Trong thực tế các em thấy, khi kéo cái tủ lạnh, hay đẩy xe máy xe máy, tủ quần áo,…hay các vật nhỏ như đẩy cuốn vở, cái bút, quyển sách thì các em đều phải tốn một lực.
Vây lực là gì? Hai lực cân bằng là gì, có đặc điểm gì? chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết này nhé.
Bạn đang xem bài: Lực là gì? Hai lực cân bằng là gì, có đặc điểm gì? cho ví dụ – Vật lý 6 bài 6
I. Lực là gì?
1. Thí nghiệm về lực
* Thí nghiệm như hình 6.1• Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.
Khi ta đẩy xe cho ép lò xo lại thì:
– Lò xo lá tròn tác dụng lên xe một lực đẩy.
– Xe tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép.
* Thí nghiệm như hình 6.2
• Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lên lò xo khi kéo lò xo dãn ra.
Khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra thì:
– Lò xo tác dụng lên xe một lực kéo.
– Xe tác dụng lên lò xo một lực kéo.
* Thí nghiệm như hình 6.3• Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt (H.6.3). Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
Ta sẽ thấy nam châm hút quả nặng.
• Như vậy:
a) Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một (1) lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một (2) lực ép làm cho lò xo bị méo đi.
b) Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một (3) lực kéo. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một (4) lực kéo làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một (5) lực hút.
2. Rút ra kết luận
– Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
II. Phương và chiều của lực
– Lực do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra.
– Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến trụ đứng.
III. Hai lực cân bằng là gì? đặc điểm gì? ví dụ
• Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
• Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.* Ví dụ: Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.
IV. Câu hỏi vận dụng
* Câu C7 trang 22 SGK Vật lý 6: Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây.
* Lời giải:
– Hai đội kéo co tác dụng hai lực lên cùng một sợi dây có phương cùng nhau, chiều trái ngược nhau.
* Câu C8 trang 23 SGK Vật lý 6: Dùng các từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực (1)… Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ (2)…
b. Lực do 2 bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có (3)… hướng về bên trái.
c. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4) … nhưng ngược (5)…., tác dụng vào cùng một vật.
– Phương; – Chiều; – Cân bằng; – Đứng yên; |
* Lời giải:
a) (1) cân bằng; (2) đứng yên.
b) (3) chiều.
c) (4) phương; (5) chiều.
a) Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.
b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có chiều hướng về bên trái.
c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
* Câu C9 trang 23 SGK Vật lý 6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Gió tác dụng vào buồm một …..
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một …..
* Lời giải:
a) Gió tác dụng vào buồm một lực đẩy.
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.
* Câu C10 trang 23 SGK Vật lý 6: Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng.
* Lời giải:
Một số ví dụ về hai lực cân bằng như:
– Chiếc quạt trần đang đứng yên (chịu tác dụng lực kéo của trần nhà và trọng lượng của quạt: hai lực này bằng nhau)
– Tivi để trên bàn (tivi chịu lực nâng của bàn và trọng lượng riêng của nó ⇒ hai lực này bằng nhau).
Như vậy các em thấy:
– Tác dụng của lực đẩy, kéo của vật này lên vật kia gọi là lực;
– Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là lực cân bằng.
– Hai lực cân bằng có đặc điểm là mạnh như nhau (độ lớn bằng nhau) cùng phương nhưng ngược chiều nhau tác dụng lên vật.
Qua bài viết này các em đã rõ Lực là gì? Hai lực cân bằng là gì, có đặc điểm gì?. Nếu có những góp ý và thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội ghi nhận và hỗ trợ nhé, chúc các em học tốt.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp