Đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021 – 2022 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
- Khối B00 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?
- Bộ tranh tô màu Thủy thủ mặt trăng Tranh tô màu thủy thủ mặt trăng dễ thương cho bé
- Thơ thả thính hay nhất – Những câu thơ thả thính dễ thương 50.000+
- Top 10 Trung tâm tiếng Anh giao tiếp tốt nhất tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Hướng dẫn tra cứu vận đơn BEST Express
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 được biên soạn với cấu trúc đề gồm tự luận 100%, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2. Thông qua bộ đề thi giữa kì 2 Văn 7 quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi giữa kì 2 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là 2 đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem bài: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021 – 2022
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết (cấp độ 1) |
Thông hiểu (cấp độ 2) |
Vận dụng |
Cộng |
|
Cấp độ thấp (cấp độ 3) |
Cấp độ cao (cấp độ 4) |
||||
1.Đọc hiểu văn bản: -Ngữ liệu: văn bản trong hoặc ngoài chương trình phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh. -Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình. |
Nhận biết các thông tin về tác phẩm, tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt… |
-Hiểu ý nghĩa của các văn bản. -Lí giải được ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong đoạn trích/tác phẩm |
-Cảm nhận ý nghĩa của một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc. -Bài học bản thân. |
||
|
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
|
Số câu: 2 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% |
Tiếng Việt – Rút gọn câu; – Thêm trạng ngữ cho câu; – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động; |
Nhận biết các cách biến đổi câu, phép tu từ cú pháp. |
Biết cách thêm bớt thành phần câu, cách chuyển đổi câu. |
|||
|
Số câu: 1/2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% |
|
Số câu: 1/2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% |
|
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
2.Tạo lập văn bản: Tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. |
|
|
|
Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận chứng minh. |
|
|
|
|
|
Số câu: 1 Số điểm: 6,0 Tỉ lệ: 60% |
Số câu: 1 Số điểm: 6,0 Tỉ lệ: 60% |
Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ….%
|
Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% |
Số câu: 1 Số điểm: 6,0 Tỉ lệ: 60% |
Số câu: 4 Số điểm: 10.0 Tỉ lệ: 100% |
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021
I. ĐỌC HIỂU
Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.
Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…
Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.
Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội…
(Theo Thu Hạnh/TTXVN)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã được học trong chương trình (Ngữ văn 7 tập 2- NXB GD). (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,0 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 4: Từ nội dung văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN
Đề cao sự kiên trì nỗ lực đạt được thành công, nhân dân ta có câu “có công mài sắt có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021
Câu |
Đáp án |
Điểm |
ĐỌC HIỂU |
||
Câu 1 |
– Phương thức biểu đạt : Nghị luận – Gợi nhớ đến tác phẩm “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả Phạm Văn Đồng. |
0,5.đ 0,5 đ |
Câu 2 |
– Trạng ngữ có trong câu in đậm là: “Lúc ở chiến khu” – Trạng ngữ chỉ nơi chốn |
0,5 đ 0,5 đ |
Câu 3 |
– Nội dung văn bản : Sự giản dị, thanh bạch của Bác không thay đổi ăn vẫn đạm bạc, gọn gàng, mặc giản dị áo ka ki, dép cao su, đôi giày vải. Sinh hoạt của người cũng hết sức giản dị, sống hòa đồng cùng mọi người. |
1,0 đ |
Câu 4 |
– Học tập đức tính giản dị của Bác, không lãng phí, không xa hoa. – Kính trọng thương yêu Bác người hi sinh cả cuộc đời cho đất nước, vì cuộc sống ấm no của dân tộc. |
1,0 đ |
LÀM VĂN |
||
Mở bài |
Nêu vấn đề cần chứng minh +Trích dẫn lại câu tục ngữ. |
0,5 đ |
Thân bài |
a) Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: – Nghĩa đen: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo – Nghĩa bóng: Có ý chí, nghị lực, sự kiên trì thì khó khăn dù lớn đến mấy cũng có thể vượt qua. b) Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề (luận cứ): * Vì sao người xưa lại khuyên con cháu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? – Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách. – Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì. – Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào. * Chứng minh (bằng những dẫn chứng thực tế): – Những người có ý chí, nghị lực, sự kiên trì đều thành công: – Dẫn chứng: + Trong nước: Xưa có Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát; nay thì có Bác Hồ; các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử…. + Ngoài nước: thì có Newton, Marie Curie, Edison, – Ý chí, nghị lực, sự kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được: – Dẫn chứng: + Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký. + Người mẫu mù Pa- đu- la. c) Bàn bạc, mở rộng, rút ra bài học nhận thức và hành động: – Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. – Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công. – Phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình. |
1,0 đ 4,0 đ |
Kết bài |
– Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ: -Rút ra bài học cho bản thân mình. |
0,5 đ |
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của học sinh để cho điểm phù hợp.
………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp