Sau đây là Hướng dẫn soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự 2021 mới nhất được Viknews cập nhập mới nhất bên dưới mời các bạn tham khảo văn 9 nghị luận trong văn bản tự sự để làm bài tập thật tốt nhé.
Bạn đang xem bài: Hướng dẫn soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự 2021
Xem thêm : Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Video soạn văn 9 nghị luận trong văn bản tự sự
Soạn Nghị luận trong văn bản tự sự phần I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Câu 1 trang 137 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
Đọc các đoạn văn.
Câu 2 trang 137 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1
a. Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích:
– Đoạn (a): Đoạn trích “Lão Hạc”:
…nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.
– Đoạn (b): Lập luận trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.
+ Lập luận của Kiều là những lời mỉa mai đay nghiến (xưa nay đàn bà ghê gớm, cay nghiệt càng chuốc nhiều oan trái):
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
+ Lập luận của Hoạn Thư: Chuyển từ tội hại người thành tội ghen tuông thường tình, từng tha khi Kiều chạy trốn,… nhận lỗi, xin sự rộng lượng khoan hồng:
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”
b. Nội dung và vai trò yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: Làm nội dung tự sự mạch lạc, khúc chiết. Tăng tính triết lí cho câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật.
Soạn văn lớp 9 Nghị luận trong văn bản tự sự phần Luyện tập
Câu 1 trang 139 Ngữ Văn 9 sgk Tập 1
Lời văn trong đoạn trích (a), mục I.1 là lời của ông giáo. Ông giáo đang thuyết phục chính mình rằng vợ ông không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
Câu 2 trang 139 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 Tập một
Ở đoạn trích (b), mục I.1, trình tự lập luận của Hoạn Thư:
– Phận đàn bà, ghen tuông thường tình: Xóa sự đối lập trở thành người cùng cảnh ngộ “phận đàn bà”, tôi lớn (hại người) chỉ còn là tội ghen tuông ai cũng có. Từ tội nhân trở thành nạn nhân của chế độ đa thê (chồng chung).
– Kể công từng tha cho Kiều khi Kiều chạy trốn.
– Cuối cùng nhận lỗi và cầu mong sự rộng lượng.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp