Hướng dẫn soạn bài ôn tập cuối học kỳ II lớp 5 tiết 2 và gợi ý trả lời câu hỏi trong 162 SGK Tiếng việt 5 tập 2 trong tiết 2 ôn tập tuần 35
- Soạn bài Chính tả (nhớ – viết): Đường đi Sa Pa trang 115
- Soạn bài Tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ lớp 5 trang 102
- Ôn tập học kì 1 tiết 4 tuần 18 SGK Tiếng Việt 5
- Soạn bài Chính tả (nhớ – viết): Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 86
- Hướng dẫn giải bài chính tả Vì sao cá không biết nói trang 71 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Tài liệu soạn bài ôn tập cuối học kỳ 2 tiết 2 được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em học sinh nắm được kiến thức cần nhớ và gợi ý cách trả lời câu hỏi trang 162 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Ôn tập cuối học kì II (Tiết 2)
I. Ôn tập kiến thức
1. Khái niệm
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyênnhân, mục đích, … của sự việc được nêu trong câu.
- Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ?
Ví dụ: Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
2. Các loại trạng ngữ
a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?
Ví dụ: Trên cây, chim hót líu lo.
b) Trạng ngữ chỉ thời gian:
- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …
Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi lao động.
c) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sựviệc hoặc tình trạng nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?
Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.
d) Trạng ngữ chỉ mục đích:
- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vìcái gì ? …
Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.
e) Trạng ngữ chỉ phương tiện:
- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cáchthức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?
VD: Bằng một giọng chân tình, thaỳa giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 – Trang 162 SGK
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
(Học sinh tự học)
Câu 2 – Trang 162 SGK
Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn chỉnh bảng tổng kết sau:
Gợi ý trả lời:
Các loại trạng ngữ | Câu hỏi | Ví dụ |
– Trạng ngữ chỉ nơi chốn | Ở đâu? | – Ngoài đường, xe cộ qua lại như mắc cửi. |
– Trạng ngữ chỉ thời gian | Khi nào? |
– Hôm qua, bác Tuấn chở anh Hùng sang nhà em chơi đến tận chiều mới về. – Đúng 7 giờ, chúng em vào lớp. |
– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân | Vì sao? Tại sao? Nhờ đâu? |
– Vì trời mưa, nên đường trơn trượt. – Tại ngủ quên, nên Vũ đến trường trễ. – Nhờ chăm chỉ, nên kết quả học tập của Lệ rất tiến bộ. |
– Trạng ngữ chỉ mục đích | Để làm gì? Vì cái gì? |
– Để học tốt hơn nữa, chúng ta nên chăm chỉ nghe thầy cô giảng bài và làm bài tập, học bài đầy đủ. – Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng. |
– Trạng ngữ chỉ phương tiện | Bằng cái gì? Với cái gì? |
– Bằng thái độ dịu dàng, cô giáo đã cảm hóa được Sơn. – Với đôi bàn tay khéo léo, mẹ đã may cho Hà cái áo rất đẹp. |
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn