Khái niệm câu trần thuật là gì? Phân loại, những đặc điểm chính, ví dụ, cách sử dụng và giải bài tập liên quan đến câu trần thuật – ngữ văn 8. Hãy tham khảo với THPT Phạm Hồng Tháinhé !
Video câu trần thuật dùng để làm gì ?
Bạn đang xem bài: Câu trần thuật là gì? Cách sử dụng, ví dụ
Định nghĩa câu trần thuật là gì?
Dưới đây là định nghĩa thế nào là câu trần thuật :
Câu trần thuật là kiểu câu không có các dấu hiệu để nhận biết như câu nghi vấn ( thường có dấu hỏi ở cuối câu), câu cảm thán, câu cầu khiến ( có dấu chấm than cuối câu). Câu trần thuật thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả sự vật, sự việc trong câu.
Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Đây là kiểu câu cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp.
Chức năng của câu trần thuật
Dưới đây là chức năng chính của câu trần thuật là gì ?
- Loại câu này được sử dụng phổ biến và nhiều nhất trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn, tiểu thuyết hoặc giao tiếp hằng ngày. Một vài tính năng chính gồm:
- Câu trần thuật thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả, tường thuật lại những sự việc, hành động, sự kiện, câu chuyện mà bạn đã thấy qua, nghe qua, suy nghĩ đến…
- Nó còn có chức năng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc bản thân về sự vật, sự việc.
Lý do câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp và tác dụng của câu trần thuật :
Vì trong cuộc sống, nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng, tình cảm của con người rất lớn, mà hầu hết tất cả các mục đích giao tiếp như thông báo, trình bày, miêu tả, nhận định, yêu cầu, bộc lộ tình cảm, cảm xúc… đều có thể thực hiện bằng câu trần thuật.
Phân loại câu trần thuật
Có thể phân loại câu trần thuật thành các loại sau:
Câu trần thuật đơn
Là câu do một cặp chủ ngữ – vị ngữ tạo thành hoăc do hai hoặc nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ sóng đôi tạo thành.
Ví dụ: Tôi là học sinh giỏi trong lớp = > đây là 1 câu trần thuật đơn cơ bản nhất.
Câu trần thuật có chữ là
Là câu trần thuật trong đó vị ngữ là sự kết hợp giữa từ là + cụm danh từ hoặc từ là + tính từ.
Từ “là” phải kết hợp với một cụm danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ về câu trần thuật dùng để kể: Dế mèn trêu chị Cốc là dại.
Câu trần thuật đơn không có từ là
Trong câu trần thuật đơn không có từ là thì vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
Bài tập ví dụ về câu trần thuật
Đề bài tập 1: Cho biết chức năng của các câu trần thuật sau đây:
a – Vui thì vui thật, nhưng tôi vẫn cứ bồn chồn không yên.
b – Chị Lan kia rồi!
c – Lan cười lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng nghiêng trông thật hiền lành.
d – An không trả lời, chỉ mỉm cười gật đầu.
Đáp án bài tập 1
- Câu a: Bộc lộ cảm xúc lo lắng, không yên tâm.
- Câu b: Thông báo về sự xuất hiện của nhân vật kèm theo cảm xúc.
- Câu c: Miêu tả cử chỉ của nhân vật
- Câu d: kể về một sự việc, hành động của An.
Đề bài tập 2: Xét về mục đích nói, hai câu sau thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
a – Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
b – Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Đáp án bài tập 2
Câu a: Xét về mục đích nói thì đây là câu cảm thán vì có từ “Ôi”, tác dụng là bộc lộ cảm xúc
Câu b: Là câu trần thuật, dùng để nhấn mạnh vào cảm xúc của nhà thơ.
kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi câu trần thuật là gì? Phân loại, tác dụng và những tính năng chính của loại câu này.
Đánh Giá
9.4
100
Hướng dẫn oke ạ !
User Rating: 4.72 ( 3 votes)
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp