Như chúng ta đã biết, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng sau 2 tuần và không gây đau đớn cho trẻ.Tuy nhiên, nếu trong thời gian này cuốn rốn của trẻ không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách sẽ rất dễ xảy ra biến chứng mà một trong số đó là rốn có mủ. Dưới đây hãy tham khảo cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mủ cùng với Viknews nhé.
Video cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh có mủ
Bạn đang xem bài: Cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mủ và cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh có mủ
Vậy, rốn trẻ sơ sinh có mủ phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời thông qua bài viết bên dưới nhé!
Nguyên nhân khiến rốn trẻ có mủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến rốn của trẻ có mủ, cụ thể như:
- Không thay băng rốn cho trẻ mỗi ngày, đây là nguyên nhân chính và phổ biến khiến rốn của trẻ bị ướt và có mủ.
- Cắt rốn không đúng kỹ thuật, thuộc về trách nhiệm của điều dưỡng và hộ sinh. Tình trạng này thường gặp ở những cơ sở bảo sanh nhỏ lẻ, không đủ chuyên môn và các phương tiện máy móc hỗ trợ.
- Trẻ mắc các bệnh về rốn như viêm mạch máu rốn, viêm rốn có mủ. Các bệnh lý này khiến rốn trẻ ẩm ướt, có mủ vàng. Bên cạnh đó, có thể kèm theo các triệu chứng khác như rốn phù nề, có mùi hôi khó chịu, sốt cao, quấy khóc, khó chịu…
- Trong quá trình chăm sóc, mẹ để dị vật va chạm làm tổn thương rốn khiến cuốn rốn bị viêm nhiễm và tụ mũ.
Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ đang viêm nhiễm
Rốn có mủ chỉ là một trong những dấu hiệu chứng tỏ rốn trẻ đang viêm nhiễm. Bố mẹ còn có thể căn cứ vào các triệu chứng sau để có thể có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra.
- Cuốn rốn sưng phù, tấy đỏ
- Rốn không rụng sau 2 tuần, luôn trong tình trạng ẩm ướt mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ
- Có mùi hôi rất khó chịu
- Tụ mủ ở cuốn rốn, thậm chí là chảy mủ ra băng rốn. Mủ màu xanh hoặc màu vàng.
- Chảy máu quanh rốn
- Sốt cao, bỏ bú, quấy khóc khó chịu…
Xem thêm: Trẻ sốt cao không rõ nguyên nhân và cách điều trị
Rốn trẻ sơ sinh có mủ phải làm sao?
Đối với những trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể có biện pháp khắc phục từ đầu. Hãy nhẹ nhàng vệ sinh cuốn rốn của trẻ bằng oxy già, sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh lên để vô trùng băng gạc. Đặc biệt, nên thay băng gạc thường xuyên, ngày 2 lần để phòng tránh nhiễm khuẩn.
Nếu cuốn rốn tụ mủ và kèm theo các dấu hiệu chảy máu, sốt cao, bỏ bú… có nghĩa là viêm nhiễm đã khá nặng. Cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám nhằm xác định chính xác tình trạng hiện tại, từ đó có phương pháp xử lý đúng cách.
Mách bạn cách phòng tránh viêm nhiễm cuốn rốn ở trẻ sơ sinh
Thay vì khắc phục hậu quả, chúng ta nên có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu. Sau đây là một số cách phòng tránh rốn có mủ ở trẻ, cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu nhé:
- Thay băng gạc thường xuyên, mỗi ngày 2 lần. Vệ sinh sạch sẽ cuống rốn bằng oxy già và lau khô ngay lặp tức.
- Giữ chăn màn, quần áo của trẻ luôn sạch sẽ.
- Cho trẻ ở phòng thông thoáng, có gió đối lưu. Tuyệt đối không để phòng trẻ bí bách, ẩm ướt. Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cuống rốn.
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi thay băng cho rốn cho trẻ.
- Dùng nước đun sôi để nguội để tắm cho trẻ, có thể kết hợp với các loại sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên dành riêng cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cá nhân của trẻ, nất là những dụng cụ cắt và cột dây rốn.
- Không cần băng gạt 24/24, nên để hở để cuống rốn thông thoáng và nhanh rụng.
- Tuyệt đối không đắp lá hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian để rốn nhanh rụng. Nếu không may xuất hiện mủ ở rốn, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Cần theo dõi chân rốn của trẻ mỗi ngày để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường và có cách xử lý hợp lý.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ cũng là một dấu hiệu của việc chăm sóc và vệ sinh cho trẻ chưa đúng cách. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu nhiều thông tin về cách chăm sóc con trẻ để đảm bảo an toàn cho các bé cưng. Tại website Viknews Việt Nam chúng tôi có rất nhiều bài viết bổ ích dành cho mẹ và bé, hy vọng có thể giúp ích cho quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ của các bạn.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp