Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu các khái niệm về câu phủ định, bao gồm: Phủ định biện chứng là gì, phủ định siêu hình là gì, phủ định khách quan là gì,… Cách sử dụng các loại câu phủ định khác nhau, ví dụ thực tiễn,…
- Lịch phát sóng và cách xem phim Hướng dương ngược nắng
- Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày Tết Bài cúng rước ông Công ông Táo về nhà
- Câu cảm thán là gì? Tác dụng của câu cảm thán
- Thì quá khứ hoàn thành: Công thức, cách dùng và bài tập
- Vương hiệu vị Hành khiển và Phán quan năm Nhâm Dần 2022 12 vị Hành khiển và Phán quan theo năm
Phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định, tức là sự phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Tính chất đó của sự phủ định cũng còn gọi là tính khách quan của sự phủ định. Mặt khác, quá trình phủ định biện chứng cũng là quá trình bao hàm trong đó tính chất kế thừa kế thừa các yếu tố nội dung cũ trong hình thái mới, nhờ đó chẳng những nội dung cũ được bảo tồn mà còn có thể phát huy vai trò tích cực của nó cho quá trình phát triển của sự vật. Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ giúp các em học sinh làm rõ vấn đề này.
Bạn đang xem bài: Phủ định biện chứng là gì? Vai trò, đặc trưng và ý nghĩa của quy luật phủ định biện chứng
Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng là gì?
Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.
Khái niệm phủ định biện chứng dùng để chỉ sự phủ định tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.
Ví dụ, quá trình hạt giống nảy mầm. Trong trường hợp này: cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.
Vai trò của phủ định biện chứng là gì?
Phủ định biện chứng giữ vai trò tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật bởi vì: phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định – xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời quá trình phủ định đó, một mặt kế thừa được những yếu tố của sự vật cũ, cần thiết cho sự phát triển của nó, tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân tố cũ; mặt khác lại khắc phục, lọc bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật phát trển ở trình độ cao hơn.
Đặc trưng của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”, tức là sự phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Tính chất đó của sự phủ định cũng còn gọi là tính khách quan của sự phủ định. Mặt khác, quá trình phủ định biện chứng cũng là quá trình bao hàm trong đó tính chất kế thừa – kế thừa các yếu tố nội dung cũ trong hình thái mới, nhờ đó chẳng những nội dung cũ được bảo tồn mà còn có thể phát huy vai trò tích cực của nó cho quá trình phát triển của sự vật.
- Tính khách quan của phủ định biện chứng: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
- Tính kế thừa của phủ định biện chứng: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy, phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định.
Ví dụ, quá trình vận động của tư bản (k) từ hình thái tư bản tiền tệ sang hình thái tư bản hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động) là một sự phủ định trong quá trình vận động, phát triển của tư bản. Quá trình này có sự thay đổi hình thái tồn tại của tư bản nhưng nội dung giá trị của tư bản được bảo tồn dưới hình thái mới – hình thái có khả năng khi tiêu dùng trong sản xuất thì chẳng những có khả năng tái tạo giá trị cũ mà còn có khả năng làm tăng giá trị mới của tư bản.
Nội dung của quy luật phủ định biện chứng
Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra. Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác.
Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định diễn ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một mắt khâu, một nấc thang trong quá trình phát triển nhất định. Với tư cách là cái phủ định (lần thứ 1), cái mới cũng chứa đựng trong mình xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ 2 (phủ định của phủ định).
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền của những lần phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định. Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường “xoáy ốc” hay “vòng xoáy trôn ốc”. Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được ra đời lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường “xoáy ốc” thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật – giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với cái khẳng định ban đầu. Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và trở lại cái ban đầu nhưng không giống nguyên vẹn như cái cũ mà trên cơ sở cao hơn, tốt hơn.
Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và phủ định, là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó. Cái tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn. Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. Theo triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ý nghĩa phương pháp luận của phủ định biện chứng
Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng nhưng quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy cần phải kiên trì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan, chán nản, dao động trước những khó khăn của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới, vì cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần có nhận thức đúng về cái mới và có thái độ đúng đối với cái mới đồng thời chủ động phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.
Phải có cái nhìn biện chứng trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ “hư vô chủ nghĩa”, “phủ định sạch trơn”.
Lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu bản chất, tính quy luật, những hình thức và phương pháp nhận thức, vấn đề chân lý. Nó giải đáp một cách đúng đắn và đầy đủ mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học.
Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp các bạn hiểu rõ hơn quy luật phủ định biện chứng là gì? Vai trò, đặc trưng và ý nghĩa của quy luật này. Các bạn có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm đọc nhiều bài viết hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp