Giao tiếp trong Tiếng Việt, chúng ta sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau để giúp người đọc, người nghe hiểu rõ nội dung cuộc trò chuyện đó. Trong đó, câu phủ định thường được sử dụng khi bạn muốn phủ định lại ý kiến của người khác. Hãy cùng thư viện hỏi đáp tìm hiểu câu phủ định là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách sử dụng và bài tập ví dụ chi tiết dưới đây với THPT Phạm Hồng Thái nhé !
- CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
- Top smartphone dùng chip Snapdragon 845 tốt nhất hiện nay
- Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh (2 Mẫu) Bản kiểm điểm cá nhân học sinh cuối kỳ, cuối năm
- NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl
- Cookie Run Kingdom – Tổng hợp Giftcode tháng 1 năm 2022 và cách nhập Giftcode chi tiết
Nếu bạn muốn tài về tài liệu lý thuyết và bài tập, ví dụ về câu khẳng định trong tiếng việt thì tải ở đây : Câu hỏi phủ định.Doc
Bạn đang xem bài: Câu phủ định là gì? – Ngữ văn 8
Video lấy ví dụ về câu phủ định
Định nghĩa câu phủ định là gì?
Dưới đây là hướng dẫn câu phủ định lớp 8 mới nhất :
a – Định nghĩa thế nào là câu phủ định
Câu phủ định trong tiếng Việt là những câu có chứa những từ ngữ phủ định, những từ có nghĩa phủ định, phản bác ý kiến, quan điểm của mình về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
Những từ ngữ có nghĩa phủ định gồm: Không, không phải, không phải là, chẵn phải là , chưa, chà, chẵn, đâu có phải, đâu có…
b – Ví dụ về câu phủ định để khẳng định
Với VD câu phủ định này bạn sẽ hiểu rõ hơn về từ phủ định là gì ?
- Ví dụ 1: Hôm nay, Lan không đi học. ( Từ phủ định là từ không)
- Ví dụ 2: Đâu có phải con làm vỡ bình hoa đó. (từ phủ định là đâu có phải).
- Ví dụ 3: Bài tập này em chưa làm được. ( Từ phủ định là từ chưa).
Cách nhận biết câu phủ định
Câu phủ định có chứa các từ ngữ phủ định:
- Từ phủ định: Không, chưa, chẳng, chả,…
==>> VÍ dụ : Lý thông không biết làm thế nào
- Cụm từ phủ định: không phải (là), chẳng phải (là), làm gì có…, có… đâu, thế nào được, chưa phải là, đâu, đâu có…
==>> Ví Dụ : Đâu có chuyện đó đâu
Tác dụng, phân loại câu phủ định
1 – Tác dụng câu phủ định
Dưới đây là chức năng câu phủ định :
Câu phủ định có 2 tác dụng chính gồm:
- Dùng để thông báo, xác nhận không có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó trong câu.
- Phản bác một ý kiến, một nhận định, một câu nói mà bạn cho rằng không đúng sự thật.
2 – Phân loại câu phủ định
Câu phủ định được chia thành 2 loại gồm: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
Ví dụ câu phủ định miêu tả
Ví dụ 1: Đức Phúc không phải là bạn tôi.
= > Xác nhận không có quan hệ bằng từ phủ định “Không” và mối quan hệ là “bạn tôi”
Ví dụ 2: Hồng không mang vở bài tập toán.
= > Xác nhận không có sự vật bằng từ phủ định là “Không” và sự vật là “vở bài tập”
Ví dụ 3: Minh Phương làm việc đó không sai
= > Xác nhận không có tính chất bằng từ phủ định “Không” và từ mô tả tính chất “Sai”
Ví dụ câu phủ định bác bỏ
Ví dụ 1: Không phải, bài tập này phải làm theo cách thứ hai.
= > Phủ định bác bỏ ý kiến của người nói và đưa ra đề xuất riêng.
Ví dụ 2: Đâu có đâu, con vẫn đang học bài mà
Từ “ Đâu có” phủ định lại ý kiến của mẹ rằng mình vẫn đang học bài.
3 – Những lưu ý khi sử dụng câu phủ định
Để nhận biết và sử dụng câu phủ định hợp lý, chính xác nhất, các em ghi nhớ một vài lưu ý sau:
- Nếu trong câu tồn tại 2 từ ngữ phủ định trở lên thì câu sẽ có nghĩa khẳng định.
Ví dụ: Trẫm rất đau xót về điều đó, không thể không dời đổi.
Trong câu, 2 từ phủ định “ không” có nghĩa nhấn mạnh lời nói đó nhất định cần thực hiện ngay.
Hoặc chúng ta có thể chuyển câu phủ định thành câu khẳng định “ Trẫm rất đau xót về việc đó nên quyết định dời đô”
- Một câu bất kỳ có thể không phải câu phủ định nhưng có thể được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.
Ví dụ: Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
Câu này là câu nghi vấn, nhưng có nghĩa là câu phủ định.
Bài tập ví dụ câu phủ định ngữ văn 8
Đề bài tập 1: Tìm từ ngữ phủ định và cho biết chức năng của các câu phủ định sau:
a – Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.
b – Nó chưa được học tiếng Pháp.
c – Ngày mai chúng ta không phải đến đó nữa.
d – Em đã làm vỡ lọ hoa của lớp phải không? Không, em không hề làm vỡ.
Đáp án bài tập 1
Câu a: Từ phủ định là “đâu có”, chức năng là bác bỏ ý kiến được đưa ra.
Câu b: Từ phủ định là “chưa”. chức năng là xác nhận sự việc chưa diễn ra.
Câu c: Từ ngữ phủ định là “ Không phải”, chức năng là thông báo không có sự việc.
Câu d: Từ phủ định “ không”, chức năng là phản bác ý kiến.
Đề bài tập 2: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về thông điệp “ Hãy đứng lên khi tổ quốc cần” trong đoạn văn có sử dụng 1 câu phủ định, một câu phủ định để khẳng định
Lời giải bài tập 2:
Hiện nay, dịch covid – 19 có diễn biến ngày một phức tạp và nguy cơ lây lan trong cộng động rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức chống dịch tốt. Ví dụ như nhiều bạn trẻ vẫn thường xuyên tụ tập để ăn chơi và không quan tâm đến cảnh báo của cơ quan nhà nước.
Hoàn cảnh của đất nước đang khó khăn, nhiều người thất nghiệp, nhiều công ty, xí nghiệp phải đóng cửa, thậm chí phá sản vì thua lỗ. Chúng ta, những người trẻ tuổi, tuy không đủ khả năng để giúp cho quốc gia lúc này, nhưng chúng ta hãy tuân thủ đúng những quy định về phòng chống dịch, tuyên truyền cho những người xung quanh những cách phòng bệnh Covid – 19 tốt nhất.
Đặt câu khẳng định trong tiếng việt
1. Tôi khẳng định đấy.
2. (Bạn không cần phải xác định rõ ràng vị trí khẳng định, vì khẳng định là mặc định.)
3. Tao cần khẳng định chắc chắn.
4. Tôi muốn khẳng định giờ khởi hành.
5. Người khẳng định mình là góa phụ.
6. Nên khẳng định bản thân hay không ?
7. Anh khẳng định mình bằng công việc.
8. Tao khẳng định là không cần chúng mày.
9. Đó là một khẳng định về thị giác.
10. Khẳng định những phong trào người da đen.
Từ khóa tìm kiếm : đặt câu khẳng định trong tiếng việt,ví dụ về câu khẳng định trong tiếng việt,cau phu dinh,câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định,caâu phủ định,câu hỏi phủ định,văn 8 câu phủ định,câu phủ định là j,phủ định nghĩa là gì,phủ định là j,câu hỏi khẳng định trong tiếng việt,câu phủ định dùng để khẳng định
Kết luận: Đây là câu trả lời đầy đủ, chính xác nhất về câu hỏi câu phủ định là gì? kèm theo các bài tập ví dụ minh họa chi tiết.
Đánh Giá
9.5
100
Hướng dẫn oke ạ !
User Rating: 4.49 ( 3 votes)
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp