Tổng hợp

Phép đối là gì?

Một trong những biện pháp tu từ có tính nghệ thuật cao nhất trong ngữ pháp Việt Nam là phép đối. Vậy phép đối là gì? Phân loại, tác dụng, ví dụ minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này. Hãy cùng tham khảo với THPT Phạm Hồng Tháingay bên dưới đây nhé !

Video biện pháp tu từ đối lập

Bạn đang xem bài: Phép đối là gì?

Khái niệm phép đối là gì?

a – Khái niệm

  • Phép đối là cách sắp xếp các loại từ ngữ, cụm từ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
  • Và phép đối có phải biện pháp tu từ không xin trả lời là có nhé

b – Tác dụng phép đối và tác dụng của biện pháp đối lập

Dưới đây là tác dụng của phép đối , tác dụng của nghệ thuật đối và hiệu quả của phép đối :

  • Nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó. 
  • Tạo ra sự cân đối hài hòa về mặt âm thanh, đối về nghĩa với nhau.
  • Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.

c – Những đặc điểm của phép đối

  • Số lượng âm tiết trong phép đối phải bằng nhau ví dụ như 4/4, 5/5, 7/7…
  • Thanh điệu: Phải đầy đủ thanh bằng – thanh trắc.
  • Các từ ngữ đối: phải cùng loại với nhau như cùng là danh từ phải đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ.
  • Nghĩa các từ đối: có thể là từ trái nghĩa, từ cùng trường nghĩa hoặc từ đồng nghĩa với nhau để tạo hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
  • Phép đối phải diễn ra giữa 2 dòng.
  • Về ngữ pháp: Phải lặp lại kết ngữ pháp với nhau.

Biện pháp tu từ là gì? Khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ

d – Ví dụ về phép đối và tác dụng

Ví dụ 1: Ví dụ về phép đối trong thơ

Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Ta thấy trong đoạn thơ trên có các từ đối gồm: Khuôn trăng >< nét ngài, đầy đặn >< nở nang, hoa <> ngọc, cười <> thốt, mây <> tuyết, thua >< nhường, nước tóc >< màu da.

Ví dụ 2: 

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt.

Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

Các từ đối nhau gồm:  mượn >< đem, điền viên >< thân thế, vui >< hẹn, tuế nguyệt >< tang bồng.

Ví dụ 3 : nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Phân loại phép đối

a – Mô hình phép đối

Đầu tiên các bạn cần xác định được mô hình phép đối là như thế nào, có 2 mô hình phép đối gồm:

Nếu phép đối diễn ra trên cùng 1 dòng thì mô hình là:

  • a + b + c + d  >< a’ + b’ + c’ + d’

Nếu phép đối diễn ra trên 2 dòng khác nhau thì mô hình là:

  • a + b + c…..
  • ><
  • a’ + b’ + c’….

b – Các loại phép đối 

Tiểu đối:  hay còn gọi là phép tự đối, là phép đối trên 1 câu, 1 dòng với nhau.

Ví dụ phép tự đối:

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Các từ đối là: Đói >< rách, sạch >< thơm.

Trường đối: Hay còn gọi là bình đối là phép đối giữa dòng trên với dòng dưới, đoạn trên với đoạn dưới với nhau.

Ví dụ phép bình đối

Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng.

Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.

c – Những lưu ý khi phân tích và nhận biết phép đối

Khi sử dụng và phân tích phép đối, cần chú ý sự cân xứng của các yếu tố diễn đạt, vẻ đẹp chuẩn mực của phép đối thường được thể hiện trong thơ Đường luật và trong câu đối.

Bài tập ví dụ phép đối

Câu hỏi Bài tập 1: 

a – Phân tích phép đối trong câu tục ngữ sau: “ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”

b – Phép đối trong tục ngữ thường có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay thế những từ trong đó.

Đáp án bài tập 1

Câu a:

Đây là phép đối thanh bằng >< trắc với nhau, 2 từ đối là tật >< lòng.

Câu b

Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

Sử dụng phép đối thì tục ngữ mới có những điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.

Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp giúp người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu hỏi bài tập 2: Xác định các phép tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

Sếu giang mang lạnh đang bay giữa trời.

Mùa đông còn hết em ơi.

Mà con én đã gọi người sang xuân.

Đáp án bài tập 2:

Phép điệp ngữ âm: Vần “ang” được lặp lại 6 lần.

Tác dụng: Tạo âm hưởng ngân vang, gợi ra không gian mênh mông, rộng mở và gợi cảm nhận về sự nối tiếp, trôi chảy của thời gian.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi phép đối là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ minh họa chi tiết về phép đối.

Từ khóa tìm kiếm : phép đối lập là gì,phép tiểu đối là gì,nghệ thuật đối là gì,tác dụng của nghệ thuật đối,phép đối có tác dụng gì,nghệ thuật đối lập là gì,thế nào là phép đối,nghệ thuật đối lập,phép đối có phải là biện pháp tu từ không,tác dụng của đối lập,phép đối lập,doi la gi,khái niệm phép điệp,tác dụng biện pháp đối lập,tác dụng của nghệ thuật đối lập,hiệu quả nghệ thuật của phép đối,tác dụng của biện pháp tu từ đối lập,phép tu từ đối lập,các phép đối,phép tiểu đối,phép đối trong văn học,phep doi,nghệ thuật tiểu đối,tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối lập,vd phép đối,đối ngữ,biện pháp tiểu đối là gì,phép đối ví dụ,phép đối là j,phép đối là gì cho ví dụ,đối thanh là gì,biện pháp nghệ thuật đối

Đánh Giá

9.6

100

Hướng dẫn oke !

User Rating: 4.65 ( 2 votes)

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button