Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì? Mời các bạn độc giả cùng THPT Phạm Hồng Thái tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thế kỉ XVIII chính là thời kì của chiến tranh nông dân và đỉnh cao chính là phong trào Tây Sơn. Vậy nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì? Các bạn độc giả hãy cùng THPT Phạm Hồng Thái tìm hiểu nhé!
Bạn đang xem bài: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn
Phong trào Tây Sơn giành được thắng lợi là nhờ vào ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Quang Trung cùng với bộ chỉ huy nghĩa quân chính là yếu tố then chốt dẫn tới sự thành công của phong trào Tây Sơn. Quang Trung là vị anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Sự thắng lợi của phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát nhà Nguyễn, Trịnh, Lê. Ranh giới chia cắt của đất nước từ đó cũng được xóa bỏ, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
Bên cạnh đó, thắng lợi của phong trào Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Diễn biến phong trào Tây Sơn
Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo.
Với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ đã đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm. Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi ở các tỉnh phía Nam và sau đó phát triển ra Đàng Ngoài, diệt Trịnh thống nhất Tổ quốc.
Lấy cớ đáp ứng cầu viện của Lê Chiêu Thống, quân Thanh kéo đại binh xâm lược nước ta. Mùa Xuân Kỷ Dậu năm 1789, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long, giải phóng Tổ quốc.
Đây là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789
Phong trào Tây Sơn kéo dài từ năm 1771 đến năm 1789 với những sự kiện chính sau đây:
- Đầu năm 1771: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).
- Tháng 9-1773: Chiếm được phủ thành Quy Nhơn
- Giữa năm 1774: Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
- Năm 1777: Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
- Tháng 1-1785: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
- Tháng 6-1786: Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
- Giữa năm 1788: Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.
- Tháng 12-1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
- Năm 1789: Quang Trung đại phá quân Thanh.
Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
Nhân dân ta hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:
Thứ nhất, xã hội của ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng lâm vào cảnh nghèo khổ, cơ cực. Điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn trong lòng dân ngày càng dâng cao. Họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.
Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra các chủ trương hợp với lòng dân như: lấy của người giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.
Trên đây là nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Hy vọng bài viết của THPT Phạm Hồng Thái phần nào giúp độc giả hiểu được kiến thức lịch sử này nhé!
- #Nguyên #nhân #thắng #lợi #và #nghĩa #lịch #sử #của #phong #trào #Tây #Sơn
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp