Tây tiến là một trong số ít bài thơ nói về chủ đề cách mạng hay và để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Và bài thơ này cũng thường xuyên xuất hiện trong các đề thi kiểm tra ngữ văn đại học. Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu những cách viết đoạn mở bài Tây tiến hay, ngắn gọn nhất.
Cách viết mở bài tây tiến đoạn 1
Quang Dũng là một nghệ sĩ có nhiều tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Dù ở mỗi thể loại, ông đều có những đóng góp đáng kể nhưng những người thưởng thức nghệ thuật vẫn nhớ nhất bài Tây Tiến trong tập thơ Mây đầu ô – Một bài thơ vượt thời gian được viết theo cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa với âm hưởng bi tráng. Đoạn đầu tiên là đoạn đặc sắc nhất trong bài Tây Tiến:
Bạn đang xem bài: Cách viết phần mở bài Tây Tiến hay nhất
Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
….
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói.
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Cách viết mở bài bài thơ Tây Tiến đơn giản
Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của Quang Dũng. Toàn bộ Tây Tiến là nỗi nhớ sâu sắc, cồn cào của tác giả về một thời kỳ lịch sử hào hùng, vẻ vang về một đoàn quân kiêu dũng.
Không những thế, Tây Tiến còn là vẻ đẹp thấm đầy chất lãng mạn. Trên cái nền hiện thực khốc liệt của chiến tranh, chính chất lãng mạn, men say của lí tưởng đã nâng đỡ những chàng vệ quốc, giúp họ “ chân cứng đá mềm” bước vào cuộc chiến đấu trường kỳ với quyết tâm “ ra đi, thề cùng sông núi, ta đi, ra đi thà chết không lùi…”
Bài văn mẫu phần mở bài thơ tây tiến hay nhất
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của Quang Dũng. Nói đến Quang Dũng, trước hết, mọi người nhắc đến Tây Tiến. Bài thơ Tây Tiến được viết ra vào năm 1948 với những cảm nghĩ và kỉ niệm xúc động bồi hồi về đoàn quân – đơn vị được thành lập đầu năm 1947.
Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ cùng với bộ đội Lào -Việt đánh Pháp ở vùng Thượng Lào. Địa bàn hoạt động rộng. Bộ đội Tây Tiến chủ yếu là lớp thanh niên lao động chân tay và trí óc của Hà Nội. Sự tập hợp lực lượng này có ý nghĩa khi tìm hiểu về người lính Tây Tiến được miêu tả trong tác phẩm.
Cách viết phần mở bài đoạn trích bài thơ Tây Tiến
Đoạn trích “ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy …. Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Quang Dũng vừa là người lính, vừa là một nghệ sĩ tài năng: làm thơ, viết văn, soạn nhạc, vẽ tranh. Trong lĩnh vực nào Quang Dũng cũng có những thành tựu nổi bật nhưng đáng chú ý nhất là thơ. Thơ Quang Dũng âm vang hào khí của một thời cách mạng, của một thời dấn thân vì đại nghĩa.
Nhắc đến thơ Quang Dũng, trước hết phải nhắc đến bài Tây Tiến. Chỉ với Tây Tiến, Quang Dũng mới thực sự vững bước đi vào “ làng thơ” cách mạng. Và đoạn trích để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc là:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy.
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Có nhớ dáng người trên độc mộc.
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Tham khảo thêm:
Cách viết mở bài Việt Bắc hay
Cách viết mở bài vợ chồng A Phủ
Hướng dẫn viết đoạn phần mở bài thơ Tây Tiến
Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn cũng không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng.
Thật ra số phận của Tây Tiến cũng khá truân chuyên. Đã có lúc Tây Tiến được trích dẫn như một dẫn chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “ tiểu tư sản” trong thơ kháng chiến, một đối chứng để khẳng định những gì nên có trong Thơ mới. Nhưng rồi Tây Tiến cuối cùng được nhớ lại như một kỷ niệm đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng của một nền thơ.
Cách viết phần mở bài đoạn thơ thứ 3 của bài Tây Tiến
Nhắc đến Tây Tiến, người ta không thể không nhắc đến số phận thăng trầm, nhiều phen điêu đứng của một tác phẩm từng được xếp trong bộ “ binh thư “ thơ kháng chiến chống Pháp cùng với “ Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm, “ màu tím hoa sim “ – Hữu Loan, một tác phẩm đã từng là đề tài của những tranh luận về tư tưởng giai cấp, trở thành đứa con tinh thần bị hắt hủi nhất của nhà thơ tài năng Quang Dũng.
Nhưng thời gian chứng minh rằng, những gì thuộc về cái đẹp, cái hùng vĩ, cao cả sẽ luôn trường tồn cùng thời gian mặc cho sóng gió dập vùi. Hơn nửa thế kỉ đã qua, chiến tranh không còn nữa, những đau thương mất mát cũng dần nguôi ngoai nhưng mỗi lần đọc lại “Tây Tiến “, ta vẫn còn nghe âm vang khúc ca bi tráng về một thời đại của những con người “ Sống vững chãi bốn ngàn năm lịch sử – Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”.
Đó là bức tượng đài vừa chân thực vừa tráng lệ về tập thể người lính anh hùng trên trận tuyến miền Tây Bắc của tổ quốc những năm chống Pháp gian khổ. Chỉ ngâm nga vài câu thơ cũng đủ thấy lòng cảm mến và khâm phục vô cùng:
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
….
Áo bào thay chiếu anh về đất.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Mở bài thơ Tây Tiến đoạn hai
Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông là một nghệ sĩ đa tài có nhiều tài năng như viết thơ, viết nhạc, vẽ tranh… nhưng thành công nhất là thơ. Với tâm hồn lãng mạn, tài hoa của một nhà thơ “ xứ Đoài mây trắng “, Quang Dũng đã sáng tác những bài thơ giàu chất nhạc, chất họa như: “Tây Tiến”, “ đôi mắt người Sơn Tây”, “ Đôi bờ”, “ Mây đầu ô”…
Trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm hấp dẫn người đọc không chỉ ở cảm xúc thơ chân thực sâu lắng của tình đồng chí, đồng đội, mà nó còn gợi về trong tâm trí độc giả hình ảnh một miền đất xa xôi, hoang dại nhưng thơ mộng vô cùng, nơi ấy lưu dấu những kỉ niệm không thể nào quên của một đoàn quân đã trở thành huyền thoại:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
…
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Cách viết phần kết bài thơ Tây Tiến
Cách viết thứ nhất:
Tóm lại, đây là một trích đoạn hay nhất trong bài thơ, có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn – một trong những đặc trưng thi pháp nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Nhiều câu thơ còn có sự phối hợp điêu luyện các kĩ thuật tạo hình, hội họa, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống.
Phải là một cây bút tài hoa mới có những vần thơ giàu nghệ thuật, cô đọng, hàm súc, mềm mại, tinh tế, sôi nổi, hùng tráng đến thế. Vậy nên, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng xứng đáng được ngợi ca là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính thời kháng chiến chống Pháp trong kho tàng văn học hiện đại Việt Nam.
Cách viết thứ hai:
Ngày nay, khi nhìn về thời “ Tây Tiến”, quả có lúc ta thấy còn nhiều thô sơ ấu trĩ trong đời sống, nhưng không vì thế mà ta không nhận thấy cái vẻ đẹp lí tưởng, cái tâm hồn lãng mạn của con người, hiện lên thật lộng lẫy. Với cái lộng lẫy ấy, cái chất lãng mạn tràn đầy ấy, thơ ca cất cánh và sống mãi đến hôm nay. Tây Tiến chính là một trường hợp như thế.
Cách viết kết bài thứ 3:
Tây Tiến là một sáng tác thơ có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mĩ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở và vẻ đẹp bình dị, nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ, vừa uyển chuyển. Khi đưa người đọc về với những kỷ niệm xa nên thơ và gợi cảm, khi dồn dập trong những tiết tấu mạnh.
Tây Tiến là sáng tác được viết theo cảm hứng lãng mạn. Những tiết tấu cường điệu, phóng đại đã tạo nên cái phi thường, cái đẹp. không rơi vào sự giả tạo và chỉ tô đậm thêm vẻ đẹp của hình tượng theo phong cách lãng mạn. Bài thơ hấp dẫn và góp phần ghi lại hình ảnh đẹp của người chiến sĩ quân đội trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
Kết luận: Đây là những cách viết đoạn mở bài Tây Tiến sáng tạo, đơn giản, nâng cao và hay nhất mà các bạn có thể tham khảo nha.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp