Trong thực tế, nhiều em trong chúng ta đã gặp hiện tượng vật nhiễm điện do cọ sát mà chưa biết về khái niệm này. Ví dụ, như ngày thời tiết khô ráo (hay hanh khô), khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu ở trong buồng tối ta còn thấy các chợp sáng li ti.
Cũng giống như thế nhưng kỳ vĩ hơn là hiện tượng chớp và sấm sét trong thiên nhiên. Một trong các nguyên nhân của hiện tượng này là sự nhiễm điện do cọ xát.
Bạn đang xem bài: Sự nhiễm điện do cọ xát là gì? Vật nhiễn điện là gì? có tính chất và khả năng gì? – Vật lý 7 bài 17
Vậy sự nhiễm điện do cọ xát là gì? Vật nhiễm điện có tính chất, đặc điểm và khản năng gì? chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
I. Vật nhiễm điện
– Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
* Ví dụ: Khi cọ xát thước nhựa vào miếng vải khô (lụa, len) rồi đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy, vụ ni-lông thì thấy các vụn giấy hay vụn nilông sẽ bị hút dính vào thước nhựa.
– Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
* Ví dụ: Mảnh phim nhựa có mảnh tôn ở trên, dùng mảnh len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa này, chạm bút thử điện vào mảnh tôn thấy đèn bút thử điện sáng.
→ Vật nhiễm điện khi bị có sát có tính chất (khả năng) gì?
– Vật nhiễm điện khi bị có xát có khả năng hút các vật khác;
– Vật nhiễm điện khi bị có xát có khả năng làm sáng bút thử điện;
II. Vận dụng
* Câu C1 trang 49 SGK Vật Lý 7: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
* Lời giải:
– Khi chải, lược nhựa cọ xát với tóc khô nên cả hai đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút, kéo thẳng ra.
* Câu C2 trang 49 SGK Vật Lý 7: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?
* Lời giải:
– Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi vì mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút được bụi do đó khi thổi bụi trên nó sẽ bay đi. Còn đối với cánh quạt khi quay, đặc biệt là mép quạt cọ xát nhiều với không khí nên nhiễm điện và ở vùng đó có khả năng hút bụi trong không khí bám vào ngày càng nhiều.
* Câu C3 trang 49 SGK Vật Lý 7: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
* Lời giải:
– Khi lau chùi gương soi, kính của sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, thì sự cọ xát làm cho chúng nhiễm điện nên chúng hút bụi vải bám vào nhiều hơn.
– Thông thường để làm sạch bụi gương soi, màn hình tivi ta nên lau bằng giấy báo ẩm, vì lau như vậy có thể không làm cho mặt gương hay màn hình tivi nhiễm điện.
> Có thể em chưa biết: Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó, giữa các đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ánh chớp chói lóa. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm (khi có tia lửa điện giữa hai đám mây) hoặc tiếng sét (khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất).
Như vậy, với nội dung bài viết về sự nhiễm điện do cọ xát là gì? vật nhiễn điện là gì? có tính chất và khả năng gì? ở trên giúp ích cho các em.
Nội dung bài này, các em cần ghi nhớ được các ý chính sau: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát; Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khẳ năng hút các vật khác.
Mọi thắc mắc và góp ý về bài viết các em hãy để lại ở phần đánh giá dưới bài viết để Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp