Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu Staff là gì trong kpop? Staff của Idol là như thế nào? Muốn làm Staff học ngành gì?,…
- NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
- Môi trường truyền âm là gì? Sự truyền âm trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và vận tốc truyền âm – Vật lý 7 bài 13
- Lead time là gì?
- Tính chất hoá học của Photpho (P), cấu tạo phân tử và bài tập về Photpho – hoá 11 bài 10
- Tổng hợp giftcode và cách nhập code Liên Quân Mobile
Staff Tiếng Anh có nghĩa là gì?
Staff là từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt có nghĩa là nhân viên, vị trí cấp thấp trong các bộ phận của doanh nghiệp.
Bạn đang xem bài: Staff là gì trong kpop? Muốn làm Staff Idol học ngành gì?
Mỗi người thuộc lĩnh vực khác nhau sẽ có nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau.
Ý nghĩa của từ Staff khi kết hợp với một số từ khác:
- Sales staff có nghĩa là nhân viên kinh doanh.
- Operation staff: Nhân viên vận hành.
- Hr staff: Nhân viên phòng nhân sự.
- Qc staff: Nhân viên kiểm soát chất lượng.
- QA staff: Nhân viên đảm bảo chất lượng.
- Executive staff: Nhân viên điều hành.
- Production staff: Nhân viên sản xuất.
- Business staff: Nhân viên kinh doanh.
Staff là gì trong Kpop?
Kpop là từ viết tắt của Korean Pop – dòng nhạc Pop của Hàn Quốc.
Staff Kpop là những nhân viên thuộc ban tổ chức của chương trình âm nhạc hoặc là nhân viên trong công ty giải trí bên Hàn Quốc.
Nhiều fan Kpop luôn mong muốn ứng tuyển thành công vào làm nhân viên trong công ty giải trí của idol với hy vọng được theo sát idol 24/24, được cùng nghệ sĩ vi vu khắp đó đây.
Tuy nhiên, trên thực tế nhân viên hỗ trợ bên idol không phải là nghề “đáng mơ ước”. Công việc này có những góc khuất tiêu cực mà không phải ai cũng biết như phải làm ngày làm đêm kể cả trong kỳ nghỉ lễ, chịu nhiều áp lực từ mọi phía, không được công nhận, lương thấp, chế độ nghèo nàn, thậm chí bị ghét bỏ không lý do…
Sự thật về Staff của Idol
Được song hành cùng idol mình đi đến khắp nơi, là ước mơ của bất kì người hâm mộ nào. Và có vẻ như con đường ngắn nhất để cận kề sớm hôm cùng các thần tượng là trở thành staff của họ. Thế nhưng, nghề nghiệp tưởng chừng như đơn giản này lại không hề dễ chút nào. Những áp lực mà các staff phải chịu đựng cũng chẳng ít hơn so với các idol trong giới K-pop.
Làm việc không có ngày nghỉ lễ
Theo chia sẻ của một nhân viên từng làm trong ngành giải trí, các staff của idol phải làm việc 24/24, kể cả ngày lễ. Bởi hoạt động kinh doanh giải trí luôn diễn ra không kể thời gian, và điều đó bắt buộc các nhân viên phải luôn “để mắt tới nghệ sĩ”.
Những ngày nghỉ là thời gian lí tưởng để các chương trình âm nhạc, fan meeting hay concert được diễn ra, khi đó các nhân viên chuyên phụ trách phải hoạt động hết năng suất của mình. Việc hoạt động liên tục vào thời gian nghỉ ngơi như vậy đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của các staff, do đó họ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh và suy giảm sức khỏe trong xã hội Hàn Quốc.
Áp lực chẳng thua kém gì một idol
Staff của Stray Kids luôn ở cạnh thành viên Lee Know khi anh gặp chấn thương chân. (Ảnh: Pinterest)
Nói về áp lực của nghề nghiệp này, một nhân viên từng chia sẻ: “Nghe có vẻ dễ dàng nhưng đó thực chất lại là công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn và cầu toàn nhất. Áp lực là không thể tưởng tượng được. Đây cũng chính là nguyên do mà rất ít người muốn đảm nhiệm vị trí chăm sóc mạng xã hội của nghệ sĩ. Nói trắng ra thì chẳng biết chuyện tồi tệ gì có thể xảy ra ở đó cả”.
Giống như các idol, nhân viên cũng đứng trước nỗi sợ bị ghét bỏ. Nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, có người thậm chí còn mắc bệnh trầm cảm sau khi làm công việc này. Một cư dân mạng đã chia sẻ về câu chuyện của người bạn mình khi làm việc tại công ty giải trí truyền thông: Bạn tôi là nhân viên của một công ty giải trí. Trong thời gian công tác, người hâm mộ bằng cách nào đó đã tìm được tên của người bạn tôi, từ thời điểm đó trở đi cô ấy trở thành gương mặt bị ghét bỏ quen thuộc. Họ đổ lỗi cho cô khi có tình huống tồi tệ xảy ra, mặc dù người bạn tôi hoàn toàn không liên quan gì đến bộ phận gây ra sự cố đó. Cuối cùng người bạn này đã xin từ chức khi căn bệnh rối loạn lo âu ngày càng nghiêm trọng .
Nghề có tiếng mà không có miếng
Nếu như có ai đó nghĩ rằng “staff cho idol” là một nghề nghiệp “việc nhẹ lương cao” thì đó hoàn toàn là sai lầm. “Tất cả đều như một trò đùa vậy” – một cựu “staff cho idol” đã từng khẳng định. Nhiều nhân viên tỏ ra vô cùng bức xúc với chế độ làm việc của công ty họ. Dù phải thức khuya dậy sớm bất kể giờ giấc, nhưng số tiền mà họ nhận được lại không hề xứng đáng. Các cựu nhân viên làm việc lâu năm trong nghề còn chia sẻ rằng họ chưa bao giờ nhận được đồng lương nào khi làm việc ngoài giờ.
“Staff cho idol” – nghề nghiệp tưởng chừng như luôn vui vẻ và được song hành cùng các thần tượng lại có nhiều góc khuất không ai biết. Song, vẫn không thể phủ nhận ở nhiều công ty giải trí khác, các nhân viên cũng nhận được nhiều chính sách đãi ngộ tốt, và được các thần tượng yêu mến, đó là lí do mà vẫn có không ít người vẫn lao vào “nghề nghiệp bạc bẽo này”.
Tố chất của Staff Idol
Mới đây, ông Lee Sang Hwan – cựu nhân viên với thâm niên hơn 11 năm trong ngành giải trí Hàn Quốc, từng làm việc tại CJ E&M, Netmarble Games, JTBC và Big Hit Entertainment (công ty quản lý của BTS) đã chia sẻ về những “bí kíp sống còn” dành cho những bạn trẻ muốn dấn thân vào ngành giải trí, đặc biệt là những công việc đằng sau idol KPOP. Vậy, các nhân viên tương lai cần tố chất gì để thành công trong lĩnh vực đào thải khắc nghiệt này?
Phải thật kiên nhẫn khi làm trong ngành giải trí
Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi sự hoàn hảo tuyệt đối. Những người làm giải trí thường được nhận những nhiệm vụ nhỏ trước và thường không quan trọng lắm. Tuy nhiên thì phải mất một khoảng thời gian và nỗ lực không nhỏ để chứng minh năng lực bản thân và có thể tham gia vào các nhiệm vụ lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.
Chủ động cũng rất quan trọng. Những người thụ động thường không phù hợp làm việc trong ngành giải trí. Các công ty giải trí mong muốn tìm kiếm một người có thể tự đề ra các quy tắc, các kế hoạch và quản lý thời gian tốt. Sẽ tốt hơn nếu người đó có đam mê đối với ngành giải trí.
Không nhất thiết phải có tài năng nghệ thuật
Không nhất thiết bạn phải là một người có tài năng nghệ thuật, trừ khi bạn làm việc ở các vị trí sản xuất như nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ hay đạo diễn sân khấu,…. Nếu muốn tạo nên một bài hát thật hay thì bạn cần có tố chất của một nhạc sĩ, biết viết lời viết nhạc và còn phải chọn lựa ca sĩ để truyền tải bài hát đến công chúng. Và mỗi một vị trí sẽ có những tài năng khác nhau. Còn nếu bạn là một quản lý thì không nhất thiết bạn phải biết hát biết nhảy, đúng không nào?
Bắt buộc là thành viên fanclub
Một số công ty tiết lộ rằng họ muốn được làm việc với người là fan của nghệ sĩ công ty, như vậy sẽ dễ làm việc với nhau hơn bởi một khi đã thích thì họ sẽ dồn hết tâm huyết để phát triển. Tuy nhiên, một số công ty khác vẫn tuyển dụng những nhân viên không là fan của bất cứ một nghệ sĩ nào hoặc kể cả người đó có thích một nghệ sĩ không nằm trong công ty của họ.
Thế nên, các công ty cũng không nhất thiết sẽ kiểm tra xem bạn có thuộc về một fanclub nào hay không.
Có quốc tịch nước ngoài
Tất nhiên, dù bạn có mang quốc tịch nào đi chăng nữa thì bạn vẫn có quyền được ứng tuyển và làm việc nếu được nhận. Hầu hết các idol cần phát triển ra cả thị trường nước ngoài, nên việc có những nhân viên nước ngoài là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở các chi nhánh nước ngoài, khi mà các công ty cần những người hiểu về văn hóa và ngoại ngữ để có thể tìm kiếm tài năng tại nơi đó.
Mức lương ứng với kinh nghiệm và nỗ lực
Mức lương hàng năm của một nhân viên mới không quá khác biệt so với các ngành nghề khác, chẳng hạn như tài chính và sản xuất – khoảng 30 triệu won (27,000 USD). Tuy nhiên, mức tăng lương khá cao nếu bạn có thêm kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này.
Khối lượng công việc nhiều vô kể
Làm việc trong thế giới giải trí đặc biệt bận rộn và lịch trình dày đặc không có thời gian ngủ nghỉ khi các ca sĩ phát hành album mới hoặc có các dự án mới. Bạn có thể sẽ phải ở lại qua đêm tại nơi làm việc và làm việc cả vào cuối tuần để hoàn thành lượng công việc nhiều như núi của mình.
Chủ động, chủ động và chủ động!
Cuối cùng, nếu bạn muốn được nhận vào làm trong một công ty giải trí hay một công việc trong lĩnh vực giải trí, bạn phải chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin và cập nhật các cơ hội mỗi ngày.
Những ngày đầu làm việc chắc hẳn nhiều bạn sẽ tưởng tượng về một nơi làm việc với các idol hàng đầu. Nhưng đời không như là mơ, vô số nhân viên mới đã bỏ việc trong vòng 1 hoặc 2 năm sau khi nhận thức rõ về khoảng cách giữa thực tế và tưởng tượng. Đừng quá mong đợi công việc sẽ vui vẻ và thú vị mọi lúc, mà phải luôn sẵn sàng đương đầu với những khối công việc chất chồng đấy nhé!
Muốn làm Staff Idol học ngành gì?
Làm quản lý các quán ăn, các quán quần áo đã là mơ ước của nhiều bạn trẻ, chính vì vậy khi nhắc tới việc làm quản lý cho các ca sĩ, diễn viên, hoa hậu nổi tiếng thì dường như có sức hút rất lớn và có độ “uy ” rất lớn. Khi nhắc tới công việc quản lý ca sĩ, diễn viên này, mọi người thường khĩ ngay tới đó là một công việc rất được “thèm muốn”: được đi cùng người nổi tiếng đến các sự kiện , quản lý toàn bộ hoạt động, lịch làm việc, quá trình ăn-ngủ-nghỉ của người nổi tiếng thêm vào đó là được đàm phàn mức cát – xê với các đơn vị đối tác, được thay mặt “gà” trả lời câu hỏi của FAN hoặc của truyền thông,.. ai cũng nghĩ rằng quản lý cho người nổi tiếng thật sử là một nghê “mật ngọt”
Khởi điểm của những bạn trẻ khi bắt đầu bước vào nghề này thường là các bạn đã có thời gian làm việc trong ngành truyền thông, biên tập viên hoặc cộng tác viên của các trang web giải trí nổi tiếng, hoặc quen biết rộng trong giới ngôi sao.
