Việt Bắc là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong Văn học 12. Sau đây THPT Phạm Hồng Thái sẽ giúp bạn soạn bài Việt Bắc vừa ngắn vừa đầy đủ nhất.
- Tính chất hoá học của kim loại, dãy điện hoá kim loại – hoá 12 bài 18
- Thứ 5 ngày 12 đeo tất trái để làm gì? Truyền thuyết thứ 5 ngày 12
- Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày 22/12
- Câu nghi vấn là gì? – Ví dụ, bài tập
- Dự đoán spoiler One Piece chap 1044: Luffy ‘Thức Tỉnh’, đối đầu Kaido trước sự chứng kiến của mọi người
Việt Bắc là một vùng phía bắc của Hà Nội. Vào thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Việt Bắc chính là nguồn cảm hứng để nhà thơ Tố Hữu sáng tác thơ. Cùng THPT Phạm Hồng Thái soạn bài Việt Bắc để hiểu rõ hơn về nội dung của bài thơ này nhé!
Bạn đang xem bài: Soạn bài Việt Bắc – Ngữ văn 12 ngắn gọn và đầy đủ nhất
Tác giả, tác phẩm bài thơ Việt Bắc
Bài thơ Việt Bắc là tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 12. Bây giờ, cùng THPT Phạm Hồng Thái tìm hiểu đôi nét về tác giả và tác phẩm của bài thơ Việt Bắc nhé!
Đôi nét về tác giả Tố Hữu
Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho và có truyền thống thơ ca. Những sáng tác của ông mang đậm giá trị dân tộc và gắn liền với những cuộc kháng chiến trường kỳ.
Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn. Vì vậy, khi đọc thơ, chúng ta rất dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ. Những tập thơ đã gắn liền với tên tuổi của ông như Tập thơ Từ ấy, Ra trận, Một tiếng đờn, Ta với ta,…
Năm 1947, Tố Hữu công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách phần văn hóa văn nghệ. Năm 1996, ông được trao giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Bố cục bài thơ Việt Bắc
Bài thơ Việt Bắc được chia thành 3 đoạn.
- Đoạn 1: (8 câu thơ đầu): Khung cảnh chia tay bịn rịn và tâm trạng của kẻ ở và người về.
- Đoạn 2 (20 câu kế tiếp): Lời của người Việt Bắc nhắn nhủ người ra đi.
- Đoạn 3 (còn lại): Lời của người cách mạng với nỗi nhớ Việt Bắc.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc
Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Sau khi quân và dân ta đã đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc đó, các chiến sĩ phải dịch chuyển căn cứ quân sự về thủ đô.
Khi chia xa Việt Bắc, các chiến sĩ không nỡ rời xa Việt Bắc, người dân Việt Bắc bị rịn, quyến luyến. Nhận thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này.
Nội dung bài thơ Việt Bắc
Bài thơ Việt Bắc là là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kỳ lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.
Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Qua bài thơ cho ta thấy sự gắn bó, ân tình sâu nặng của các chiến sĩ với nhân dân.
Giá trị nghệ thuật bài thơ Việt Bắc
Bài thơ phát huy nhiều thế mạnh của thể thơ lục bát truyền thống. Sử dụng hai đại từ “mình, ta” trong lối đối đáp giao duyên để diễn đạt tình cảm cách mạng.
Bài thơ thể hiện tính dân tộc đậm đà. Cụ thể:
- Nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, kết hợp hài hòa, dễ nhớ, thấm sâu vào tâm tư.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi.
- Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng,…
Trả lời câu hỏi soạn bài Việt Bắc phần 1, phần 2 đầy đủ nhất
Sau khi tìm hiểu sơ lược về tác giả tác phẩm, chúng ta sẽ đi vào nội dung chính của bài viết hôm nay. Soạn bài Việt Bắc trong chương trình chuẩn và chương trình nâng cao có đôi nét khác nhau. Mời các bạn theo dõi dưới đây.
Soạn bài Việt Bắc chương trình chuẩn
Hướng dẫn soạn bài Việt Bắc chương trình chuẩn – Phần 1: Tác giả
Câu 1 – Trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Những nét lớn trong cuộc đời tác giả
Trả lời:
Những nét lớn trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu là:
- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê ở Thừa Thiên – Huế.
- Ông xuất thân trong gia đình nho nghèo.
- Năm 13 tuổi: học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
- Năm 1938: ông được kết nạp Đảng.
- Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: ông giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
- Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2 – Trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.
Trả lời:
Đối với Tố Hữu, con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ảnh một chặng đường cách mạng.
- Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.
- “Việt Bắc” (1946-1954): ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc.
- “Gió lộng” (1955-1961): sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà
- “Ra trận” (1962-1971), gồm 34 bài, “Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
- “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng ,đổi mới
Câu 3 – Trang 100 SGK Ngữ văn 12 Tập 1
Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị ?
Trả lời:
Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
- Ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân
- Là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả
- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng
Câu 4 – Trang 100 SGK Ngữ văn 12 Tập 1
Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
Trả lời:
Nghệ thuật thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc, được thể hiện ở hai điểm cơ bản dưới đây:
- Về thể thơ: Sử dụng thành công thể thơ dân tộc ( lục bát, thơ bảy chữ) bình dị, thân thuộc, giàu nhạc điệu
- Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cách nói quen thuộc, phát huy nhạc tính cũng như hình ảnh phong phú của tiếng Việt.
Hướng dẫn soạn bài Việt Bắc chương trình chuẩn – Phần 2: Tác Phẩm
Câu 1 – Trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
- Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này
Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Tâm trạng thể hiện qua lời đối đáp.
- Lưu luyến, bịn rịn giữa người đi- kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng.
- Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm sự hô ứng.
Câu 2 – Trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Qua dòng hồi tưởng, vẻ đẹp của Việt Bắc hiện lên gần gũi, nên thơ:
Vẻ đẹp trải dài theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya. Thiên nhiên trở nên đẹp và hữu tình khi có sự gắn bó của con người. Cụ thể:
- Thiên nhiên có sự khắc nghiệt riêng của núi rừng Tây Bắc
- Có những khoảnh khắc đẹp, thơ mộng
- Hình ảnh khó quên: khói bếp, sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương
- Cảnh làng bản ấm cúng
- Cảnh chiến khu sinh hoạt
- Những hồi tưởng về con người Việt Bắc
Nhà thơ nhớ tới con người Việt Bắc trên nền chung của núi rừng gắn với những hoạt động sinh hoạt như cô em gái hái măng, người đan nón, người đi rừng, nhớ tiếng hát ân tình thủy chung. Cuộc sống kháng chiến khó khăn nhưng có sự sẻ chia, đồng cảm: “Thương nhau chia củ sắn bùi/Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”
Câu 3 – Trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa ra sao?
Trả lời:
Khung cảnh được miêu tả thật hùng tráng, dữ dội trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn. Cả dân tộc đồng lòng chống kẻ thù, dù trải qua nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn đầy lạc quan.
Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến. Đây là nơi đặt niềm tin tưởng và hy vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước.
Câu 4 – Trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ.
Trả lời:
Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong đoạn trích:
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
- Kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca, giao duyên.
- Hình thức đối đáp: đậm đà phong vị ca dao, dân ca, chủ âm mà ngọt ngào, tha thiết.
- Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, quyến luyến của bài thơ.
Soạn bài Việt Bắc chương trình nâng cao
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng và bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới. Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để trở về Thủ đô, những người kháng chiến trở về miền xuôi. Nhân sự kiện ấy, nhà thơ Tố Hữu đã xúc động viết nên bài thơ “Việt Bắc”.
Phân tích sắc thái tâm trạng
Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ được đặt ở đầu câu” Mình về mình có nhớ ta?”. Trong bất kì hoàn cảnh nào, thì khi vào giờ phút chia tay luôn dâng trào trong lòng con người những cảm xúc chân thành, mãnh liệt nhất.
Sắc thái tâm trạng của cả hai bên đều là sự bịn rịn, không muốn rời. Nỗi buồn man mác trong giờ phút chia tay như đang bủa vây tâm trạng của mọi người.
Tác giả sử dụng linh hoạt cặp xưng hô “mình-ta”: lối xưng hô ấy mang đến sự gần gũi, thân thuộc, gắn bó giữa người đi và người ở.
Câu 2: Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
Vẻ đẹp của cảnh
Hình ảnh “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, ‘bản khói cùng sương”, “rừng nứa bờ tre”, “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…”
Đây là những hình ảnh thân thuộc đã gắn bó với những người chiến sĩ. Những hình ảnh của thiên nhiên tuy mộc mạc, giản dị nhưng lại đẹp một cách mộng mơ, trữ tình.
Hình ảnh hoa chuối đỏ tươi, ánh nắng nhạt dần vào buổi cuối chiều, hoa mơ nở trắng rừng, rừng phách đổ vàng, ánh sáng hiền dịu của trăng,… Bức tranh bốn mùa của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện ra, đem đến cho con người ta sự say mê, khó cưỡng.
Vẻ đẹp của con người
Con người Việt Bắc tình nghĩa, thủy chung, gắn bó ân tình. Sự chia sẻ ngọt bùi trong lúc kháng chiến còn nhiều khó khăn, đồng cam cộng khổ để có thể duy trì tốt tinh thần kháng chiến. Những hình ảnh thơ thất xúc động được khắc họa: “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.
Hình ảnh người dân Việt Bắc được khắc họa qua những công việc lao động thường ngày: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “cô em gái hái măng một mình”, “tiếng hát ân tình thủy chung”… Những con người Việt Bắc hăng say trong lao động, những con người cần cù, chịu khó, chăm chỉ.
Câu 3: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa ra sao?
Khung cảnh hùng tráng của thiên nhiên, con người nơi núi rừng Việt Bắc trong chiến đấu
Cả thiên nhiên và con người Việt Bắc có một sự kết hợp ăn ý, nhịp nhàng, cùng chung mục đích tiêu diệt giặc, cùng chung lý tưởng đấu tranh giành độc lập cho quê hương, cho dân tộc.
Cụ thể trong các câu thơ: “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây/Núi giăng thành lũy sắt dày/Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được Tố Hữu khắc họa chân thực và rõ nét
Hình ảnh những đoàn quân hành quân với sục sôi khí thế chiến đấu, mang trên mình tư thế chủ động và khí thế tiến công mạnh mẽ. Khí thế ấy được tác giả miêu tả qua những từ láy tượng hình, tượng thanh: “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”,…
Con người Việt Bắc hăng say, hết lòng trong chiến đấu: “Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”.
Câu 4: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ.
Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích:
- Thể thơ: Lục bát – là thể thơ truyền thống được sử dụng rộng rãi trong văn học dân gian Việt Nam.
- Kiểu kết cấu: đối xứng, những lời đối đáp cân xứng, người hỏi- người trả lời, người đi-kẻ ở.
- Lối xưng hô: mình-ta gợi sự gần gũi, thân thuộc. Đây cũng chính là lối xưng hô quen thuộc và phổ biến trong các bài ca dao dân gian.
- Tác giả sử dụng những ngôn từ giản dị, mang đậm sắc thái dân gian.
Những câu thơ trong bài Việt Bắc là những tâm tư tình cảm của người đi và người ở lại. Hy vọng bài viết soạn bài Việt Bắc này của THPT Phạm Hồng Thái sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn. Theo dõi THPT Phạm Hồng Thái để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
- #Soạn #bài #Việt #Bắc #Ngữ #văn #ngắn #gọn #và #đầy #đủ #nhất
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp