Người ta thường nói: “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Thật đúng vậy, trong từ điển tiếng Việt có vô vàn cụm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm,… vì vậy mà rất dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Hôm nay, TH Huỳnh Ngọc Huệ sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về một lỗi chính tả rất thường hay mắc phải, đó là đường xá hay đường sá? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Đường xá hay đường sá
Đường xá hay đường sá? Đâu mới là từ viết đúng chính tả tiếng Việt?
Bạn đang xem bài: Đường Xá Hay đường Sá? 1 Số Lỗi Chính Tả Thường Gặp
Phân biệt sá và xá
Các từ “sá” hay “xá” đều là những từ Hán Việt có phát âm tương đối giống nhau mà chúng ta thường hay bị nhầm lẫn khi kết hợp với các từ khác.
Vì vậy muốn biết là “đường sá” hay “đường xá” thì trước hết phải hiểu nghĩa gốc của hai từ “sá” và “xá” là gì.
“Xá” trong tiếng Hán có một nét nghĩa chỉ “quán trọ, nhà ở”. Nghĩa rộng: nhà, học xá, ký túc xá, phố xá, quán xá,…
“Sá” trong tiếng Hán là từ mang nghĩa chỉ “con đường đi hiểm trở”.
Đường xá hay đường sá
Sau khi tìm hiểu nghĩa của hai từ “sá” và “xá”, có lẽ các bạn cũng đã dần trả lời được câu hỏi cụm từ nào mới là có nghĩa? Đường sá hay đường xá?
Đường là một lối đi bằng phẳng mà trên đó người và phương tiện di chuyển để đi đến một nơi nào đó.
Từ sự tư duy của chúng ta, có thể xác định “đường sá” mới là cụm từ viết đúng chính tả.
Đường sá chính là lối đi chung gồm những con đường bằng phẳng, hoặc cũng có thể là gập ghềnh hiểm trở; là lối đi hàng ngày của con người và xe cộ lưu thông.
Một số lỗi chính tả thường gặp
1. Nhậm chức hay nhận chức
Từ “nhậm chức” có nghĩa là một người sẽ gánh vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên; trong khi đó “chức” có nghĩa là chức trách, bổn phận, nhiệm vụ. “Nhậm chức” có thể hiểu là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.
Từ “nhận” là tiếp đón, lĩnh hội. Vậy nên từ nhận chức có thể hiểu là tiếp nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được mức độ trách nhiệm với chức vụ đó.
Vì vậy, để diễn tả đúng bản chất của hoạt động này thì từ dùng đúng phải là từ “nhậm chức”.
2. Xảy ra hay sảy ra
“Xảy ra” là một động từ, thường để diễn tả một sự việc không hay ập đến một cách bất ngờ, đột ngột, không báo trước. Ví dụ: xảy ra hỏa hoạn, xảy ra vụ trộm cắp, xảy ra sự cố,…
Còn “Sảy ra” là cụm từ hoàn toàn không có nghĩa. Tuy nhiên “sảy” cũng là một động từ.
“Sảy” có nghĩa là làm bay hoặc rơi vỏ và hạt lép lẫn với hạt chắc. Người ta hay “sảy” bằng cách hất cái mẹt hay cái nia lên xuống một cách đều đặn.
Ví dụ như sảy thóc,…
3. Thăm quan hay tham quan
Từ “thăm” được có nghĩa là sự quan tâm, hỏi han… Còn từ “quan” có nghĩa là quan sát.
Trong khi đó, “tham quan” là một động từ, “tham” có nghĩa là thêm vào; “quan” là quan sát, nhìn nhận vấn đề.
Do đó trong trường hợp này, “tham quan” là từ đúng chính tả, nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.
Cách phân biệt x và s
– Âm “x” xuất hiện trong các tiếng có âm đệm. Ví dụ: xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,…
– Còn “s” chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.
– “X” và “s” không cùng xuất hiện trong một từ láy.
Nhìn chung, cách phân biệt x và s không có quy luật riêng. Những cụm từ như sai sót hay sai xót rất dễ gây nhầm lẫn. Cách để ghi nhớ tốt nhất là nắm rõ nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc và viết thật nhiều.
Ví dụ: Sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát, sặc sỡ, xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ, xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét,…
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
Do nguyên nhân vùng miền khác nhau hay do thói quen sử dụng từ ngữ mà đôi khi chúng ta sẽ bị nhầm lẫn các từ chính tả với nhau.
Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi chính tả một cách dễ dàng? TH Huỳnh Ngọc Huệ sẽ mách bạn một vài mẹo sau đây nhé.
1. Sử dụng Google để kiểm tra chính tả
Ngày nay, khi Internet phát triển, điện thoại thông minh hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Hãy sử dụng và tận dụng chiếc điện thoại có kết nối internet của bạn để kiểm tra các cụm từ mà bạn không chắc chắn về chính tả.
Ví dụ, nếu bạn đang phân vân không biết “đường xá” hay “đường sá” đâu mới là từ dùng đúng , bạn có thể nhập nó lên thanh tìm kiếm của Google. Lúc này, Google sẽ đưa ra một loạt kết quả liên quan. Từ đó, bạn có thể kiểm tra cụm từ nào là chính xác.
2. Đọc sách, báo thường xuyên
Sách, báo không chỉ mang đến cho bạn những kiến thức mới mẻ và bổ ích mà còn là công cụ rất tốt để bạn có thể ghi nhớ mặt chữ.
Khi tiếp xúc nhiều, đọc nhiều cụm từ thì não bộ của bạn sẽ tự động ghi nhớ những từ bạn đã từng gặp. Từ đó cũng sẽ giúp bạn nhớ mặt chữ hơn và ít sai chính tả hơn.
Tuy nhiên, hãy tìm những nguồn chính thống để đọc bạn nhé! Vì những nguồn trang chính thống sẽ luôn được kiểm duyệt trước khi phát hành.
3. Học hỏi từ những người xung quanh
Đây cũng là một cách hay để bạn có thể hạn chế được lỗi chính tả. Khi thắc mắc không biết đâu là từ viết đúng chính tả, các bạn đừng ngần ngại mà hãy nhờ đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh nhé!
Khi được người khác chỉ ra lỗi sai thì bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn đấy. Ngoài ra, hãy ghi chép lại các cụm từ dễ gây nhầm lẫn để sử dụng cho các lần tiếp theo bạn nhé!
4. Ghi nhớ những cụm từ khó
Xảy ra hay sảy ra, cọ xát hay cọ sát, sơ xẩy hay sơ xẩy,… đều là những cụm từ khó và rất dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, bạn hãy cố gắng ghi nhớ đâu mới là từ viết đúng.
Hãy thuộc lòng và ghi nhớ một cách cẩn thận thì bạn mới không bị nhầm lẫn. Và hãy chịu khó đặt câu ví dụ cho các cụm từ đó thì bạn sẽ nhớ lâu hơn đấy.
5. Chú ý đến những lỗi sai chính tả của người khác
Nhận ra lỗi sai của người khác để rút kinh nghiệm cho bản thân cũng là một mẹo hay để khắc phục lỗi chính tả cho bản thân đấy.
Hy vọng với bài viết trên, TH Huỳnh Ngọc Huệ đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho “đường xá hay đường sá” là cụm viết đúng chính tả. Hãy theo dõi TH Huỳnh Ngọc Huệ mỗi ngày để cập nhập thêm nhiều thông tin hay bạn nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp