh những giọt sương.
Mùa hà nắng cháy, con đường khô cằn. Mỗi khi có chiếc xe nào chạy ngang qua, bụi tung lên mù trời. Đến mùa mưa, con đường trở nên lầy lội. Những chiếc xe khoét ổ gà, ổ trâu khấp khểnh. Nhiều lần, đang di, có một chiếc xe máy chạy ngang qua, nước từ các hố nhỏ hắt lên cả chiếc áo trắng tinh thật là dở khóc dở cười. Bởi thế mà, cứ mỗi khi nghe tiếng xe đến, tôi liền tìm chỗ khô ráo, nép đợi xa qua rồi mới đi tiếp.
Vào những ngày gần tết, người trong làng tập trung sữa chữa con đường, lấp bằng các hố rãnh, con đường loang lỗ trở nên khang trang, sạch đẹp, bước đi thật thích. Ngày tết, hai bên đường rợp bóng cờ. Cứ nhìn theo hàng cờ kéo dài từ làng này sang làng khác đến hút tầm mắt thật án tượng.
Rồi sẽ có một ngày tôi phải đi tiếp con đường này, sang làng khác, lên huyện lên tỉnh để tiếp tục học hành. Dẫu đi đâu, đặt chân lên những con đường khác, có thể rộng lớn, đẹp đẽ hơn, tôi tin rằng sẽ không bao giờ quên con đường đất dẫn vào làng tôi.
Bài văn mẫu 4
Quê em là một làng cổ nằm giữa vùng đồng bằng trù phú của sông Hồng. Ngày ngày, bước chân em in dấu trên con đường làng quen thuộc. Vậy mà mùa gặt đến, em cảm thấy nó như thay đổi hẳn.
Đường làng em không rộng lắm nhưng lúc nào cũng phẳng phiu, sạch sẽ. Bà em kể rằng, lệ làng ngày xưa quy định cứ mỗi cô gái đi lấy chồng là phải nộp cheo cho làng hai trăm viên gạch để lát đường. Vì thế, con đường khá dài được lát bằng gạch son đều tăm tắp, trông như một dải lụa mềm mại uốn quanh thôn xóm.
Ngày thường, không khí làng quê thật thanh bình, yên ả. Sáng sớm, bà con nông dân ra đồng làm việc. Người vác cày, dắt trâu, kẻ gánh phân, gánh mạ… đi trên đường làng. Mùa gặt tới, con đường như nhỏ lại. Từ sáng sớm đến chiều tối, lúc nào mặt đường cũng rậm rịch bước chân. Tiếng cười tiếng nói rộn rã, xôn xao. Xe cộ, gồng gánh nối tiếp nhau không dứt.
Lúa gặt xong bó thành từng lượm, chất đầy trên các xe cải tiến kéo về làng. Hàng đoàn người kĩu kịt gánh lúa trên vai, mồ hôi ướt đẫm lưng áo bạc màu.
Gương mặt các chị hồng lên, tươi rói dưới ánh nắng trưa. Trên sân phơi từng nhà, lúa chất thành từng đống lớn. Máy tuốt lúa chạy ầm ầm, thóc vàng bắn ra như mưa rào rồi được sàng sẩy thật sạch, đem phơi. Đường làng trải một lượt rơm mới vàng óng, thơm nồng, mùi vị quê hương quyến rũ, thật khó quên. Chúng em chạy nhảy tung tăng trên lớp thảm rơm êm ái. Em hít căng lồng ngực không khí thơm tho, trong lành của ngày mùa.
Những ngày thu hoạch khẩn trương, vất vả rồi cũng qua đi. Con đường trở lại quang đãng, yên ả. Màu gạch đỏ như son, hàng gạch chỉ viền hai bên nghiêng nghiêng thanh tú. Dường như sau những ngày chia sẻ nỗi cực nhọc, lo toan cùng với người, con đường giờ đây nằm duỗi dài thanh thản nghỉ ngơi. Chắc nó cũng rất vui trước một vụ mùa thắng lợi. Em thấy yêu mến và tự hào về con người cùng cảnh đẹp quê hương.
Bài văn mẫu 5
Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm sâu sau những rặng tre làng. Tuổi thơ em gắn với những rặng tre làng, với mùi rơm thơm nức mũi, với những con người thân thương nơi đây.
Đường làng quê em không rộng lắm, nhưng mới được sửa sang nên phẳng phiu và sạch sẽ lắm. Con đường dài quanh co, đi thẳng từ trong làng ra đến rừng bạch đàn, sau đó thông ra ruộng lúa bạt ngàn. Tất cả như một bức tranh thơ mộng tô màu lên cuộc sống, tuổi thơ em thêm nhiều màu sắc hơn.
Ngày ngày, không khí quê em thật thanh bình, yên ả. Sáng sớm, bà con ríu rít gọi nhau ra đồng làm việc. Người vác cày, người dắt trâu, người gánh mạ,… mấy đứa trẻ con được nghỉ học cũng chạy theo bố mẹ ra ngoài đồng chơi cùng chúng bạn. Khi mùa gặt tới, con đường nhỏ được phủ đầy rơm vàng, thơm mát. Ngoài đồng tiếng bà con nói chuyện rôm rả từ sáng tinh mơ đến tận tối mịt, từng bước chân cũng nhanh nhẹn hơn,vội vã hơn. Xe cộ, gồng gánh nối tiếp nhau không dứt.
Cũng trên con đường ấy, từng đoàn xe chở những bó lúa vàng óng kéo nhau về làng. Con đường ấy cũng thấm bao giọt mồ hôi của những người nông dân lao động vất vả. Con đường ấy cũng chứng kiến bao tấm áo ướt đầm trong những vụ mùa bận rộn.
Con đường làng cũng gắn với bao tuổi thơ, khi những đứa trẻ cùng trang lứa cắp sách tới trường. Là những tiếng nói cười giữa trưa hè cùng nhau đi học. Hay hình ảnh những bác nông dân dừng chân nghỉ ngơi dưới gốc đa ven đường. Dường như, con đường làng vẫn luôn ở đó, vẫn luôn âm thầm chứng kiến bao thế hệ lớn lên, nối tiếp nhau. Chứng kiến sự trưởng thành của nhiều con người. CÙng bà con nơi đây chia ngọt sẻ bùi, nâng bước những giấc mơ của bao con người.
Em rất yêu mến và tự hào về con người và ngôi làng nhỏ xinh của em. Nơi có con đường gắn bó với nhiều kỷ niệm một thời của em.
>> Có thể em cần: Tả ngôi trường trong giờ ra chơi
Bài văn mẫu 6
Đường ơi! Đường có nhận ra em không? Em là “Tí con” đây mà. Hôm nay, sau mấy tháng hè lên tỉnh học với bố, em lại được đặt đôi bàn chân nhỏ lên mặt đường làng mát rượi thân thượng.
Đây rồi! Bắt đầu con đường làng em đó. Cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác đầu đoạn đường. Từ đó, đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng mặt bàn nước, xếp hàng tư lát dọc mặt đường cho đến hết làng. Mặt đá trơn mòn dưới nắng mưa, nổi vân màu chì ngang dọc. Nhiều chỗ, mặt đá lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường, biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất kia, nhẵn bóng, đủ vẽ ba bốn “bàn cờ chân chó”, đó là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng ngà, nổi vân như đầu con rồng, là cổng nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái. Còn kia kìa, phiến đá vuông vuông, xanh ghi ấy là cổng nhà em.
Vui nhất là vào những lúc chiều tà, trâu bò thả ở ven đê đi về làng, gõ móng côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ lúc xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá trên mặt đường. Những tối có trăng, mặt đường như khiến khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng, chúng em chơi trốn tìm, đánh trận giả trên cái nền trăng trắng nhờ nhờ ấy.
Ra khỏi làng, đường như gọn lại dưới vòm cây phi lao hai bên. Đường rải đá chạy qua cánh đồng. Đường hòa vào đường lớn lên huyện, lên tỉnh, đi mãi, đi mãi như chẳng biết mỏi chân. Đường đã đưa bao người quê em ra đi. Đường cũng đón bao người trở về. Dù có đi tận đâu, chẳng người nào ở làng em lại quên được đoạn đường lát đá quen thuộc ấy. Bởi vì, mỗi phiến đá nơi đây đã từng nâng đỡ những bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời mình.
Xem thêm các bài văn tả cảnh:
*********
Với hướng dẫn chi tiết và các bài văn tả con đường làng em trên đây của Đọc Tài Liệu, hy vọng các em đã hiểu và nắm được cách làm bài tả đường làng sao cho đầy đủ và hấp dẫn nhất. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tiếng việt 5