BTS SUGA và quản lý
Gần đây, công việc của người quản lý đang được chú ý nhiều hơn vì xuất hiện trên các chương trình giải trí như . Hôm nay, mình sẽ giới thiệu tất cả những điều bạn có thể thắc mắc về nghề quản lý người nổi tiếng!
Người quản lý nhóm nhạc Seventeen đã xuất hiện trong . Riêng tiền ăn đã tốn 1 triệu won một ngày.?
Người quản lý đúng nghĩa là những người có trách nhiệm quản lý nghệ sĩ. Ngoài việc quản lý lịch trình của người nổi tiếng, họ còn phụ trách tất cả các công việc liên quan đến lịch trình! Tuy nhiên, không phải tất cả các quản lý đều làm điều tương tự. Các quản lý phần lớn được chia thành người quản lý đường (road manager), quản lý trưởng (chief manager) và người quản lý cấp điều hành.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem công việc của mỗi quản lý là gì nhé?
Quản lý đường (road manager)
Đây là quản lý của phát thanh viên Park Seong-gwang, người đã xuất hiện trong . Thông qua buổi phát sóng này, cô đã trở nên nổi tiếng khắp Hàn Quốc!
Như cái tên, quản lý đường là những người phải đi lại ở mọi nơi cùng nghệ sĩ. Người quản lý mà chúng ta thường nhắc đến chính là người quản lý đường đúng không? Thông thường, người mới bắt đầu với tư cách quản lý sẽ bắt đầu làm việc ở vị trí quản lý đường! Họ tham gia vào tất cả các lịch trình của nghệ sĩ và ở cùng nghệ sĩ trong 24 giờ.
Quản lý Seventeen chuẩn bị bữa sáng cho 13 thành viên trong
Anh ấy luôn phụ trách lái xe khi thay đổi lịch trình và trong những tình huống cần giữ an toàn cho nghệ sĩ tại nơi đông người, anh ấy cũng đảm nhận công tác an ninh. Đó là lý do tại sao việc có bằng lái là điều đương nhiên và bạn phải lái thật giỏi. Vì lịch trình của người nổi tiếng cũng chính là lịch trình của người quản lý, anh ấy nói rằng mình có rất ít thời gian cá nhân bên cạnh công việc ? Bởi vì anh ấy làm việc cả ngày lẫn đêm nên tiêu hao rất nhiều thể lực.
Quản lý trưởng (Chief manager)
Sau ba đến năm năm làm việc với tư cách là người quản lý đường, bạn sẽ được thăng chức lên quản lý cấp trưởng nhóm. Người quản lý cấp trưởng nhóm sẽ điều hành một số quản lý đường cấp dưới. Họ có trách nhiệm sắp xếp hợp lý lịch trình của nghệ sĩ. Họ nắm giữ nhiệm vụ quan trọng nhất, đó là điều chỉnh lịch trình của nghệ sĩ, quản lý hình ảnh và lập kế hoạch hoạt động!
Họ không chỉ đi cùng nghệ sĩ theo lịch trình đã định như quản lý đường mà còn phải chịu trách nhiệm điều phối lịch trình. Và họ đảm nhiệm hầu hết các công việc liên quan đến lịch trình.
Người quản lý của Seventeen giám sát và phản ánh lại các sai sót tại chương trình phát sóng trực tiếp
Ví dụ, giả sử một nhóm nhạc thần tượng trở lại và được tham gia vào một chương trình giải trí. Sau đó, người quản lý sẽ xem xét lịch trình hiện có của nhóm nhạc thần tượng và quyết định liệu chương trình giải trí có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh của nghệ sĩ hay không! Và ngay cả khi bấm máy, họ sẽ tính đến hình ảnh và hướng hoạt động của nghệ sĩ, nội dung phát sóng được quyết định thông qua cuộc họp với ê-kíp sản xuất! Nhiệm vụ nặng nề hơn chúng ta tưởng đúng không?
Quản lý cấp điều hành
Quản lý 15 năm của Super Junior xuất hiện trong . Đây là một cuộc họp theo lịch trình với các thành viên dựa trên sự dẫn dắt của người quản lý!
Nếu bạn làm việc lâu dài với tư cách là quản lý trưởng và được công nhận về năng lực, bạn có thể trở thành người quản lý cấp điều hành. Quản lý ở cấp điều hành xây dựng mối quan hệ với các biên kịch hoặc PD của đài phát thanh truyền hình và đảm nhận các nhiệm vụ lớn hơn như quan hệ công chúng và casting. Có thể nói theo nghĩa đen rằng đây là người phụ trách mọi thứ liên quan đến nghệ sĩ.
Những người đã làm việc lâu năm từ chức quản lý đường cho đến quản lý cấp điều hành, có thể nói là những chuyên gia trong ngành giải trí. Họ cũng có rất nhiều mối quan hệ tạo dựng được trong thế giới giải trí! Chính vì vậy có khá nhiều trường hợp sau khi làm quản lý ở cấp điều hành sẽ thành lập công ty giải trí riêng để trở thành người đại diện. Một số ví dụ gồm có công ty quản lý của các diễn viên lớn nhất tại Hàn Quốc – “Namoo Actors” hay công ty quản lý của Infinite và Lovelyz – “Woollim”, công ty quản lý của KARA, KARD và April – “DSP” cũng như công ty của G-Friends – “Source Music” là những công ty giải trí được thành lập từ các nhà quản lý.
Lương của Staff Idol bao nhiêu tiền?
Thực tế, lương của quản lý không cao. Tất nhiên, mỗi công ty có chế độ khác nhau nhưng nó thường được gọi là ‘nghề lương ba cọc ba đồng’. Trong trường hợp của quản lý đường, người ta nói rằng ngay cả các công ty lớn cũng chỉ trả mức lương tối thiểu theo giờ (8,720 KRW). Hơn nữa, vì họ làm thêm ngoài giờ quy định rất nhiều nên nếu bạn tính toán chặt chẽ thì giống như làm việc với mức lương thấp nhất theo giờ. Tất nhiên, nếu bạn được thăng chức lên quản lý trưởng hoặc quản lý cấp điều hành, lương của bạn sẽ tăng lên! Như đã đề cập trước đó, mỗi công ty sẽ có mức lương khác nhau nhưng thường được cho là nằm trong khoảng từ giữa 2 triệu won đến đầu 3 triệu won.
Thường có những người quản lý nhận được mức lương rất cao và họ nói rằng họ không ký hợp đồng với công ty giải trí mà là hợp đồng 1: 1 vì mối quan hệ thân thiết của họ với nghệ sĩ! Vì vậy, đây là một trường hợp rất đặc biệt. Trên thực tế, không có bằng cấp thiết yếu nào để trở thành một quản lý. Hầu hết trong số họ đều khởi nghiệp với tư cách là người quản lý đường, vì vậy không có gì đặc biệt ngoài yêu cầu về bằng lái xe và những thứ cần thiết. Có các khoa đào tạo về quản lý tại Đại học Gyeonggi, Đại học Phát thanh truyền hình Dong-A và Cao đẳng Nghệ thuật Seoul cũng như một số đơn vị lớn có chương trình đào tạo quản lý. Tuy nhiên, những gì bạn học ở đây không thực sự giúp ích trong công việc thực tế. Điều này là do hầu hết mọi thứ bạn sẽ phải học hỏi trong quá trình làm việc thực tế.
Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giải thích rõ Staff là gì trong Kpop, Muốn làm Staff Idol học ngành gì, Tố chất cần có của Staff Idol, Nghề Staff Idol có thực sự “mật ngọt” như nhiều người nghĩ,…
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp