Hiện nay việc xuất/nhập khẩu hàng hóa thông qua đường hàng không rất được phổ biến. Và đa phần là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
- Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
- Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong Chiếc Thuyền Ngoài xa 14 bài phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài
- Dao động điều hòa là gì? Công thức và bài tập dao động điều hòa
- SEA Games Là Gì? Tổng Quan Về đại Hội Thể Thao Đông Nam á
- Fe3O4 + HCl → FeCl3 + FeCl2 + H2O
Để sản phẩm đến được tay nhà nhập khẩu nó cần trải qua một quá trình đánh giá nghiêm ngặt từ cơ quan hải quan hay còn được gọi là MSDS.
Bạn đang xem bài: MSDS là gì? Nội dung cần có trong bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
Vậy MSDS là gì là nó ảnh hưởng đến những đối tượng nào? Những nội dung mà MSDS gồm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm này qua bài viết dưới đây nhé.
MSDS là gì?
MSDS là tên viết tắt của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là một dạng văn bản có chứa những nội dung về thuộc tính, đặc điểm của một loại hóa chất xác định nào đó. Bảng chỉ dẫn này được lập ra để những đối tượng có tiếp xúc với những loại hóa chất này ở một thời gian nhất định. Sẽ có quy trình làm việc một cách an toàn và có cách xử lý chính xác trong các trường hợp bị hóa chất gây ảnh hưởng.
MSDS sẽ được cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với những loại hàng có nguy cơ gây nguy hiểm như: cháy nổ, ăn mòn, có chứa những hóa chất độc hại… trong quá trình vận chuyển.
MSDS sẽ cung cấp những đặc tính có thể gây nguy hiểm từ những hàng hóa đó. Để người vận chuyển nắm bắt mình đang vận chuyển mặt hàng gì? Giúp họ an toàn hơn trong quá trình di chuyển.
Ngoài các loại hàng hóa trên thì những sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hay thực phẩm dạng nước, dạng bột. Cũng sẽ được cơ quan hải quan yêu cầu bảng MSDS này để cơ quan xác định được thành phần của những sản phẩm này có an toàn khi sử dụng hay không?
Những nội dung chính trong bảng MSDS
Theo quy định của những cơ quan có liên quan, một bảng MSDS cần có ít nhất những nội dung chính sau:
1. Tên gọi
Phần đầu tiên của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất thể hiện tên gọi của hàng hóa, thương phẩm. Tên của loại hóa chất hay các tên khác và số đăng ký CAS, RTEC.
2. Thuộc tính
Phần thuộc tính sẽ thể hiện các tính chất, đặc điểm của loại hóa chất đó như: màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ, điểm bắt lửa, điểm tự cháy hoặc nổ, áp suất hơi, khả năng hòa tan trong nước,….
3. Thành phần
Loại hóa chất đó có thành phần hóa học như thế nào? Thuộc họ hóa chất gì, công thức cũng như phản ứng hóa học khi tiếp xúc với các chất oxy hóa và axit… Tất cả sẽ được chú thích cụ thể ở phần này.
4. Các biểu hiện ảnh hưởng xấu cho sức khỏe
Chất hóa học đó có độc tính hay có những biểu hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiếp xúc. Những ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm: liên quan đến các cơ quan trên cơ thể như mắt, hệ hô hấp, tiêu hóa… khả năng sinh sản. Có chứa những thành phần gây ung thư, các biểu hiện ngộ độc….
5. Các loại nguy hiểm đến xung quanh
Các loại nguy hiểm khác xung quanh người tiếp xúc như gây cháy, nổ… Theo thang điểm đánh giá từ 0-4 của NFPA.
6. Thiết bị bảo hộ
Khuyến cáo người tiếp xúc nên mặc các thiết bị bảo hộ như thế nào khi làm việc trực tiếp với những loại hóa chất đó.
7. Quy trình làm việc
Phần này sẽ chỉ dẫn quy trình làm việc, các thao tác như thế nào khi tiếp xúc với hóa chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
8. Trợ giúp y tế
Mục này sẽ hướng dẫn cách yêu cầu trợ giúp y tế khi gặp các trường hợp ngộ độc hay tai nạn trong quá trình tiếp xúc với hóa chất
9. Các điều kiện lưu giữ
Thể hiện các quy định, điều kiện để bảo quản, lưu trữ chất hóa học trong kho như: nhiệt độ, thoáng khí, độ ẩm và những hóa chất trong danh sách không được để cạnh nhau,…
10. Xử lý phế thải
Quy trình khi xử lý phế thải có chứa chất hóa học đó. Quy trình xử lý kho lưu trữ theo định kỳ hay xử lý khi rò rỉ ra môi trường.
11. Phòng cháy chữa cháy
Các thiết bị, quy trình trong việc phòng cháy chữa cháy.
12. Các nội dung khác
Một số nội dung khác được thể hiện trong MSDS như: tác động đến môi trường như thế nào, khả năng tích lũy sinh học, các quy định vận chuyển, đóng gói, dán tem nhãn,…
Những đối tượng chịu trách nhiệm trong MSDS
Những đối tượng sau sẽ phải chịu trách nhiệm trong các vấn đề liên quan đến MSDS.
1. Người xuất khẩu
Do MSDS dùng để cung cấp toàn bộ thông tin về sản phẩm cũng như quá trình xuất/nhập khẩu của nó. Nên người xuất khẩu sản phẩm đó sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thông tin được thể hiện ở MSDS.
Thông thường bản MSDS sẽ có hiệu lực là 3 năm trước khi xuất/nhập khẩu.
2. Người nhập khẩu
Người nhận sản phẩm cần đảm bảo bản MSDS mà người xuất khẩu cung cấp là bản gốc. Trong trường hợp, sản phẩm có những thay đổi về thành phần, hóa chất… Người nhập khẩu phải nhận được bản cập nhật trước 90 ngày trước khi bên xuất khẩu xuất sản phẩm sang cho mình.
Người nhập khẩu có quyền bổ sung thêm các thông tin liên quan đến sản phẩm trong bản MSDS. Nhưng phải đảm bảo không được ít hơn bản gốc. Tại những nơi làm việc hay nhưng kho hàng có người tiếp xúc với sản phẩm. Người chịu trách nhiệm nhận lô hàng cần cung cấp bản sao MSDS. Để những người làm việc tại khu vực đó nắm được về sản phẩm.
3. Người lao động
Khi làm việc tại những khu vực chứa hóa chất cần theo dõi các thông tin về hóa chất, các chỉ dẫn an toàn và các biện pháp phòng ngừa, sơ cứu được hiển thị ở MSDS.
Nói tóm lại, MSDS là một bản chỉ dẫn an toàn quan trọng và không thể thiếu đối với đa số hàng hóa xuất/nhập khẩu hiện nay.
Chính vì thế bạn cần chú ý khi tiếp xúc với những hàng hóa có cung cấp bản MSDS này. Và tuân thủ mọi nguyên tắc, quy định mà các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khi thực hiện bản chỉ dẫn này nhé.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp