Bảng đơn vị đo diện tích – Toán 5: cách ghi nhớ và quy đổi Nhanh Chóng
Bảng đơn vị đo diện tích học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Toán 5. Phần kiến thức này rất quan trọng, có nhiều trong các bài toán, dạng toán khác nhau. Bài viết hôm nay Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn những nguồn tư liệu thiết yếu để phục cho công tác dạy và học nhé !
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Bạn đang xem bài: Bảng đơn vị đo diện tích – Toán 5: cách ghi nhớ và quy đổi Nhanh Chóng
1. Đơn vị đo diện tích là gì ?
Đơn vị là một đại lượng dùng để đo lường, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống.
Diện tích là đại lượng biểu thị phạm vi của hình hoặc hình hai chiều trong mặt phẳng. Diện tích bề mặt là tương tự của diện tích trên bề mặt hai chiều của một vật thể ba chiều.
Đơn vị đo diện tích là km2; hm2(ha); dam2; m2; dm2; cm2; mm2
Ví dụ: Diện tích hình vuông dài 36 cm2
2. Bảng đơn vị đo diện tích
3. Cách đọc và ghi nhớ bảng đơn vị đo diện tích
Bảng đơn vị đo diện tích được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:
Cụ thể các đơn vị đo diện tích như sau:
- Đơn vị đo diện tích Ki-lô-mét-vuông (viết tắt là km2): 1 km2 = 100 hm2
- Đơn vị đo diện tích Héc-tô-mét-vuông (viết tắt là hm2): 1 hm2 = 100 dam2 = 1/100km2
- Đơn vị đo diện tích Đề-ca-mét-vuông (viết tắt là dam2) 1 dam2 = 100m2 = 1/100 hm2
- Đơn vị đo diện tích Mét vuông (viết tắt là m2): 1m2 = 100dm2 = 1/100dam2
- Đơn vị đo diện tích Đề-xi-mét-vuông (viết tắt là dm2): 1dm2 = 100cm2 = 1/100m2
- Đơn vị đo diện tích Xen-ti-mét-vuông (viết tắt là cm2 ): 1cm 2= 100 mm2 = 1/100dm2
- Đơn vị đo diện tích Mi-li-mét-vuông (viết tắt là mm2) 1mm2 = 1/100 cm2
Nếu muốn ghi nhớ nhanh bảng đơn vị đo diện tích này, trước hết bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần đã. Sau khi đã ghi nhớ được rồi, thỉnh thoảng bạn cần ôn lại. Hay bạn cũng có thể “chế” thành vài câu hát rồi “nghêu ngoao” hằng ngày cho dễ nhớ và cũng khó quên.
4. Cách quy đổi giữa các đơn vị với nhau trong bảng
Cách quy đổi cũng dễ dàng thôi. Chỉ cần bạn nắm rõ quy tắc của nó được:
Quy tắc 1: Khi đổi từ đơn vị lớn hơn xuống đơn vị bé hơn liền kề, thì ta thêm vào số đó 2 chữ số 0 (nhân số đó với 100).
Ví dụ:
3 m2 = 300dm2 = 30000cm2
21km2 = 2100hm2 = 250000dam2
Quy tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 100 (hay bớt số đó đi 2 chữ số 0)
Ví dụ:
300000cm2=3000dm2=30m2
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
Dạng 1: Đọc hoặc viết các số đo diện tích
Phương pháp giải:
– Đọc số đo diện tích trước rồi đọc tên đơn vị đo diện tích sau.
– Viết số đo diện tích trước rồi viết kí hiệu tên đơn vị diện tích sau.
Ví dụ:
a) Đọc các số đo diện tích: 29mm2; 305mm2; 1200mm2.
b) Viết các số đo diện tích:
- Một trăm sáu mươi tám mi-li-mét vuông
- Hai nghìn ba trăm mười mi-li-mét vuông.
Đáp án:
a) Đọc các số đo diện tích:
- 29mm2 Hai mươi chín mi-li-mét vuông.
- 305mm2 Ba trăm linh năm mi-li-mét vuông.
- 1200mm2 Một nghìn hai trăm mi-li-mét vuông.
b) Viết các số đo diện tích:
- Một trăm sáu mươi tám mi-li-mét vuông: 168mm2;
- Hai nghìn ba trăm mười mi-li-mét vuông: 2310mm2.
Dạng 2: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích
Phương pháp giải:
Dựa vào nhận xét, trong bảng đơn vị đo diện tích, hai đơn vị liền nhau hơn (kém) nhau 100 lần.
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 8 dam2 = …..m2 20 hm2 = …. dam2 5 cm2 = ….mm2 3 m2 = ….cm2 7 hm2 = …. m2 13 km2 = …. hm2 |
b) 300 m2 = ….. dam2 2100 dam2 = …..hm2 900 mm2 = …. cm2 8000 dm2 = ….m2 50 000 m2 = ….hm2 34 000 hm2 = ….km2 |
c) 1/10 hm2 = …. m2 3/5 hm2 = …. m2 |
d) 1/10 km2 =….hm2 1/2 km2 = ….hm2 |
Gợi ý:
a) 8 dam2 = 800m2 20 hm2 = 2000dam2 5 cm2 = 500mm2 3 m2 = 30 000cm2 7 hm2 = 70 000m2 13 km2 = 1300 hm2 |
b) 300 m2 = 3dam2 2100 dam2 = 21hm2 900 mm2 = 9cm2 8000 dm2 = 80m2 50 000 m2 = 5hm2 34 000 hm2 = 340km2 |
c) 1/10 hm2 = 1000 m2 3/5 hm2 = 6000 m2 |
d) 1/10 km2 = 10hm2 1/2 km2 = 50hm2 |
Dạng 3: Các phép tính với đơn vị đo diện tích
Phương pháp giải:
– Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như tính các số tự nhiên.
– Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
-Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo diện tích với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị diện tích vào kết quả.
Ví dụ:
0,3km2. 5= … km2
1671km2 + 1200 hm2 = … hm2
Dạng 4: So sánh các đơn vị đo diện tích
Phương pháp giải:
– Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
- Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.
Ví dụ:
a) 13cm2 7dm2…32dm2
b) 3dam2 3dam2 … 46m2
Dạng 5: Toán có lời văn:
Ví dụ: Mảnh vườn thứ nhất có diện tích là 720m2720m2 , diện tích mảnh vườn thứ hai bằng 3434 diện tích mảnh vườn thứ nhất. Tính diện tích cả hai mảnh vườn đó.
Phương pháp:
– Tính diện tích mảnh vườn thứ hai ta thấy diện tích mảnh vườn thứ nhất nhân với 3434.
– Tính diện tích cả hai mảnh vườn ta cộng diện tích hai mảnh vườn lại.
Bài giải:
Diện tích mảnh vườn thứ hai là:
720 x 3434 = 540 ( m2m2 )
Diện tích cả hai mảnh vườn đó là
720 + 540 = 1260 ( m2m2 )
Đáp số: 1260m2
III. BÀI TẬP VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 38 m2 25 dm2 = …. dm2 15dm2 9cm2 = ….cm2 10 cm2 6 mm2 = …. mm2 1hm2 15dam2 = ….m2 12km2 4dam2 = …m2 |
b) 198 cm2 = ….dm2 ….cm2 2080 dm2 = …. m2 ….dm2 3107 mm2 = …. cm2 ….mm2 5427dam2 = …hm2 …dam2 6027hm2 = …km2 ….km2 |
Gợi ý:
a) 38 m2 25 dm2 = 3825dm2 15dm2 9cm2 = 1509cm2 10 cm2 6 mm2 = 1006mm2 1hm2 15dam2 = 10015m2 12km2 4dam2 = 12 000 400m2 |
b) 198 cm2 = 1dm2 98cm2 2080 dm2 = 20m2 80dm2 3107 mm2 = 31cm2 7mm2 5427dam2 = 50hm2 427dam2 6027hm2 = 60km2 27km2 |
Câu 2: Đọc các số đo diện tích sau:
295 dam2 | 2006 hm2 | 180 200 mm2 | 6780 hm2 |
762 m2 | 4824 km2 | 16 372 cm2 | 738 m2 |
Gợi ý:
295 dam2: hai trăm chín mươi lăm đề-ca-mét vuông
2006 hm2: hai nghìn không trăm linh sáu héc-tô-mét vuông
180 200 mm2: một trăm tám mươi nghìn hai trăm mi-li-mét vuông
6780 hm2: sáu nghìn bảy trăm tám mươi héc-tô-mét vuông
762 m2: bảy trăm sáu mươi hai mét vuông
4824 km2: bốn nghìn tám trăm hai mươi tư ki-lô-mét vuông
16 372 cm2: mười sáu nghìn ba trăm bảy mươi hai xăng-ti-mét vuông
738 m2: bảy trăm ba mươi tám mét vuông
Câu 3: Viết các số đo diện tích sau:
a) Bốn trăm linh năm đề-ca-mét vuông.
b) Mười hai nghìn sáu trăm héc-tô-mét vuông.
c) Năm nghìn ba trăm hai mươi mốt mi-li-mét-vuông.
Gợi ý:
a) 405dam2 | b) 12 600hm2 | c) 5321mm2 | d) 19 020hm2 |
e) 22m2 | f) 1 000 957cm2 | g) 1402mm2 |
Câu 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm :
… |
790 ha … |
… |
… |
Câu 5:
Người ta dùng gỗ để lát sàn một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4m. Hỏi phải tốn bao nhiêu tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng đó, biết giá tiền một mét vuông gỗ sàn là 280 000 đồng ?
Gợi ý:
Diện tích căn phòng hình chữ nhật là :
6.4=24(cm2)
Vì giá tiền của 1m2 gỗ sàn là 280 000 đồng
=> Phải tốn số tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng là :
280000.24=6720000( đồng )
Đáp số : 6720000 đồng
Câu 6:
Diện tích khu đất hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu héc-ta ?
A. 60 000 ha | B. 600 ha | C. 60ha | D. 6ha |
Câu 7: Hồ La-đô-ga (Châu âu) có diện tích 1 830 000 hm2, hồ Ca-xpi (Châu á) có diện tích 371 000 km2. Hỏi hồ nào có diện tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
Gợi ý:
Đổi: 1 830 000 hm2 = 18300km2
Hồ La-đô-ga có diện tích lớn hơn hồ Ca-xpi là: 371 000 – 18300 = 352700 km2
Đáp số: 352700 km2
Câu 8: Người ta lát sàn một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4 m bằng những mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 1m 20cm, chiều rộng 20cm. Hỏi cần bao nhiêu mảnh gỗ để lát kín căn phòng đó?
Gợi ý:
Diện tích sàn phòng học hình chữ nhật là :
6×4=24 (m2)
1m20cm=1,2m
20cm=0,2m
Diện tích mảnh gỗ là :
1,2×0,2=0,24 (m2)
Số mảnh gỗ cần để lát kín sản phòng đó là :
24:0,24=100(mảnh)
Đáp số : 100100 mảnh gỗ
Câu 9: Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 60 m, chiều dài bằng 5/3 chiều rộng.
a) Tính diện tích thửa ruộng đó.
b) Biết rằng, trung bình cứ 100 m2 thu hoạch được 30 kg ngô. Hỏi trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô?
Các bước giải:
Chiều dài thửa ruộng là:60:3×5=100(m)
a,S thửa ruộng là:60×100=6000(m vuông)
b,người ta thu hoạch đc là:6000:100×30=1800kg
1800kg=18 tạ
Đ/s:a)6000 m vuông
b)18 tạ
Vậy là Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã chia sẻ đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh Bảng đơn vị đo diện tích – Toán 5: cách ghi nhớ và quy đổi Nhanh Chóng. Hi vọng, đây là nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho công tác dạy và học tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết ! Bảng đơn vị đo khối lượng cũng được chúng tôi giới thiệu rất cụ thể. Bạn xem thêm nhé !
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp