Với mỗi quốc gia trên thế giới thì cơ cấu dâu số là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nước đó. Cụ thể với Việt Nam thì sao? Cùng TH Huỳnh Ngọc Huệ tìm hiểu xem nước ta có cơ cấu dân số như thế nào qua bài viết sau nhé.
- Dragon Raja: Tổng hợp tất cả Gift code và CDKey Code với phần thưởng mới nhất năm 2021
- Chán ngồi ghế HLV, Bigkoro ‘quay xe’ về làm tuyển thủ
- Công thức tính diện tích tam giác
- EXP là gì? Ý nghĩa EXP trong từng lĩnh vực
- Liên Minh: Tốc Chiến là trò chơi có tốc độ đạt doanh thu 150 triệu USD cao thứ 2 thế giới
Cơ cấu dân số là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm cơ cấu dân số là gì nhé.
Bạn đang xem bài: Nước Ta Có Cơ Cấu Dân Số được Phân Chia Như Thế Nào?
Dân số là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế, biến đổi xã hội của một quốc gia.
Việc hiểu rõ về cơ cấu dân số sẽ giúp các nhà quản lí có thể thấy rõ bức tranh dân số đang diễn tiến như thế nào.
Theo định nghĩa cơ bản thì cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một quốc gia hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định như: giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
Nước ta có cơ cấu dân số như thế nào?
Sau khi đã hiểu về cơ cấu dân số thì đã đến lúc để trả lời câu hỏi nước ta có cơ cấu dân số như thế nào? Đây là một trong những câu hỏi đã và đang làm khó không ít học sinh, sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập.
Theo kết quả tổng điều tra năm 2019, tính tới 0 giờ ngày 01/4/2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8%; dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%.
Qua đó, có thể thấy, mật độ dân số của Việt Nam năm 2019 là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Do đó, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á.
Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam là 99,1 nam/100 nữ và chỉ số này có sự khác biệt khá lớn theo các nhóm tuổi. Cao nhất ở nhóm 0-4 tuổi (110,3 nam/100 nữ) và thấp nhất ở nhóm từ 80 tuổi trở lên (48,6 nam/100 nữ).
Tỷ số giới tính trên thực thế gần như ở mức cân bằng ở nhóm 45-49 tuổi (100,2 nam/100 nữ) và bắt đầu giảm xuống dưới 100 ở nhóm 50-54 tuổi (95,9 nam/100 nữ).
Dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm tới 65,6%. Tuy nhiên, theo thời gian thì phân bố dân cư có sự dịch chuyển dần từ nông thôn về thành thị.
Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam được xem là đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.
Phân loại cơ cấu dân số nước ta
Như đã đề cập ở khái niệm ở trên thì cơ cấu dân số sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, giới tính, dân tộc tôn giáo, tình trạng hôn nhân hay trình độ học vấn. Phân loại cụ thể sẽ được phân tích cụ thể dưới đây:
Cơ cấu theo tuổi
Cách tính theo độ tuổi thuộc loại sau:
- Tuổi đúng là độ tuổi được tính chính xác theo ngày, tháng, năm sinh.
- Tuổi tròn là độ tuổi tính theo số lần sinh nhật đã qua.
- Tuổi lịch là độ tuổi được tính bằng cách lấy năm thống kê trừ năm sinh.
Tỷ trọng dân số được chia thành 3 nhóm tuổi cơ bản:
- Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi trong tổng số dân
- Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi trong tổng số dân
- Tỷ trọng người già trên 65 tuổi trong tổng số dân
Tỷ số phụ thuộc của dân số biểu hiện quan hệ so sánh giữa dân số dưới 15 và trên 65 tuổi với tổng số người trong khoảng 15-64.
Tuổi trung vị của một dân số là độ tuổi chia dân số đó thành hai nửa bằng nhau. Một nửa trẻ hơn và một nửa già hơn độ tuổi trung vị.
Già hóa dân số là quá trình tăng tỷ trọng người già trên 65 tuổi (trên 60 tuổi đối với Việt Nam) trong tổng số dân.
Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành hai nhóm nam và nữ. Để đo lường cơ cấu dân số theo giới tính, người ta dùng các thước đo sau:
Tỷ số giới tính: Tỷ số giới tính biểu thị quan hệ so sánh giữa bộ phận dân số nam với bộ phận dân số nữ. Công thức tính như sau:
SR = (Pm / Pf) *100
Trong đó:
SR: Tỷ số giới tính
Pm : Dân số nam của địa phương
Pf : Dân số nữ của địa phương
Tỷ số giới tính khi sinh: Đối với nhóm trẻ em mới sinh, ta cũng có thể áp dụng công thức này để tính tỷ số giới tính khi sinh:
SR0 = Bm / Bf * 100
Trong đó:
SRo: Tỷ số giới tính khi sinh
Bm : Số bé trai sinh sống ở địa phương trong năm
Bf : Số bé gái sinh sống ở địa phương trong năm
Cơ cấu dân số theo dân tộc và tôn giáo
Cùng với tuổi và giới tính, thì các tiêu chí như dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo các loại hoạt động và các thành phần kinh tế cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc xác định cơ cấu dân số nước ta.
Cơ cấu theo tình trạng hôn nhân
Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân thông thường được thống kê từ 13 tuổi trở lên chia theo các nhóm tình trạng hôn nhân như sau:
- Chưa vợ/chồng (những người chưa bao giờ lấy vợ, lấy chồng);
- Có vợ/chồng (người được pháp luật hoặc phong tục thừa nhận là có vợ, có chồng hoặc sống với người khác giới tính như vợ/ chồng tại thời điểm điều tra);
- Goá (người có vợ/ chồng đã bị chết mà chưa tái hôn tại thời điểm điều tra);
- Ly hôn (người trước đây đã kết hôn nhưng nay đã được toà án xử cho ly hôn và hiện vẫn chưa kết hôn lại);
- Ly thân (người đã kết hôn nhưng vì lý do nào đó đã không còn sống chung như vợ/chồng tại thời điểm điều tra);
- Không xác định (nhóm người còn lại).
Cơ cấu theo trình độ học vấn
Cơ cấu dân số theo trình độ giáo dục được thống kê từ dân số từ 5 tuổi trở lên được chia thành 3 cấp độ:
- Số đang đi học
- Số đã thôi học
- Số chưa bao giờ đi học
Dân số 5 tuổi trở lên đã và đang đi học được chia theo các loại trình độ (cấp học) đã hoàn thành.
Trong thống kê cũng thường tính số dân số 10 tuổi trở lên được chia thành:
- Số người biết đọc biết viết
- Số người không biết đọc biết viết hoặc theo lớp đã đạt được.
Những phân chia này đều được chia theo giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Trong cơ cấu dân số theo trình độ, người ta còn chia dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.2009, dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật được chia thành:
- Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật
- Trình độ sơ cấp
- Trình độ trung cấp
- Trình độ cao đẳng
- Trình độ đại học trở lên
Một số câu hỏi có liên quan
Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào?
Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm cho số công dân trong tương lai này. Đây cũng là một vấn đề đang khiến các nhà quản lý phải suy nghĩ.
Có thể thấy, ở độ tuổi này, việc được giáo dục đầy đủ về trình độ văn hóa, giáo dục cũng như chăm sóc sức khỏe là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với lĩnh vực nào?
Nếu bạn đang có một câu hỏi liên quan đến vấn đề dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với lĩnh vực nào? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.
Đầu tiên là về kinh tế, tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, điều này đã dần làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của cả quốc gia. Đồng thời ảnh hưởng đến việc phân bố cũng như sử dụng nguồn lao động.
Vấn đề thứ hai là về xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Việc dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép nặng nề lên các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, nhà ở…
Dân số ngày càng đông dẫ đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm và xảy ra các tệ nạn xã hội, gây ra khó khăn cho việc quản lý xã hội.
Vấn đề cuối cùng là về môi trường, có thể thấy việc gia tăng dân số sẽ là một trong những tác nhân gây ra cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
Xem thêm:
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên của TH Huỳnh Ngọc Huệ để trả lời cho câu hỏi nước ta có cơ cấu dân số như thế nào đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện nhất. Đừng quên Like, Share và thường xuyên theo dõi TH Huỳnh Ngọc Huệ nhé.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp