Tổng hợp

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 1, 2: Tác giả, tác phẩm

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 1, 2: Tác giả, tác phẩm. THPT Phạm Hồng Thái giúp bạn tìm hiểu về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và trả lời các câu hỏi trong sách sgk, trong bài viết dưới đây.

THPT Phạm Hồng Thái giúp bạn tìm hiểu và soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đầy đủ nhất. Mình nghĩ, để soạn và hiểu được nội dung của bài này bạn cần tìm hiểu cách vẽ sơ đồ tư duy trước, rất hiệu quả  khi soạn văn hoặc tìm hiểu về vấn đề nào đó.

Bạn đang xem bài: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 1, 2: Tác giả, tác phẩm

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc (Long An, Việt Nam) vào năm 1861.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Đôi nét về tác giả

Tiểu sử

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai,

Quê quán: sinh tại quê mẹ – làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).

Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho. Năm 1843 ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846 ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp tại quê cha nhưng nhận được tin mẹ mất phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849).

Dọc đường về ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân và tiếng thơ bắt đầu vang khắp lục tỉnh.

2 14 2 14

Các tác phẩm tiêu biểu

Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Chạy giặc, Thư gửi cho em, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,

Nội dung thơ văn: Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa và lòng yêu nước thương dân.

Nghệ thuật thơ văn: bút pháp trữ tình, đậm đà sắc thái Nam Bộ, lối thơ thiên về kể.

van te nghia si can giuoc bia van te nghia si can giuoc bia

Hoàn cảnh ra đời bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết nhân sự kiện ngày 16 – tháng 2 – năm 1861, tại đồn Cần Giuộc, do căm phẫn với sự ngang ngược, bạo tàn của thực dân Pháp nên các nghĩa sĩ nông dân đã cùng nhau nổi dậy tập kích phá đồn.

Tuy nhiên, do sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, vũ khí nên có đến gần 20 nghĩa sĩ hi sinh trong trận chiến này. Nguyễn Đình Chiểu đã nhận lệnh của tuần phủ Gia Định viết bài văn tế để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ.

1 24 1 24

Bố cục bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần 1, phần 2)

Đoạn 1: Từ đầu… ‘vang như mõ”: (thích thực) khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định cái chết bất tử của người chiến sĩ nông dân.

Đoạn 2: Tiếp theo… “tàu đồng súng nổ”: (thích thực): tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong đời thường và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Đoạn 3: Tiếp theo … “ai cũng mộ”: (ai vãn): bài tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người đã chết.

Đoạn 4: Còn lại (kết): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.

Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc.

Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.

Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng. Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ – người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện “ruộng trâu ở trong làng bộ” nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạn.

Trả lời câu hỏi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trả lời câu hỏi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 1

Câu 1 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

  • Ông sinh năm (1822-1888), xuất thân trong gia đìng nhà Nho.
  • 1843, đỗ tú tài
  • 1846, ra Huế học – mẹ mất – bỏ thi về chịu tang – bị mù.
  • Về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ
  • Pháp đánh vào Gia Định, ông về Ba Tri và hết lòng với nước, với dân cho đến hơi thở cuối cùng.

=> Cuộc đời của nhà thơ tuy phải chịu nhiều đau thương, bệnh tật, công danh giang dở nhưng là một tấm gương sáng cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân cùng thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

Câu 2 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa

Nhân: lòng yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.

Nghĩa: mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người

Mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.

Những nhân vật lí tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.

Nội dung của lòng yêu nước, thương dân

Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương những người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ Quốc.

Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh.

Ca ngợi những sĩ phu yêu nước.

Giữ niềm tin vào ngày mai.

Bất khuất trước kẻ thù.

Khích lệ lòng yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

Nghệ thuật thơ văn mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ.

Những câu văn mang đậm nét của lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể. Đặc biệt là hình ảnh mỗi nhân vật trong các tác phẩm của ông đều mang đậm chất của người Nam Bộ.

Câu 3 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều có những điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa: tất cả vì nhân dân.

Nguyễn Trãi lấy cái nền tảng của sự nhân nghĩa là ở dân “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.

Với ông, Nhân chính là lòng yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn còn Nghĩa là những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.

Luyện tập

Câu hỏi bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nhận định trên của Xuân Diệu đã khái quát rất rõ về tình cảm, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân. Tấm lòng yêu nước thương dân trong ông chính là một điều khiến ông luôn lo nghĩ trong lòng. Khi viết về nhân dân, ông luôn dùng cả một tấm lòng nhiệt thành, trân trọng và nâng niu nhất. Bởi ở họ luôn có sự đơn sơ, mộc mạc, bình dị. Tác giả tìm thấy được vẻ đẹp đó, khẳng định và ngợi ca những nét đẹp của họ.

Nguyễn Đình Chiểu không chỉ yêu thương, trân trọng những người dân lao động hiền lành, chất phát mà ông còn luôn ca ngợi tinh thần yêu nước sâu sắc và nồng cháy trong họ. Để từ đó ông luôn ca ngợi, luôn dành sự ưu ái, kính mến trong lòng và trong các tác phẩm của ông.

Trả lời câu hỏi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 2

Câu 1 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Thể văn tế

Khái niệm: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.

Đặc điểm

Gồm 2 nội dung:

  • Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.
  • Bày tỏ nỗi đau tương của người còn sống

Âm hưởng: bi thương

Giọng điệu: lâm li, thống thiết

Viết theo nhiều thể: văn xuôi, lục bát, phú…

Bố cục tác phẩm

Đoạn 1: Từ đầu… ‘vang như mõ”: (thích thực) khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định cái chết bất tử của người chiến sĩ nông dân.

Đoạn 2: Tiếp theo… “tàu đồng súng nổ”: (thích thực): tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong đời thường và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Đoạn 3: Tiếp theo … “ai cũng mộ”: (ai vãn): bài tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người đã chết.

Đoạn 4: Còn lại (kết): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.

Câu 2 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Hình ảnh người chiến sĩ nông dân

Nguồn gốc xuất thân:

Từ nông dân nghèo cần cù lao động “cui cút làm ăn”.

Nghệ thuật tương phản: chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.

=> Tác giả nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân để tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.

Những biến chuyển của họ khi quân giặc xâm lược:

Về tình cảm: sốt ruột trước động thái của triều đình, căm thù giặc sục sôi.

Về nhận thức: có ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp cứu nước.

Hành động: tự nguyện; ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc.

Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh Tây:

Bức tượng đài tập thể nghĩa sĩ vừa mộc mạc, giản dị vừa đậm chất anh hùng với tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn.

Tinh thần anh dũng quả cảm, khí thế tiến công như vũ bão, hành động quyết liệt.

Nghệ thuật đặc sắc trong xây dựng hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc

Bút pháp hiện thực đặc sắc, khai thác những chi tiết chân thực, đậm đặc chất sống, mang tính khái quát và đặc trưng cao ở người nghĩa sĩ nông dân.

Hệ thống từ ngữ sử dụng nhiều động từ mạnh, khẩu ngữ nông thôn, từ ngữ mang đặc trưng Nam Bộ, phép đối, từ ngữ bình dị, nhiều biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công…

Ngòi bút hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với chất trữ tình sâu lắng.

Câu 3 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

  • Đó là nỗi xót thương đối với những người dân lao động
  • Nỗi xót xa của những người nơi hậu phương, tiên tuyến
  • Nỗi căm hận đối với những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le

=> Đoạn thơ hiện lên với lời văn xót xa, bi thương nhưng không bi lụy. Bởi lẽ ngoài nỗi uất ức, nghẹn ngào, tiếc hận là nỗi căm hờn quân thù tột độ. Tiếng khóc tràn đầy lòng tự hào, mến phục, ngợi ca, tiếp nối ý chí, sự nghiệp dở dang của nghĩa sĩ. Họ lấy cái chết làm rạng ngời chân lí của thời đại.

Câu 4 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, nó được biểu hiện qua những câu thơ bộc lộ những cảm xúc chân thành, qua giọng điệu, hình ảnh sống động.

Và nó được thể hiện qua một số câu văn như:

  • “Đau đớn bấy! …dật dờ trước ngõ.”
  • “Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ.”

Ngoài ra, bài văn tế còn có giọng điệu đa dạng và đặc biệt gây ấn tượng bởi những câu văn bi tráng, thống thiết kết hợp với các hình ảnh đầy sống động (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, mẹ già…).

Luyện tập

Câu 2 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Để làm sáng tỏ ý kiến của Giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”, có thể dẫn ra và phân tích các câu văn như:

  • Sống làm chi theo quán tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ỏ lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
  • Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
  • Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng dinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

=> Người nông dân không cam chịu cảnh nước mất nhà tan, cam chịu cảnh nô lê, cam chịu “sống nhục”. Họ chọn đứng lên dành lại tự do cho dân tộc, cho chính bản thân mình dù biết là sẽ đi đến cái chết.

Chết vì lý tưởng dân tộc, vì theo lời tổ tiên bảo vệ quê hương là cái chết vinh quang. Ngược lại, sống mà luồn cúi dưới ách kẻ thù, bán nước cho giặc thì sống không bằng chết.

THPT Phạm Hồng Thái soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở bài viết trên, giúp các bạn trả lời tất cả câu hỏi trong SGK một cách chi tiết và cụ thể nhất. Các bạn cảm thấy bài soạn hay thì hãy ủng hộ THPT Phạm Hồng Thái trong các bài khác nữa nhé!



  • #Soạn #bài #Văn #tế #nghĩa #sĩ #Cần #Giuộc #Phần #Tác #giả #tác #phẩm

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button