Trong liên kết câu và liên kết đoạn văn có nhiều phương diện liên kết như sử dụng phép liên tưởng, phép thế, phép lặp từ ngữ… Trong bài viết này, thuvienhoidap.net sẽ trả lời câu hỏi phép nối là gì? Ví dụ về phép nối và các dạng bài tập liên quan đến phép liên kết câu này. Hãy tham khảo phép nối là gì bên dưới nhé !
- Tên và hình ảnh các nhân vật chính trong One Piece đầy đủ nhất
- Hình nền tết 2022 cho điện thoại, máy tính
- Lực điện từ, Cách xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn theo Quy tắc bàn tay trái – Vật lý 9 bài 27
- Sổ KT3 là gì? Sự khác nhau giữa sổ tạm trú và hộ khẩu thường trú
- Rage in Peace Mod APK v0.1 Full (Đã test OK)
==>> Link Tải về tải liệu : Hướng dẫn phép nối
Bạn đang xem bài: Phép nối là gì? Ví dụ chi tiết
Video hướng dẫn phép nối là gì ?
Hãy tham khảo ngữ văn 9 phép nối là gì , thế nào là phép nối được giải thích dưới đây nhé !
Định nghĩa phép nối là gì?
Phép nối hay phép liên kết nối là phép sử dụng hai nhiều câu nhờ quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết với nhau, thì các liên kết đó được gọi là phép nối hay phép nối để liên kết.
Giải thích này cũng là giải thích phép nối liên kết là gì nhé các bạn !
Phép nối thường sử dụng một số phương tiện liên kết như sử dụng các quan hệ từ, từ nối, các trợ từ, phụ từ, tính từ, kết ngữ hoặc quan hệ về chức năng cú pháp trong câu. Tóm tắt lại là phép nối để liên kết câu.
Có bao nhiêu loại phép nối?
Chúng ta có thể phân loại phép nối liên kết câu và liên kết đoạn thành 4 loại gồm: phép nối tổ hợp từ, phép nối quan hệ từ, phép nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ và phép nối bằng quan hệ chức năng cú pháp. Dưới đây sẽ là phép nối là gì cho ví dụ :
1. Phép nối tổ hợp từ
Dưới đây là hướng dẫn các phép liên kết nối là gì ? hãy tham khảo xem nó có mấy loại nhé !
a. Định nghĩa
Phép nối tổ hợp từ là phép nối gồm có một kết từ kết hợp một đại từ hoặc phụ từ ( vì vậy, bởi thế, do đó, nếu vậy, tuy vậy, với lại, thế thì, vả lại…) hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết ( tóm lại, nhìn chung, ngược lại, tiếp theo, nghĩa là, trên đây, một là…)
b. Ví dụ phép nối tổ hợp từ
Phép nối Ví dụ 1: Từ đó dân ta càng khổ cực, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Danh từ Kết quả làm nhiệm vụ liên kết hai câu văn, đồng thời cho biết câu sau là kết quả của câu trước.
Ví dụ 2: Sơn Tùng đã học hành chăm chỉ. Vì vậy, bạn ấy đã đạt thành tích cao trong kỳ thi cuối cấp.
Từ nối “vì” và đại từ “vậy” đã kết hợp thành một cụm từ làm nhiệm vụ liên kết hai câu và cho người đọc biết câu sau là kết quả của câu trước.
Tham khảo thêm: Phép thế là gì?
2. Phép nối quan hệ từ
a. Định nghĩa
Là cách sử dụng các hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu, gồm các từ như: vì, nếu, tuy, mà, nhưng, còn, với, thì, và…
b. Ví dụ phép nối quan hệ từ
Ví dụ 1: Trúc sẽ được điểm mười. Nếu Trúc giải được bài tập này.
Trong câu thứ hai từ nối “Nếu” liên kết 2 câu và cho biết câu thứ hai là điều kiện của câu thứ nhất.
Ví dụ 2: Mặt bạn Lan mỉm cười. Nhưng mình biết bạn Lan có nhiều điều không vui.
Từ “ Nhưng “ liên kết 2 câu trên và cho người đọc biết câu thứ hai tương phản với câu thứ nhất.
3. Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ
a. Định nghĩa
Là phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản, ví dụ như các từ khác, cũng, cả, là…
b. Ví dụ phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ
Ví dụ 1: Anh biết em không phải là thủ phạm. Thủ phạm là kẻ khác cơ.
Từ “ khác” là trợ từ dùng để nối 2 câu trên.
Ví dụ 2: Trong việc này ai cũng có lỗi. Cả lãnh đạo và nhân viên.
Từ “Cả” là phụ từ để nối 2 câu trên.
4. Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp
a. Định nghĩa
Trong nhiều dạng văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương với một bộ phận nào đó hoặc một chức năng cú pháp nào đó của câu lân cận hữu quan. Đó là những câu dưới bậc hoặc trực thuộc.
b. Ví dụ phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp
Những từ của phép nối dưới đây bạn có thể thấy đã được in đậm :
Ví dụ 1: Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn.
Ví dụ 2: Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.
Những điểm lưu ý khi sử dụng phép nối trong liên kết câu
Để giúp các bạn tránh nhận biết sai giữa các phép nối với nhau hoặc giữa phép nối với các phép liên kết câu khác, chúng tôi sẽ liệt kê một số lưu ý sau:
- Phép nối quan hệ từ có tính chặt chẽ hơn phép nối tổ hợp từ.
- Căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong phép nối, chúng ta có thể xác định dễ dàng mối quan hệ trong ý nghĩa của câu văn.
- Phép nối tổ hợp từ được người viết sử dụng một cách trực tiếp và có ý thức, còn 3 phép nối còn lại thường được sử dụng theo thói quen, không có ý thức rõ ràng.
Kết luận: Đây là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất về câu hỏi phép nối là gì? kiến thức này các em được học trong chương trình ngữ văn 9.
Để tìm hiểu Phép nối là gì ? đầy đủ trên google bạn có thể sử dụng chrome portable để thực hiện việc tra cứu nhé !
Đánh Giá
9.3
100
Hướng dẫn oke ạ !
User Rating: 3.86 ( 12 votes)
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp