Tổng hợp

Tính chất hóa học của axit, cách xác định thứ tự axit mạnh axit yếu và bài tập – hóa 9 bài 3

Để phân biệt được đâu là axit mạnh, đâu là axit yếu chúng ta cần căn cứ vào một số tính chất hóa học của axit như: axit đó phản ứng của axit với kim loại nhanh hay chậm, dung dịch axit có dẫn điện tốt hay không?

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các tính chất hóa học đặc trưng của axit, các axit khác nhau có những tính chất hóa học nào giống nhau, từ đó có thể xác định được thứ tự mạnh yếu của các axit.

Bạn đang xem bài: Tính chất hóa học của axit, cách xác định thứ tự axit mạnh axit yếu và bài tập – hóa 9 bài 3

I. Khái quát về Axit – Axit là gì?

– Định nghĩa: Axit là những hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.

  Ví dụ : HCl (Axit clohidric); H2SO4 (Axit sunfuric); HNO3 (Axit nitric)  H2S (Axit sunfuhidric);  H2CO3 (axit cacbonic);

– Axit có 5 tính chất hóa học đặc trưng:

  • Làm đổi màu quỳ tím
  • Tác dụng với kim loại
  • Tác dụng với bazơ
  • Tác dụng với oxit bazơ
  • Tác dụng với muối

hayhochoivn

II. Tính chất hóa học của Axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu (quỳ tím)

– Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

* Lưu ý: Dựa vào tính chất này mà quỳ tím được sử dụng để nhận biết dung dịch axit

2. Axit tác dụng với kim loại

– Dung dịch Axit tác dụng được với một số kim loại (trừ Cu, Ag, Au, Pt) tạo thành muối và giải phóng khí Hidro.

– Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.

– Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K , Na , Ba , Ca , Mg , Al , Zn , Fe , Ni , Sn , Pb , H , Cu , Hg , Ag , Pt , Au

* Cách nhớ gợi ý: Khi Nào Bạn Cần Mua Áo Záp Sắt Nhìn Sang Phải Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu

– Tổng quát: Axit + Kim loại → Muối + H2

 Ví dụ: 2Na + 2HCl  →  2NaCl + H2

 Mg + H2SO4 (loãng) →  MgSO4 + H2

 Zn + H2SO4 (loãng) →  ZnSO4 + H2

 Cu + HCl ↵ Không phản ứng

 Fe + 2HCl  →  FeCl2 + H2

* Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)

– Dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng Hidro (nội dung này các em sẽ được học ở bậc THPT).

3. Axit tác dụng với Bazơ

– Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa.

– Tổng quát: Axit + Bazơ → Muối + H2O

  Ví dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O

  Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

  Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O

4. Axit tác dụng với Oxit bazơ

– Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

– Tổng quát: Axit + Oxit bazơ → Muối + H2O

  Ví dụ: Na2O + 2HCl →  2NaCl + H2

  FeO + H2SO4 (loãng) →  FeSO4 + H2O

  CuO + 2HCl  →  CuCl2 + H2O

5. Axit tác dụng với muối

– Điều kiện để axit tác dụng với muối:

 • Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra 

 • Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi 

 • Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh

Tổng quát: Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

  Ví dụ: H2SO4 + BaCl2  →  BaSO trắng + 2HCl

   K2CO3 + 2HCl  →  2KCl + H2O + CO2↑ (H2COphân hủy ra H2O và CO2).

III. Axit mạnh, Axit yếu

 Axit mạnh H2SO4 (Axit sunfuric); HCl (Axit clohidric); HNO3 (Axit nitric)

– Axit yếu hơn:  H3PO4 (axit photphoric) H2S (Axit sunfuhidric); H2SO3 (axit sunfurơ);  H2CO3 (axit cacbonic);

IV. Cách xác định thứ tự axit mạnh, axit yếu

– Axit mạnh có các tính chất hóa học sau: Phản ứng nhanh với kim loại, với muối cácbonat; dung dịch dẫn điện tốt,…

– Axit yếu có các tính chất hóa học sau: Phản ứng chậm với kim loại, với muối cacbonat; dung dịch dẫn điện kém,…

V. Bài tập về axit

* Bài 1 trang 14 SGK Hóa 9: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế magie sunfat.

* Lời giải bài 1 trang 14 SGK Hóa 9:

– Phương trình phản ứng:

  Mg + H2SO(loãng) → MgSO4 + H2

  MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

  Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

* Bài 2 trang 14 SGK Hóa 9: Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

 a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

 b) Dung dịch có màu xanh lam.

 c) Dung dịch có màu vàng nâu.

 d) Dung dịch không có màu.

 Viết các phương trình phản ứng.

* Lời giải bài 2 trang 14 SGK Hóa 9:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.

  Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch CuCl2.

  CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch FeCl3.

  Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

  Hoặc Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Dung dịch không màu là các dung dịch MgCl2, AlCl3.

  Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

* Bài 3 trang 14 SGK Hóa 9: Hãy viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

 a) Magie oxit và axit nitric.

 b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric.

 c) Nhôm oxit và axit sunfuric.

 d) Sắt và axit clohiđric.

 e) Kẽm và axit sunfuric loãng.

* Lời giải bài 3 trang 14 SGK Hóa 9: 

– Phương trình hóa học của các phản ứng:

  a) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O

  b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

  c) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

  d) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  e) Zn + H2SO4(loãng) → ZnSO4 + H2

* Bài 4 trang 14 SGK Hóa 9:  Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

 a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

 b) Phương pháp vật lí.

 (Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).

* Lời giải bài 4 trang 14 SGK Hóa 9: 

a) Phương pháp hóa học:

– Ngâm hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HCl dư.

– Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc.

– Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.

– Cân, giả sử ta cân được 7,2g. Từ đó suy ra trong hỗn hợp có 7,2g Cu và 10-7,2= 2,8g Fe

⇒ % Cu = (7,2/10).100% = 72% và % Fe = 100% – 72% = 28%

 PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 Cu + HCl → không phản ứng.

b) Phương pháp vật lý:

– Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần trên hỗn hợp bột ta cũng thu được 2,8g bột Fe.

Hy vọng với bài viết về tính chất hóa học của axit, cách xác định thứ tự axit mạnh, axit yếu và vận dụng giải bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý hay thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt!

¤ Nội dung cùng chương 1:

¤ Có thể bạn muốn xem:

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button