Hiện nay khi xây nhà thì người ta luôn xây kèm một bể phốt trong lòng phía dưới của ngôi nhà. Tuy nhà nào cũng có nhưng không phải ai cũng hiểu bể phốt là gì và cấu tạo nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào. Hôm nay, Viknews Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về vấn đề này. Hãy là một cư dân thông thái nhé!
- LMHT 12.2: Chi tiết bản cập nhật mới nhất LOL 2022 [Chính thức]
- Team Flash nổ bom tấn mới, sẵn sàng trở lại đỉnh cao ở mùa giải 2022?
- Đáp án cuộc thi tìm hiểu về lịch sử 80 năm thành lập Đội – Tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu về Đội TNTP Hồ Chí Minh
- ETC là gì? Ý nghĩa etc trong các lĩnh vực khác nhau
- Hướng dẫn cách nhập và tổng hợp Gift Code Đại Tỷ 3Q mới nhất năm 2021
Video giới thiệu bể phốt
Bạn đang xem bài: Bể phốt là gì? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bể phốt
Bể phốt là gì?
Bể phốt hay còn có tên gọi khác là bể tự hoại, đây chính là nơi chứa đựng các chất thải từ bồn cầu xuống. Qua một thời gian các chất thải này sẽ bị phân huỷ chuyển thành thể lỏng rồi mới theo hệ thống ống thoát nước chảy ra ngoài.
Bể phốt thực sự là một hệ thống rất quan trọng trong ngôi nhà của bạn. Nếu không có nó thì sẽ không thể tưởng tượng được môi trường xung quanh sẽ như thế nào nữa.
Trên thị trường hiện nay có hai dạng bể phốt đó là loại hai ngăn và loại ba ngăn. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng để bạn lựa chọn cho phù hợp. Bên cạnh đó, nếu không thể mua sẵn bạn có thể chọn cách tự xây bằng gạch, nhưng cách này không được đảm bảo lắm vì trong quá trình sử dụng rất dễ nứt nẻ và thấm nước ra bên ngoài rất mất vệ sinh.
Cấu tạo của bể phốt
Hiện nay, người ta dùng nhiều loại bể phốt ba ngăn, vừa sạch sẽ lại khoa học, hợp lí. Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn loại bể phốt này nhé.
Bể phốt hai ngăn và ba ngăn có cấu tạo tương tự như nhau. Thông thường chúng được đặt dưới móng nhà để tiết kiệm diện tích.
Ba ngăn của bể phốt đó là: ngăn chứa, ngăn lắng, ngăn lọc.
Ngăn chứa
Ngăn chứa là ngăn có diện tích lớn nhất, bằng cả hai ngăn kia cộng lại, bởi vì đây là nơi chứa tất cả các loại chất thải chưa phân huỷ được thải xuống. Sau một thời gian nằm tại đây, chúng sẽ được phân huỷ hết thành bùn. Một số loại chất thải khó phân huỷ sẽ được lắng lại tại đây.
Ngăn lắng
Ngăn lắng sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận các chất thải từ ngăn chứa. Tại đây, các chất thải còn sót lại như tóc, kim loại hay vật cứng sẽ bị giữ ở đáy ngăn.
Ngăn lọc
Các chất thải sau khi ở ngăn lắng sẽ được chuyển sang tại ngăn lọc. Nơi đây có nhiệm vụ giữ lại tất cả các chất thải lửng lơ thông qua hệ thống lọc sẽ bị giữ lại trước khi cho ra môi trường.
Nguyên lí hoạt động của bể phốt
Từ cấu tạo của bể phốt cũng có thể nhận ra nguyên lí hoạt động của chúng. Các chất thải trực tiếp từ bồn cầu sẽ trực tiếp chứa tại ngăn chứa. Tại đây có chứa một số loại vi khuẩn và nấm khiến cho quá trình phân huỷ diễn ra rất nhanh đồng thời giảm mùi hôi đi rất nhiều nữa. Sau quá trình phân huỷ nhiều lần đa số các chất thải đã được phân huỷ hết thành dạng bùn chỉ chừa lại một số loại như tóc, nhựa, kim loại,… Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng cần tiến hành hút chất thải định kì nếu không bể sẽ không hoạt động được nữa.
Các chất thải và vật khó phân huỷ sẽ được chuyển qua ngăn lắng đọng lại phía dưới. Sau một thời gian sẽ hoá thành khí và bị đào thải ra ngoài.
Sau quá trình thứ hai thì trong nước thải chỉ còn có vật lửng lơ. Khi gặp hệ thống lọc ở ngăn thứ ba sẽ bị giữ lại và phần chất thải qua quá trình xử lí sẽ tự động thoát ra ngoài.
Điều kiện để bể phốt hoạt động tốt
Để bể phốt hoạt động tốt và đúng chức năng nguyên lí, cần lắp đặt hệ thống này sao cho đúng và tiện lợi. Bên cạnh đó, yếu tố nhiệt độ, lưu lượng dòng nước thải và thời gian chứa chất thải cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của chúng. Ngoài ra, vai trò của các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm có trong bể là một nhân tố quan trọng khiến bể hoạt động tốt hơn rất nhiều.
Một số chú ý khi xây dựng, thiết kế và lắp đặt bể phốt
Khi xây dựng bể phốt, bạn cần tính toán xem lưu lượng chất thải hàng ngày có lớn không để xây dựng kích thước cho phù hợp. Nếu lượng chất thải lớn thì nên xây dựng bể ba ngăn.
Đảm bảo giữ đúng khoảng các từ đáy hầm đến bề mặt chất thải tối thiểu là 1,2m. Có hai dạng kiểu xây bể phốt, nếu lựa chọn xây bể dạng tròn thì bán kính tối thiểu là 0,7m; nếu dạng hình chữ nhật thì kích thước chiều dài phải gấp 3 lần chiều rộng. Phần đáy của bể phốt phải được đổ betong dày từ 15cm trở lên với chất lượng betong phải tốt. Đối với thành của bể có thể đổ betong hoặc xây dựng bằng gạch tuỳ theo chi phí của gia đình.
Các ống dẫn nước vào ra phải được đặt so le nhau để quãng đường nước được lọc thải là dài nhất. Đoạn ống dẫn nước thải từ bể lắng sang bể lọc nên đặt nằm ngang, tốc độ chảy không quá nhanh để đảm bảo chất lượng nhất có thể.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều bể phốt có bán sẵn trên thị trường. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn hãy cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nhé.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp