Tổng hợp

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O là phản ứng hóa học, được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học Hóa học 11 Bài 16: Hợp chất của cacbon…. cũng như các dạng bài tập về dung dịch kiềm.

Hy vọng tài liệu này có thể giúp các bạn viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác hơn từ đó biết cách vận dụng giải dạng bài tập cho oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm. Mời các bạn tham khảo.

Bạn đang xem bài: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

1. Phương trình phản ứng CO2 tác dụng Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

                                                                       kết tủa trắng

2. Điều kiện phản ứng CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

Không có

3. Cách tiến hành phản ứng cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

Sục khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2

4. Hiện tượng Hóa học CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

Xuất hiện kết tủa trắng Canxi cacbonat (CaCO3) làm đục nước vôi trong

5. Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2

Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)

Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2

Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3

Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HCO3)2

Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.

5. Bài tập vận dụng minh họa

Câu 1. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1g.

B. 1,5g

C. 2g

D. 2,5g

Đáp án A

nCO2  = 0,672/22,4 = 0,03 (mol)

nCa(OH)2 = 2.0,01 = 0.02 (mol)

Xét tỉ lệ:

1 < nCO2/nCa(OH)2 = 0,03/0,02 = 1,5 < 2

→ Phản ứng tạo hai muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2, khi đó cả CO2 và Ca(OH)2 đều hết

Gọi x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 ta có:

Các phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O(1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

Theo phương trình phản ứng (1):

nCO2 = nCa(OH)2 = nCaCO3 = x (mol)

Theo phương trình phản ứng (2):

nCO2 = 2nCa(HCO3)2 = 2y (mol)

nCa(OH)2 = nCa(HCO3)2 = y (mol)

Từ đó ta có hệ phương trình sau:

x + 2y = 0,03 (3)

x + y = 0,02 (4)

Giải hệ phương trình (3), (4) ta được:

→ x = y = 0, 01(mol) →x = y= 0,01 (mol)

mKết tủa = mCaCO3  = 0,01.100 = 1(g)

Câu 2. Sục khí CO2 vào dd nước vôi trong, hiện tượng xảy ra:

A. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.

B. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi lại giảm.

C. Có kết tủa ngay, nhưng kết tủa tan trở lại ngay sau khi xuất hiện.

D. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần đến một giá trị không đổi.

Đáp án A

Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

Câu 3. Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc) CO2 vào 200 ml dd hỗn hợp (Ba(OH)2 1,2M và NaOH 2M), phản ứng hoàn toàn thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị V là:

A. 3,136

B. 2,24 hoặc 15,68

C. 17,92

D. 3,136 hoặc 16,576.

Đáp án D

nNaOH = 0,2 mol; nBa(OH)2 = 0,1 mol; nBaCO3 = 0,08 mol

nBaCO3 = 0,08 mol < nBa(OH)2 = 0,1 mol

Nên có 2 trường hợp

Trường hợp 1: Chưa có sự hòa tan kết tủa

nCO2 = nBaCO3 = 0,08 mol => V = 0,08.22,4 = 1,792 lít

Trường hợp 2: Đã có sự hòa tan kết tủa

=> nCO2 = nOH – nCO32- = (nNaOH + 2nBa(OH)2) – nBaCO3 = 0,32 mol

=> V = 0,32.22,4 = 7,168 lít

Câu 4. Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

A. Na2CO3

B. KCl

C. NaOH

D. NaNO3

Đáp án A

Câu 5. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. HCl, NaOH

B. H2SO4, HNO3

C. NaOH, Ca(OH)2

D. BaCl2, NaNO3

Đáp án C

A. Sai vì HCl là axit pH < 7

B. Sai vì H2SO4, HNO3 là axit pH < 7

C. Đúng NaOH, Ca(OH)2 là dung dịch kiềm pH > 7

D. BaCl2, NaNO3 có môi trường trung hòa nên pH = 7

Câu 6. Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:

A. Quỳ tím

B. HCl

C. NaCl

D. H2SO4

Đáp án D

Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử H2SO4

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, thì chất ban đầu là Ba(OH)2

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

Câu 7. NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?

A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước

B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt

C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt

D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.

Đáp án B

NaOH có tính chất vật lý

Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt

Câu 8. Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch (không tác dụng được với nhau) là:

A. NaOH, KNO3

B. Ca(OH)2, HCl

C. Ca(OH)2, Na2CO3

D. NaOH, MgCl2

Đáp án A

B. Ca(OH)2 +  2HCl → CaCl2 + 2H2O

C. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH

D. NaOH +  MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl

Câu 9: Phải dùng bao nhiêu lit CO2 (đktc) để hòa tan hết 20 g CaCO3 trong nước, giả sử chỉ có 50% CO2 tác dụng. Phải thêm tối thiểu bao nhiêu lit dd Ca(OH)2 0,01 M vào dung dịch sau phản ứng để thu được kết tủa tối đa. Tính khối lượng kết tủa:

A. 4,48 lit CO2, 10 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.

B. 8,96 lit CO2, 10 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.

C. 8,96 lit CO2, 20 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.

D. 4,48 lit CO2, 12 lit dung dịch Ca(OH)2, 30 g kết tủa.

Đáp án C

nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol

Phương trình hóa học

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

x……….x………………………..x

Phương trình hóa học ta có

nCO2 lý thuyết = x = nCaCO3 = 0,2 mol

=> nCO2 tt = nCO2 lt/50%.100% = 0,4 mol

V CO2 tt = 0,4.22,4 = 8,96 lít

Ta có

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O

x……….x………………………..x

Vậy tối thiểu cần là x = 0,2 mol ⇒ VCa(OH)2 = 0,2/0,01 = 20 lít

nCaCO3 = 2x = 0,4 mol

⇒ m↓ = 0,4.100 = 40g

Câu 10: Cho 1,12 lit khí sunfurơ (đktc) hấp thụ vào 100 ml dd Ba(OH)2 có nồng độ aM thu được 6,51 g ↓ trắng, trị số của a là:

A. 0,3

B . 0,4

C. 0,5

D. 0,6

Đáp án B

Ta có 0,05 mol SO2 + 0,1.a Ba(OH)2 → 0,03 mol BaSO3

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)

BaSO3 + SO2 + H2O → Ba(HSO3)2 (2)

Theo phương trình (1) nSO2 = 0,1.a mol, nBaSO3 = 0,1.a mol

Theo phương trình (2) nBaSO3 =0,1a – 0,03 mol => nSO2 = 0,2a – 0,03 mol

Tổng số mol SO2 là: nSO2 = 0,1a + 0,1a – 0,03 = 0,05 → a = 0,4M

Câu 11. Dẫn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) qua 250ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dụng dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m?

A. 31,5 g

B. 21,9 g

C. 25,2 g

D. 17,9 gam

Đáp án D

nCO2 = 0,2 mol

nNaOH = 0,25 mol

Ta thấy: 1< T < 2 nên tạo ra 2 muối NaHCO3 và Na2CO3

Gọi x và y lần lượt là số mol của NaHCO3 và Na2CO3

Ta có các phương trình phản ứng

CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)

x ← x ← x (mol)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 (2)

y ← 2y ← y (mol)

Theo bài ra và phương trình phản ứng ta có hệ phương trình như sau

nCO2 = x + y = 0,2 (3)

nNaOH = x + 2y = 0,25 (4)

Giải hệ phương trình ta có x = 0,15 (mol) và y = 0,05 (mol)

Khối lượng muối khan thu được:

mNaHCO3 + mNa2CO3 = 84.0,15 + 106.0,05 = 17,9 gam

Câu 12. Hấp thụ hoàn toàn 15,68 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH có nồng độ C mol/lít. Sau phản ứng thu được 65,4 gam muối. Tính C.

A. 1,5M

B. 3M

C. 2M

D. 1M

Đáp án C

nCO2 = 0,7 mol

Gọi số mol của muối NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là x và y

Ta có các phương trình phản ứng

CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)

x ← x ← x (mol)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 (2)

y ← 2y ← y (mol)

Theo bài ra và phương trình phản ứng ta có hệ phương trình như sau

nCO2 = x + y = 0,7 (3)

Khối lượng của muối là:

84x + 106y = 65.4 (4)

Giải hệ từ (3) và (4) ta được: x = 0,4 (mol) và y = 0,3 (mol)

Từ phương trình phản ứng ta có: n = x + 2y = 0,4 + 2.0,3 = 1 (mol)

Vậy nồng độ của 500ml ( tức 0,5 l) dung dịch NaOH là C = n/V = 1/0,5 = 2M

—————————

Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã gửi tới bạn phương trình hóa học CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phản ứng hóa học, đối với phản ứng khi sục khí cacbon đioxit vào dung dịch nước vôi trong, sau phản ứng thu được kết tủa trắng.

Chúc các bạn học tập tốt.

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

    ………………………………………

    Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giới thiệu tới các bạn CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 9, Giải SBT Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Chuyên đề Hóa học 9. Tài liệu học tập lớp 9 mà Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tổng hợp biên soạn và đăng tải.

    Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

    Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
    Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

    Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

    Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button