Ra dịch nâu là một trong những dấu hiệu phổ biến, thường xuất hiện ở cuối thai kỳ. Đây thường là dấu hiệu cho việc sắp chuyển dạ. Tuy nhiên, không phải lúc nào dịch nâu cũng là máu báo. Bài viết bên dưới chúng tôi xin chia sẻ một số trường hợp ra dịch nâu trong thai kỳ và làm rõ thắc mắc ra dịch nâu bao lâu thì sinh của nhiều người. Nào, chúng ta cùng Viknews Việt Nam tham khảo trong bài chia sẻ này nhé!
- Phân tích và Cảm nhận về hình tượng người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
- Tạo KÍ TỰ ĐẶC BIỆT cho tên game ĐẸP – ĐỘC nhất Việt Nam
- Top 8 Thương hiệu viên hà thủ ô tốt cho sức khỏe được tin dùng nhất hiện nay
- Top 12 Bài thuyết trình cắm hoa chủ đề 8/3 hay và ý nghĩa nhất
- Sajia là ai? Bí mật Sajia chưa ai biết
Video máu báo sắp sinh màu nâu có phải sắp sinh
Bạn đang xem bài: Ra dịch nâu bao lâu thì sinh – Kiến thức quan trọng mẹ bầu nào cũng cần phải biết
Nguyên nhân khiến thai phụ ra dịch nâu
Dịch nâu khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong suốt thai kỳ, dịch này có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn ở âm đạo. Thông thường, dịch tử cung có màu trắng đục. Khi có dấu hiệu sinh, dịch này có thể lẫn chúng máu nên thường có màu đỏ sậm hoặc nâu. Dịch có thể ra cùng lúc hoặc ra từng chút một trong vài ngày.
Do đó, nhiều người nghĩ rằng ra dịch nâu là biểu hiện của việc mẹ bầu sắp lâm bồn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến xuất hiện dịch nâu. Nào, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số trường hợp điển hình nhé!
-
Sau khi khám phụ khoa hoặc sau khi giao hợp
Khi khám phụ khoa, xét nghiệm chọc ối hay giao hợp, bộ phận sinh dục hoặc ống âm đạo có thể bị tổn thương. Lúc này, máu có thể lẫn vào dịch âm đạo và tiết ra ngoài. Trong trường hợp này, chị em cần phải tìm đến bác sĩ để kiểm tra xem thai nhi có khỏe mạnh và an toàn không.
-
Vỡ ối và chuẩn bị vượt cạn
Dịch nâu ở cuối thai kỳ là một dấu hiệu sắp sinh nở. Lúc này, nút nhầy ở cổ tử cung bắt đầy bong ra và dần thoát ra ngoài. Mọi người thường gọi đây là máu báo và căn cứ vào chúng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp diễn ra.
-
Mạch máu ở cổ tử cung bị rách
Ở những tháng cuối, do thai nhi phát triển nhanh khiến cổ tử cung mỏng và giãn. Khiến các mạch máu ở khu vực này rách và chảy máu. Chúng lẫn vào dịch nhầy và ra ngoài theo đường âm đạo.
-
Lúc chuyển dạ và rặn đẻ
Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung mở và máu báo cũng theo đó thoát ra khỏi cổ tử cung. Sau đó vài giờ em bé sẽ chào đời.
Lúc mẹ vỡ ối và chuẩn bị sinh, nút nhầy tử cung sẽ bong ra. Dịch nhầy và nước ối sẽ hòa với nhau sẽ tạo ra dịch màu nâu.
Ra dịch nhầy nâu bao lâu thì sinh?
Nhiều người vẫn thường hay thắc mắc ra dịch nhầy nâu bao lâu thì sinh hoặc ra máu nâu bao lâu thì sinh, nhất là với những cặp đôi lần đầu làm cha mẹ.
Dịch nâu xuất hiện là dấu hiệu của quá trình co giãn tử cung. Chúng tôi xin khẳng định không phải dịch nâu xuất hiện thì sẽ sinh ngay. Do đó, chúng ta không cần quá lo lắng. Khi xuất hiện dịch nhầy kèm theo các cơn gò tử cung, đau bụng từng cơn thì khoảng 12 – 24 giờ sẽ đến thời điểm vượt cạn.
Nếu thấy dịch nhầy màu nâu kèm theo những dấu hiệu này, các mẹ nên chuẩn bị tinh thần và đầy đủ các dụng cụ để chào đón thiên thần nhỏ của mình đi nhé!
Trong trường hợp dịch nâu xuất hiện nhưng vẫn chưa cảm nhận được cơn đau hay gò tử cung thì thai nhi có thể chào đời bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, dịch tử cung không chỉ có màu nâu. Nó còn có thể là màu trắng trong chuyển sang kem, lốm đốm máu, màu đỏ tươi hoặc hồng nâu.
Mẹ bầu cần làm gì khi thấy âm đạo ra dịch nâu bất thường?
Nếu dịch âm đạo không xuất hiện ở những ngày cuối thai kỳ, kèm theo các dấu hiệu bất thường chúng tôi liệt kê bên dưới. Mẹ bầu phải nhanh chóng tìm đến các bác sĩ để được các bác sĩ thăm khám nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.
- Dịch nâu xuất hiện ở đầu hoặc giữa thai kỳ
- Dịch nâu xuất hiện kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tay chân phù nề… đây là những dấu hiệu tiền sản giật hay tăng huyết áp rất nguy hiểm.
- Dịch nâu ngã sang xanh nhạt. Đây có thể là phân su của bé, lúc này mẹ bầu cần phải nhập viện gấp để các bác sĩ có phương pháp can thiệp kịp thời. Sẽ rất nguy hiểm nếu bé hít hoặc nuốt phân su vào bụng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ nhằm giải đáp thắc mắc ra dịch nâu bao lâu thì sinh. Chắc chắn đây sẽ là thông tin bổ ích đối với nhiều người, nhất là những chị em lần đầu làm mẹ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên trang bị một số kiến thức cần thiết về dịch âm đạo xuất hiện trong thời gian mang thai. Khi dịch nâu xuất hiện bất thường, chúng ta cũng có thể có đủ kỹ năng để xử lý tình huống. Lúc này, cần phải thật bình tĩnh để tìm phương án xử lý tốt nhất. Tuyệt đối không nên quá hoang mang mà đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng con trẻ.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp