Một câu hoàn chỉnh trong tiếng Việt có rất nhiều thành phần chính và thành phần phụ. Tùy vào mục đích của người viết mà họ có thể thêm vào nhiều thành phần câu khác nhau. Trong đó, các thành phần biệt lập là kiến thức quan trọng mà các em cần nắm vững. Hãy cùng thuvienhoidap.net trả lời câu hỏi các thành phần biệt lập là gì nha.
Video hướng dẫn thế nào là thành phần biệt lập ?
Bạn đang xem bài: Các thành phần biệt lập là gì?
Khái niệm các thành phần biệt lập của câu
Thành phần biệt lập là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu Hay còn được gọi là phép biệt lập . Đây cùng là định nghĩa thành phần biệt lập của câu là gì ?.
Các thành phần biệt lập là các thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu. Nó được phân loại làm 4 thành phần biệt lập lớp 9 chính gồm: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú. Nòa đi chi tiết hơn về cách thành phần biệt lập bên dưới nhé . Và mình đính chính lại là thành phần biệt lặp là sai nhé chuẩn nhất đó là thành phần biệt lâp. Hãy tìm hiểu về các thành phần biệt lập dưới đây nhé !
==>> Link Tải về : Thành phần biệt lập lớp 9
Phân loại các thành phần biệt lập
Dưới đây là những thành phần biệt lập Hãy cùng theo dõi để có thể xác định thành phần biệt lập ! Nào còn chờ gì nữa mà không gọi tên thành phần biệt lập bên dưới :
Lưu ý đây là bài : Các thành phần biệt lập (tiếp theo chi tiết)
1 Thành phần tính thái
a. Định nghĩa
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
b. Tác dụng của thành phần tình thái
- Thành phần tình thái không tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu.
- Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá sự việc, sự vật của người nói và giúp câu văn thêm tính truyền cảm, diễn đạt, thu hút người đọc, người nghe.
c. Cách nhận biết thành phần tình thái trong câu
Trong giao tiếp những yếu tố tình thái thể hiện độ tin cậy cao hay thấp của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu như:
- Chắc chắn, chắc là, chắc hẵn… chỉ độ tin cậy cao.
Ví dụ: Chắc chắn, tôi làm đúng bài tập này.
- Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, có lẽ… chỉ độ tin cậy thấp.
Ví dụ: Dường như, tôi đã làm sai bài tập này.
Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói như:
==>> Hy vọng là đọc xong bài này các bạn có biết thể thành phần biệt lập gồm những thành phần nào ? và có bao nhiêu thành phần biệt lập ở trên lớp.
- Theo tôi, theo mình, theo anh ấy, theo chị ấy, theo ông ấy, theo thầy…
Ví dụ: Theo anh, anh thấy sự việc ấy như thế nào?
Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe như:
- Nhé, nhỉ, à, á, ạ, a, hả, hử, đây, đấy… và các từ này thường nằm ở cuối câu.
Ví dụ: Ngày mai đi xem phim lúc 6 giờ nhỉ?
2 Thành phần cảm thán
a. Định nghĩa thành phần biệt lập cảm thán là gì ?
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói như buồn, vui, giận, hờn…
b. Tác dụng của thành phần cảm thán
- Thành phần cảm thán không tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu.
- Bộc lộ tâm lý xúc động của người nói.
- Bộc lộ tâm lý tiếc nuối của người nói.
c. Cách nhận biết thành phần cảm thán trong câu.
Thành phần cảm thán có thể do một thán từ đích thực đảm nhận, có khi là thán từ đi kèm với thực từ.
Ví dụ: Trời ơi, sinh giặc làm chi. Để chồng tôi phải ra đi diệt thù.
Khi thành phần cảm thán tách ra bằng một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt thì nó là câu cảm thán.
Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
Phần cấu trúc cú pháp của câu thường đứng sau thành phần cảm thán nói rõ nguyên nhân của cảm xúc.
Ví dụ: Trời ơi, chỉ còn năm phút.
3 Thành phần gọi – đáp
a. Định nghĩa
Thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
b. Tác dụng của thành phần gọi – đáp
- Thành phần gọi đáp không tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu.
- Để tạo lập, thiết lập một cuộc nói chuyện, trò chuyện mới.
- Để duy trì cuộc trò chuyện trong một khoảng thời gian.
c. Cách nhận biết thành phần gọi đáp trong câu
- Thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu.
- Lời gọi, lời đáp thể hiện quan hệ của người tham gia giao tiếp.
Ví dụ: Thưa ông, cháu đã về nhà rồi ( quan hệ trên – dưới).
Ừ, 9 giờ sáng chúng mình đi chơi ( quan hệ ngang hàng).
- Lời gọi đáp thể hiện văn hóa giao tiếp nên phải lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: Ê, em ơi, lại đây anh bảo ! ( sự thân thiện).
Ê, thằng kia, bán cho tôi gói thuốc ( sự vô lễ).
- Khi thành phần gọi đáp tách thành câu riêng nó sẽ trở thành câu đặc biệt.
Ví dụ: Hồng Diễm! mấy giờ em đi học?
4 Thành phần phụ chú
a. Định nghĩa
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
b. Tác dụng của thành phần phụ chú
Nó giúp bổ sung, giải thích thêm nghĩa cho câu nói, lời nói trong giao tiếp. Nó giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn nghĩa mà người viết, người nói muốn truyền đạt.
c. Cách nhận biết thành phần phụ chú
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa:
- Hai dấu gạch ngang.
- Hai dấu phẩy.
- Hai dấu ngoặc đơn.
- Một dấu gạch ngang với một dấu phẩy .
- Nhiều khi thành phần phụ chú thường được đặt sau dấu 2 chấm.
5 Điểm giống nhau và khác nhau giữa thành phần tình thái và cảm thán
Hai thành phần biệt lập là tình thái và cảm thán có nhiều điểm giống nhau và khác nhau, các bạn rất dễ nhầm lẫn giữa 2 thành phần này.
Điểm giống nhau:
- Đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
- Đều không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.
Điểm khác nhau:
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói trong câu.
Trên đây mình đã kể tên các thành phần biệt lập rồi nhé các bạn. Chúc các bạn có thể xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong những bài tập bên dưới nhé !
Bài tập ví dụ các thành phần biệt lập trong câu
Dưới đây là hướng dẫn ví dụ thành phần gọi đáp :
Ví dụ về thành phần biệt lập 1: Tìm khởi ngữ và các thành phần biệt lập ( nếu có) trong các câu sau:
a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
b. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đây, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có họ lại đánh thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
c. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
d. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho tác sáng, nhưng hoàn thành sáng tác là một chặng đường dài.
Câu trả lời:
- Câu a: Khởi ngữ: Điều này
- Câu b: Thành phần gọi – đáp: Này, Vâng.
- Câu c: Thành phần tình thái: Có lẽ.
- Câu d: Thành phần cảm thán: Chao ôi.
Bài tập 2: Tìm thành phần tình thái trong câu và cho biết tác dụng của chúng
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bộn ở làng lại đốn đến thế được.
Câu trả lời:
Thành phần tình thái: Chả nhẽ.
Tác dụng: Bày tỏ thái độ, cách đánh giá về sự việc được nêu trong câu.
Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi các thành phần biệt lập là gì? Phân loại, ví dụ minh họa và giải bài tập trong sách giáo khoa ngữ văn 9.
Một số câu hỏi khác :
Cho ví dụ về thành phần gọi đáp :
- Ví dụ 1: Thưa mẹ, con đi học về ạ! Thành phần cảm thán trong câu là Thưa mẹ
- Ví dụ 2: Mày ơi, đi căn cơm với tao đi! Thành phần cảm thán trong câu là Mày ơi
Trời ơi là thành phần biệt lập gì ?
- Trời ơi là Thành phần cảm thán .
Bài tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Dưới đây là bài tập nâng cao về các thành phần biệt lập :
A/ KHỞI NGỮ: I- Xác định khởi ngữ trong các câu sau: 1.Về trí thông minh thì nó là nhất. 2.Đối với cháu, thật là đột ngột. 3.Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. 4.Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. 5.Chuyện của Linh, tôi đã biết rồi. 6.Thương thì thương nhưng tôi vẫn phải cho nó vào trường cai nghiện bác à! 7.Ăn, tôi cũng ăn rồi, bài tập tôi đã làm rồi, sao anh không cho tôi xem phim chứ? 8.Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. 9.Cái cổng đằng trước, mở thì cũng mở được đấy, nhưng mở ra cũng chẳng ích gì. 10.Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống. II– Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ : Nó chơi đàn rất điêu luyện. Bức tranh đã cũ nhưng còn đẹp lắm. Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi, tôi ăn cơm gạo tôi. Nghèo nhưng anh ấy không bao giờ nhờ vả bạn bè. Mặc cho bom nổ, tôi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ. B/ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I – Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau: 1.Ông lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói không đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế . . (Kim Lân) 2.Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. 3.Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ) 4.Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm) 5.Có người khẽ nói: – Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn) 6.Này, hãy đến đây nhanh lên. 7.Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh. 8.Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi. (Tô Hoài) 9.- Ông giáo để tôi nói … Nó hơi dài một tí. – Vâng, cụ nói. – Nó thế này, ông giáo ạ!… (Nam Cao) 10.Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đám chứ sống làm gì cho nó nhục. (Kim Lân) 11.Có thể bàn thắng này đã được sắp đặt từ trước, Nguyên nghi ngờ, nhưng cậu không có bằng chứng cụ thể. 12.Bài “Tràng giang” của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trên chiếc ghe bầu, lênh đênh trên trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm hết cái buồn man mác của nó. (Xuân Diệu) 13.Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng) 14.Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày, tôi nghĩ, chắc là muốn cho cô ấy để ý. 15.Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Kim Lân) II– Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì: 1.Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. 2.Bước vào thế kỉ mới,muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. MUốn vậy thì khấu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớ- trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Vũ Khoan – Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) 3.Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích. Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp