Microsoft đang có gì trong tay sau khi mua lại Activision Blizzard?
Phải đến khi nhìn lại những gì Microsoft đã mua trong nhiều năm qua, chúng ta mới nhận ra rằng họ có tham vọng lớn đến mức nào trong lĩnh vực game. Hãy cùng Vik News điểm qua những gì mà họ sở hữu sau khi mua lại Activision Blizzard nhé.Như vậy là Microsoft đã trở thành công ty game lớn thứ 3 trên thế giới sau khi công bố việc mua lại Activision Blizzard với số tiền 68.7 tỉ USD. Phi vụ này đem lại cho Microsoft một lượng thương hiệu game khổng lồ, giúp Game Pass của họ càng trở nên đáng giá trong mắt game thủ ngoài các dòng game sẵn có như Halo, Gears of War,… Nhưng thực sự thì danh sách game Microsoft sở hữu sẽ hoành tráng đến mức nào sau vụ mua sắm này? Hãy cùng Vik News khám phá.Mục lục HaloGears of WarMinecraftFallout, The Elder Scrolls, Wolfenstein, DoomCall of Duty, Overwatch, Diablo, Warcraft, Starcraft,…Và hàng loạt tựa game nhỏ khácTạm kếtHaloPhiên bản mới nhất của dòng game này là Halo Infinite vừa ra mắt, và nó hứa hẹn sẽ tồn tại lâu dài sau khi nhận được những lời khen nhiệt tình từ game thủ. Ngoài ra, Microsoft cũng đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu này ra ngoài mảng game. Họ đang cùng Paramount+ thực hiện một bộ phim live-action dự kiến sẽ ra mắt trong năm nay với tên gọi đơn giản là Halo. Dòng game này hiện đang được cầm trịch bởi 343 Industries sau khi Bungie rời khỏi Microsoft.Gears of WarTương tự Halo, Gears of War cũng là một thương hiệu gắn liền với Microsoft và Xbox từ ngày đầu tiên. Vốn thuộc về Epic Games, Microsoft đã mua lại dòng game này hồi năm 2014 và giao nó cho Black Tusk Studios (sau này đổi tên thành The Coalition), thuê Rod Fergusson về giám sát việc phát triển các phiên bản Gears of War 4 và 5 gần đây. Dù Rod Fergusson đã rời studio vào năm 2020 để sang Blizzard làm Diablo 4, ông lại trở thành nhân viên Microsoft sau khi Activision Blizzard bị mua lại.MinecraftĐây là phi vụ mua game lớn đầu tiên trong lịch sử Microsoft, khi họ mua lại Mojang với giá 2.5 tỉ USD vào năm 2014. Giờ đây chúng ta có thể thấy rằng đây là một quyết định sáng suốt và đem lại lợi ích cho cả Mojang, game thủ lẫn Microsoft – số tiền Microsoft bỏ ra để mua Mojang là tiền mặt nằm trong ngân hàng, được mang ra để mua một trong các game bán chạy nhất thế giới. Mojang có được sự hậu thuẫn của Microsoft để tung ra 19 bản patch lớn nhỏ khác nhau cho Minecraft kể từ năm 2014 và game thủ chúng ta không ngừng được trải nghiệm những nội dung mới không tốn xu nào.Fallout, The Elder Scrolls, Wolfenstein, DoomSau khi Microsoft mua lại ZeniMax – công ty mẹ của Bethesda – vào năm 2020, bốn dòng game nổi tiếng trên đã chính thức nằm trong tay họ. Không cần phải nói về mức độ phổ biến của The Elder Scrolls – bản Skyrim đã ra mắt hơn một thập kỷ nhưng vẫn cứ hốt bạc, trong khi Doom (2016) và Doom Eternal có một lượng fan trung thành, luôn khiến game thủ phát cuồng mỗi khi có nội dung mới được công bố.Wolfenstein hơi trầm lặng trong vài năm gần đây, nhưng bất kỳ ai “biết hàng” đều hiểu rằng thương hiệu này có một vị trí đặc biệt trong lòng game thủ. Dù gì đi nữa thì nó cũng là dòng game đã khai sinh ra thể loại FPS hiện đại. Starfield sẽ ra mắt vào cuối năm nay, hứa hẹn đem lại cho game thủ một trải nghiệm RPG hấp dẫn và một nền tảng mới để tha hồ mod. Fallout 76 và Fallout Shelter vẫn đang gom tiền về cho Bethesda.Chưa hết, việc sở hữu Bethesda đồng nghĩa với những Dishonored, Prey, The Evil Within, Quake, Starfield cũng rơi vào tay Microsoft. Tựa game sắp ra mắt GhostWire: Tokyo cũng thuộc về họ, nên nếu trò chơi thành công trên PlayStation thì nó sẽ trở thành thương hiệu của Xbox trong tương lai.Call of Duty, Overwatch, Diablo, Warcraft, Starcraft,…Chi 68.7 tỉ USD để mua lại Activision Blizzard đem lại cho ông Phil Spencer, giám đốc mảng game của Microsoft quyền sử dụng những thương hiệu game thuộc hàng khủng nhất Trái đất, thuộc rất nhiều thể loại khác nhau. Ngoài các dòng game nổi tiếng nghe nhiều nên thuộc như Call of Duty, Overwatch, Diablo, Warcraft, Starcraft thì Microsoft còn nhận được cả núi game khác như Tony Hawk, Spyro, Crash Bandicoot, 007, Transformers, Guitar Hero, Skylanders,…Cũng cần phải nói rằng Activision Blizzard là chủ sở hữu của King, studio làm ra dòng game casual Candy Crush danh tiếng. Dù game thủ “hardcore” ít khi chạm tới tựa game này, nó lại cực kỳ ăn khách. Theo số liệu Vik News tìm được thì trò chơi này đã được tải về hơn 2.7 tỉ lần, đem về cho công ty mẹ gần 1.2 tỉ USD chỉ riêng trong năm 2020, và có 273 triệu người chơi Candy Crush hàng tháng. Dù đã 10 năm tuổi, lợi nhuận của trò chơi này không ngừng tăng lên và chẳng hề có dấu hiệu gì là sẽ dừng lại.Và hàng loạt tựa game nhỏ khácSau các phi vụ mua sắm của Microsoft, gã khổng lồ này đã sở hữu một loạt studio có các thương hiệu game nhỏ nhưng đầy tiềm năng, với những phiên bản nối tiếp sắp ra mắt. Có thể kể đến các studio danh tiếng như Double Fine Production, Obsidian Entertainment, Nina Theory, Playground Games,… Kết quả là chúng ta có một loạt tựa game hấp dẫn như Hellblade 2, State of Decay 3, Wasteland 3, The Outer Worlds 2,… được công bố và sắp ra mắt trong thời gian tới.Tạm kếtNhư vậy, Microsoft đã sở hữu một lượng thương hiệu khổng lồ trong tay, bao quát rất nhiều dòng game lớn nhỏ thuộc đủ mọi thể loại trên thị trường. Nó cho thấy rằng Microsoft đang hết sức nghiêm túc trong việc xây dựng metaverse của mình, với tham vọng thâu tóm cả game thủ lẫn những người không chơi game.
Bạn đang xem bài: Microsoft đang có gì trong tay sau khi mua lại Activision Blizzard?
[rule_2_plain]
[rule_3_plain]
#Microsoft #đang #có #gì #trong #tay #sau #khi #mua #lại #Activision #Blizzard
Microsoft đang có gì trong tay sau khi mua lại Activision Blizzard?
Phải đến khi nhìn lại những gì Microsoft đã mua trong nhiều năm qua, chúng ta mới nhận ra rằng họ có tham vọng lớn đến mức nào trong lĩnh vực game. Hãy cùng Vik News điểm qua những gì mà họ sở hữu sau khi mua lại Activision Blizzard nhé.Như vậy là Microsoft đã trở thành công ty game lớn thứ 3 trên thế giới sau khi công bố việc mua lại Activision Blizzard với số tiền 68.7 tỉ USD. Phi vụ này đem lại cho Microsoft một lượng thương hiệu game khổng lồ, giúp Game Pass của họ càng trở nên đáng giá trong mắt game thủ ngoài các dòng game sẵn có như Halo, Gears of War,… Nhưng thực sự thì danh sách game Microsoft sở hữu sẽ hoành tráng đến mức nào sau vụ mua sắm này? Hãy cùng Vik News khám phá.Mục lục HaloGears of WarMinecraftFallout, The Elder Scrolls, Wolfenstein, DoomCall of Duty, Overwatch, Diablo, Warcraft, Starcraft,…Và hàng loạt tựa game nhỏ khácTạm kếtHaloPhiên bản mới nhất của dòng game này là Halo Infinite vừa ra mắt, và nó hứa hẹn sẽ tồn tại lâu dài sau khi nhận được những lời khen nhiệt tình từ game thủ. Ngoài ra, Microsoft cũng đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu này ra ngoài mảng game. Họ đang cùng Paramount+ thực hiện một bộ phim live-action dự kiến sẽ ra mắt trong năm nay với tên gọi đơn giản là Halo. Dòng game này hiện đang được cầm trịch bởi 343 Industries sau khi Bungie rời khỏi Microsoft.Gears of WarTương tự Halo, Gears of War cũng là một thương hiệu gắn liền với Microsoft và Xbox từ ngày đầu tiên. Vốn thuộc về Epic Games, Microsoft đã mua lại dòng game này hồi năm 2014 và giao nó cho Black Tusk Studios (sau này đổi tên thành The Coalition), thuê Rod Fergusson về giám sát việc phát triển các phiên bản Gears of War 4 và 5 gần đây. Dù Rod Fergusson đã rời studio vào năm 2020 để sang Blizzard làm Diablo 4, ông lại trở thành nhân viên Microsoft sau khi Activision Blizzard bị mua lại.MinecraftĐây là phi vụ mua game lớn đầu tiên trong lịch sử Microsoft, khi họ mua lại Mojang với giá 2.5 tỉ USD vào năm 2014. Giờ đây chúng ta có thể thấy rằng đây là một quyết định sáng suốt và đem lại lợi ích cho cả Mojang, game thủ lẫn Microsoft – số tiền Microsoft bỏ ra để mua Mojang là tiền mặt nằm trong ngân hàng, được mang ra để mua một trong các game bán chạy nhất thế giới. Mojang có được sự hậu thuẫn của Microsoft để tung ra 19 bản patch lớn nhỏ khác nhau cho Minecraft kể từ năm 2014 và game thủ chúng ta không ngừng được trải nghiệm những nội dung mới không tốn xu nào.Fallout, The Elder Scrolls, Wolfenstein, DoomSau khi Microsoft mua lại ZeniMax – công ty mẹ của Bethesda – vào năm 2020, bốn dòng game nổi tiếng trên đã chính thức nằm trong tay họ. Không cần phải nói về mức độ phổ biến của The Elder Scrolls – bản Skyrim đã ra mắt hơn một thập kỷ nhưng vẫn cứ hốt bạc, trong khi Doom (2016) và Doom Eternal có một lượng fan trung thành, luôn khiến game thủ phát cuồng mỗi khi có nội dung mới được công bố.Wolfenstein hơi trầm lặng trong vài năm gần đây, nhưng bất kỳ ai “biết hàng” đều hiểu rằng thương hiệu này có một vị trí đặc biệt trong lòng game thủ. Dù gì đi nữa thì nó cũng là dòng game đã khai sinh ra thể loại FPS hiện đại. Starfield sẽ ra mắt vào cuối năm nay, hứa hẹn đem lại cho game thủ một trải nghiệm RPG hấp dẫn và một nền tảng mới để tha hồ mod. Fallout 76 và Fallout Shelter vẫn đang gom tiền về cho Bethesda.Chưa hết, việc sở hữu Bethesda đồng nghĩa với những Dishonored, Prey, The Evil Within, Quake, Starfield cũng rơi vào tay Microsoft. Tựa game sắp ra mắt GhostWire: Tokyo cũng thuộc về họ, nên nếu trò chơi thành công trên PlayStation thì nó sẽ trở thành thương hiệu của Xbox trong tương lai.Call of Duty, Overwatch, Diablo, Warcraft, Starcraft,…Chi 68.7 tỉ USD để mua lại Activision Blizzard đem lại cho ông Phil Spencer, giám đốc mảng game của Microsoft quyền sử dụng những thương hiệu game thuộc hàng khủng nhất Trái đất, thuộc rất nhiều thể loại khác nhau. Ngoài các dòng game nổi tiếng nghe nhiều nên thuộc như Call of Duty, Overwatch, Diablo, Warcraft, Starcraft thì Microsoft còn nhận được cả núi game khác như Tony Hawk, Spyro, Crash Bandicoot, 007, Transformers, Guitar Hero, Skylanders,…Cũng cần phải nói rằng Activision Blizzard là chủ sở hữu của King, studio làm ra dòng game casual Candy Crush danh tiếng. Dù game thủ “hardcore” ít khi chạm tới tựa game này, nó lại cực kỳ ăn khách. Theo số liệu Vik News tìm được thì trò chơi này đã được tải về hơn 2.7 tỉ lần, đem về cho công ty mẹ gần 1.2 tỉ USD chỉ riêng trong năm 2020, và có 273 triệu người chơi Candy Crush hàng tháng. Dù đã 10 năm tuổi, lợi nhuận của trò chơi này không ngừng tăng lên và chẳng hề có dấu hiệu gì là sẽ dừng lại.Và hàng loạt tựa game nhỏ khácSau các phi vụ mua sắm của Microsoft, gã khổng lồ này đã sở hữu một loạt studio có các thương hiệu game nhỏ nhưng đầy tiềm năng, với những phiên bản nối tiếp sắp ra mắt. Có thể kể đến các studio danh tiếng như Double Fine Production, Obsidian Entertainment, Nina Theory, Playground Games,… Kết quả là chúng ta có một loạt tựa game hấp dẫn như Hellblade 2, State of Decay 3, Wasteland 3, The Outer Worlds 2,… được công bố và sắp ra mắt trong thời gian tới.Tạm kếtNhư vậy, Microsoft đã sở hữu một lượng thương hiệu khổng lồ trong tay, bao quát rất nhiều dòng game lớn nhỏ thuộc đủ mọi thể loại trên thị trường. Nó cho thấy rằng Microsoft đang hết sức nghiêm túc trong việc xây dựng metaverse của mình, với tham vọng thâu tóm cả game thủ lẫn những người không chơi game.
Bạn đang xem bài: Microsoft đang có gì trong tay sau khi mua lại Activision Blizzard?
[rule_2_plain]
[rule_3_plain]
#Microsoft #đang #có #gì #trong #tay #sau #khi #mua #lại #Activision #Blizzard
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp