Sau sinh sức đề kháng cơ thể mẹ giảm, kéo theo đó mẹ cũng dễ gặp những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Kiêng cữ theo các cụ ngày xưa không hẳn là sai. Nhiều mẹ thắc mắc sau sinh bao lâu thì được đánh răng. Để có lời giải đáp cho câu hỏi này các chị em hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Viknews nhé.
Video giải thích sau sinh bao lâu được đánh răng
Bạn đang xem bài: Sau sinh bao lâu thì được đánh răng ?
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng
Ông bà ngày xưa thường khuyên phụ nữ sau sinh nên kiêng đánh răng từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, bạn không cần phải chờ đợi lâu như vậy mới được đánh răng.
Sau sinh mổ bao lâu thì được đánh răng : Phụ nữ sau sinh từ 3 đến 5 ngày, khi răng đã bắt đầu phục hồi và đi vào ổn định là bạn có thể vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ vệ sinh nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu và răng.
Sức khoẻ của mẹ sau khi sinh thường gặp phải rất nhiều vấn đề, sức đề kháng giảm, một số cơ quan trong cơ thể không còn được linh hoạt và vững chắc. Đồng ý với việc kiêng cữ sau sinh rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khoẻ, tuy nhiên kiêng đánh răng sau sinh là việc làm vô cùng sai lầm và thường không được y học khuyến khích thực hiện.
Việc chăm sóc răng miệng sau sinh cần phải đặc biệt chú ý và cần thiết cho cuộc sống. Sau sinh, mẹ thường gặp các vấn đề như dễ bị viêm nướu hoặc sâu răng. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến do sự thay đổi phức tạp các chất trong cơ thể cũng như sự xáo trộn quá trình tiết ra các nội tiết tố. Một số bà mẹ kiêng vệ sinh răng miệng trong một thời gian dài khiến tình trạng này diễn ra ngày càng nặng hơn có thể gây tổn thương, viêm lợi hoặc chảy máu chân răng. Sự thiếu hụt nghiêm trọng các chất như canxi, photpho,..khiến sức khoẻ răng miệng của mẹ yếu đi rất nhiều, nên thường xuyên mẹ xuất hiện cảm giác ê buốt, đau nhức.
Trong khoang miệng luôn là nơi lí tưởng để các vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi, việc kiêng đánh răng thực sự là phản khoa học. Đây hoàn toàn là những quan niệm sai lầm và không một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh những hiệu quả mà chúng mang lại. Sẽ nguy hiểm hơn khi các loại vi khuẩn nguy hiểm này di chuyển vào máu và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Không những thế, không thể loại trừ khả năng các loại vi khuẩn sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ trẻ nhỏ.
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau sinh
Để chủ động phòng tránh các vấn đề bệnh lý xảy ra ở răng miệng và sở hữu một hàm răng sạch khỏe. Mỗi người cần phải chú ý hơn đến ý thức chăm sóc răng miệng hiệu quả như sau:
1. Lựa chọn bàn chải đánh răng
- – Lựa chọn bàn chải lông mềm, kích thước đầu bàn chải nhỏ tránh làm tổn thương đến nướu.
- – Thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần.
2. Cách đánh răng khoa học
- – Mỗi ngày nên chải răng đều đặn 2 – 3 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy, buổi tối trước khi ngủ và sau khi ăn xong khoảng 30 phút.
- – Hãy chọn kem đánh răng có chứa fluor, thao tác vệ sinh răng miệng nên nhẹ nhàng. Tránh vệ sinh răng quá nhanh, quá nhiều lần, quá mạnh để không làm nướu bị chảy máu.
- – Khi chải răng nên tuân thủ đúng kỹ thuật và trình tự để làm sạch răng một cách hiệu quả nhất.
3. Sử dụng chỉ nha khoa
Hãy tập thói quen dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng. Bởi tăm xỉa răng khi dùng có thể làm tổn thương nướu và mô mềm, dễ gây thưa răng.
Bàn chải thông thường đôi khi khó có thể lấy đi hết các mảng bám tồn đọng ở kẽ răng. Nên dùng chỉ nha khoa là một giải pháp tốt để khắc phục hiệu quả tình trạng này.
4. Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng
Vùng lưỡi là nơi rất dễ tích tụ nhiều vi khuẩn. Nếu không được làm sạch cẩn thận sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, nấm lưỡi, bệnh nha chu, ăn uống không có cảm giác ngon,…
Do đó, hãy chú ý làm làm sạch lưỡi sau mỗi khi súc miệng hoặc sau khi ăn để tránh tồn đọng nhiều vi khuẩn.
5. Sử dụng nước súc miệng một cách thông minh
- – Lựa chọn nước súc miệng có thành phần phù hợp được nha sĩ khuyên dùng, không chứa
- – Súc miệng ít nhất 30 giây để làm sạch vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng.
- – Nên dùng nước súc miệng sau khi ăn hoặc sau khi chải răng. Không nên sử dụng quá 2 – 3 lần/ngày.
- – Nên chọn mua nước súc miệng tại các nhà thuốc tây hoặc cửa hàng uy tín. Không được nuốt nước súc miệng.
6. Áp dụng chế độ ăn phù hợp và hạn chế hút thuốc
- – Tránh sử dụng các đồ ăn ngọt, dẻo, dính, bánh kẹo, nước có ga,… Vì chúng vừa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng nhất là sâu răng, viêm nha chu.
- – Trong các bữa ăn hằng ngày hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả tươi để tăng khả năng làm sạch mảng bám trên răng.
- – Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng. Lượng nước bọt được tiết ra đầy đủ sẽ giúp bảo vệ cả mô mềm và mô cứng trong khoang miệng.
- – Không hút thuốc lá vì nó có thể làm cho các vấn đề ở răng và nướu thêm nặng nề hơn.
7. Thực hiện khám răng theo định kỳ
Thông thường, các dấu hiệu bệnh lý răng miệng giai đoạn đầu khá mơ hồ và rất khó phát hiện sớm. Do đó, thăm khám nha khoa thường xuyên là rất quan trọng để duy trì hàm răng sạch khỏe, ngăn ngừa bệnh lý.
Mỗi năm nên đến trung tâm nha khoa kiểm tra răng 1 – 2 lần và cạo vôi răng. Qua quá trình thăm khám có thể sớm phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề bệnh lý phát sinh nếu có.
Vệ sinh răng miệng tốt kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho răng nướu luôn sạch khỏe. Mỗi ngày chỉ cần dành ít phút để chăm sóc răng là đã có thể duy trì hàm răng chắc khỏe, nụ cười tươi tắn.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp