TH Huỳnh Ngọc Huệ sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về một số lỗi chính tả rất thường hay mắc phải, đó là những cụm từ có chứa “chở” và “trở”. Vậy chở hay trở mới là từ viết đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
- Cẩm nang Liên Quân: Hướng dẫn cách khắc chế tướng Liên Quân hiệu quả nhất (phần 1)
- Đấu Lạp Giang Hồ chính thức mở cửa thử nghiệm, game thủ đam mê game kiếm hiệp không nên bỏ qua
- Top 8 Quán bún đậu mắm tôm ngon, chất lượng nhất tại TP. Vinh, Nghệ An
- PR là gì? Tầm quan trọng của PR
- Vết tiêm lao mưng mủ bao lâu và tiêm mũi lao sau bao lâu thì mưng mủ
Bạn đang xem bài: Chở Hay Trở Mới đúng Chính Tả? Đáp án Chính Xác Nhất
Chở hay trở
Người ta thường nói: “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Thật đúng vậy, trong từ điển tiếng Việt có vô vàn cụm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm,… vì vậy mà rất dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng
Chở hay trở? Đâu mới là có nghĩa?
Trở là gì?
Từ trở là từ có rất nhiều nghĩa (đa nghĩa). Trở có thể vừa là danh từ, vừa là động từ.
– Trở là danh từ mang nghĩa là tang.
Ví dụ: nhà có trở, để trở.
– Trở là động từ mang nghĩa như sau:
- Đảo ngược vị trí, cho đầu thành đuôi, trên thành dưới và ngược lại.
Ví dụ: trở cá cho chín đều, nằm trở đầu đuôi, dễ như trở bàn tay.
- Quay ngược lại, đi về vị trí ban đầu.
Ví dụ: trở về quê cũ, trở lại câu chuyện đang nói.
- Diễn biến chuyển sang chiều hướng khác, thường là xấu đi.
Ví dụ: trời trở gió.
- Hướng về một phía nào đó để tính phạm vi thời gian, không gian, số lượng (từ mốc xác định).
Ví dụ: từ Hà Nội trở ra; những năm 60 trở về trước.
Chở là gì?
Chở là một động từ. Trong tiếng Việt, “chở” mang nghĩa là vận chuyển bằng xe, tàu hay thuyền,…
Ví dụ: tàu chở hành khách, xe tải chở hàng, ….
Chở hay trở, từ nào đúng chính tả?
Chở hay trở? Trong giao tiếp hàng ngày, cách phát âm của “chở” và “trở” gần giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn trong cách sử dụng của hai từ này.
Đặc biệt giọng địa phương của một số tỉnh phía Bắc càng dễ dùng sai từ.
Vì vậy, để không bị nhầm lẫn, chúng ta cần phân biệt rõ ràng nghĩa của “chở” và “trở”. Đồng thời, ngữ cảnh mà từ ngữ được sử dụng cũng rất quan trọng.
Ví dụ, từ “chở” được sử dụng khi nói về hành động vận chuyển hàng hóa hoặc đồ vật bằng phương tiện giao thông: chở hàng hóa, chở đồ,…
Chúng ta sử dụng từ “trở” khi nói về hành động quay trở lại, trở lại vị trí ban đầu hoặc nói về phạm vi của không gian và thời gian: trở về quê, trở cá cho chín đều, trở về những năm 1980,…
Một số cụm từ dễ gây nhầm lẫn
1. Chở đi hay trở đi?
Cả 2 cụm từ này đều có nghĩa.
Chở đi: là hành động vận chuyển con người hay hàng hóa.
Ví dụ: Tâm được mẹ chở đi học.
Trở đi: là hành đồng tiếp diễn thường được dùng để chỉ thời gian.
Ví dụ: Từ những năm 70 trở đi,…
2. Che trở hay che chở
Che trở là từ không có nghĩa trong tiếng Việt.
Còn che chở là một động từ chỉ sự quan tâm, âu yếm và bảo vệ dành cho đối phương.
3. Chở đò hay trở đò
Chở đò: là một động từ được viết đúng chính tả. Chỉ hành động vận chuyển người lữ khách sang đò bên kia.
Vậy nên trở đò là một cụm từ sai chính tả.
4. Chở người hay trở người
Đây cũng lại là 2 cụm từ đều có nghĩa.
Chở người: hành động vận chuyển người đến một nơi hay địa điểm nào đó.
Trở người: chỉ hành động lật hay quay người sang hướng khác không phải hướng ban đầu.
Ví dụ: Anh ta nằm ngủ nhưng cứ trở người qua lại, hình như anh ta đang lo lắng điều gì.
5. Chở tay hay trở tay
Chở tay là cụm từ không có trong từ điển tiếng Việt.
Còn trở tay, theo từ điển tiếng Việt là một động từ chỉ hành động đối phó trước tình hình xấu đột ngột.
Ví dụ: Thầy giáp tôi đang gặp tình huống bất ngờ và không kịp trở tay.
Cách phân biệt ch và tr
Ch được dùng trong các trường hợp sau:
- Đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê).
Ví dụ: chí chóe, choáng váng, chuệch choạc, chập choạng
- Danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình.
Ví dụ: cha, chú, chị, chồng, chàng…
- Danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà.
Ví dụ như chăn, chiếu, chảo, chén, chổi, chai…
- Từ có ý nghĩa phủ định.
Ví dụ: chưa, chẳng, chả…
- Tên các món ăn như cháo, chả, chè…
- Tên cây cối, tên các loại hoa quả như chuối, chôm chôm, chanh…
- Cử động, động tác lao động, thao tác cơ thể.
Ví dụ: chạy, chắn, chặt, chẻ…
Tr được dùng trong các trường hợp:
- Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền. Ví dụ: trị giá, trình bày, tình trạng, môi trường, trọng lực…
Trong cấu tạo từ láy:
- Tr: Tạo kiểu láy âm là chính.
Ví dụ: trắng trẻo, trăn trở, tròng trành, trùng trục, trơ tráo, trập trùng…
- Ch: Tạo kiểu vừa láy âm vừa láy vần.
Ví dụ: chơi vơi, chông chênh…
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
Do nguyên nhân vùng miền khác nhau hay do thói quen sử dụng từ ngữ mà đôi khi chúng ta sẽ bị nhầm lẫn các từ chính tả với nhau.
Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi chính tả một cách dễ dàng? TH Huỳnh Ngọc Huệ sẽ mách bạn một vài mẹo sau đây nhé.
1. Sử dụng Google để kiểm tra chính tả
Ngày nay, khi Internet phát triển, điện thoại thông minh hầu như có mặt ở khắp mọi nơi.
Hãy sử dụng và tận dụng chiếc điện thoại có kết nối internet của bạn để kiểm tra các cụm từ mà bạn không chắc chắn về chính tả.
Ví dụ, nếu bạn không biết trong tình huống đó “chở hay trở” mới là cụm từ dùng đúng, bạn có thể nhập nó lên thanh tìm kiếm của Google.
Lúc này, Google sẽ đưa ra một loạt kết quả liên quan. Từ đó, bạn có thể kiểm tra cụm từ nào là chính xác.
2. Đọc sách, báo thường xuyên
Sách, báo không chỉ mang đến cho bạn những kiến thức mới mẻ và bổ ích mà còn là công cụ rất tốt để bạn có thể ghi nhớ mặt chữ.
Khi tiếp xúc nhiều, đọc nhiều cụm từ thì não bộ của bạn sẽ tự động ghi nhớ những từ bạn đã từng gặp. Từ đó cũng sẽ giúp bạn nhớ mặt chữ hơn và ít sai chính tả hơn.
Tuy nhiên, hãy tìm những nguồn chính thống để đọc bạn nhé! Vì những nguồn trang chính thống sẽ luôn được kiểm duyệt trước khi phát hành.
3. Học hỏi từ những người xung quanh
Đây cũng là một cách hay để bạn có thể hạn chế được lỗi chính tả.
Khi thắc mắc không biết đâu là từ viết đúng chính tả, các bạn đừng ngần ngại mà hãy nhờ đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh nhé!
Khi được người khác chỉ ra lỗi sai thì bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn đấy.
Ngoài ra, hãy ghi chép lại các cụm từ dễ gây nhầm lẫn để sử dụng cho các lần tiếp theo bạn nhé!
4. Ghi nhớ những cụm từ khó
Xảy ra hay sảy ra, cọ xát hay cọ sát, sơ xẩy hay sơ xẩy,… đều là những cụm từ khó và rất dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, bạn hãy cố gắng ghi nhớ đâu mới là từ viết đúng.
Hãy thuộc lòng và ghi nhớ một cách cẩn thận thì bạn mới không bị nhầm lẫn. Và hãy chịu khó đặt câu ví dụ cho các cụm từ đó thì bạn sẽ nhớ lâu hơn đấy.
5. Chú ý đến những từ viết sai của người khác
Nhận ra lỗi sai của người khác để rút kinh nghiệm cho bản thân cũng là một mẹo hay để khắc phục lỗi chính tả cho bản thân đấy.
Xem thêm:
Hy vọng với bài viết trên, TH Huỳnh Ngọc Huệ đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho chở hay trở là cụm viết đúng chính tả. Hãy theo dõi TH Huỳnh Ngọc Huệ mỗi ngày để cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp