Không chỉ đối với người nước ngoài mà ngay cả với người Việt thì tiếng việt vẫn luôn là một kho tàng rộng lớn và bất tận. Một trong số những câu hỏi của khá nhiều người chính là xuất xứ hay xuất sứ? Cùng TH Huỳnh Ngọc Huệ tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Xuất xứ hay xuất sứ?
Trong từ điển tiếng Việt, có thể thấy từ “xuất xứ” mới chính là từ được viết đúng chính tả, còn “xuất sứ” thì không có nghĩa.
Bạn đang xem bài: Theo Bạn Thì 1 Trong 2 Xuất Xứ Hay Xuất Sứ Là đúng Chính Tả?
Đây là cách viết sai chính tả vì nhầm lẫn phụ âm x/s. Tuy nhiên, đây cũng là một lỗi chính tả thường gặp ở người nước ngoài.
Là “xuất xứ” chứ không phải “xuất sứ”, nhớ thật kỹ để không bị nhầm lẫn khi sử dụng bạn nhé.
Xuất xứ nghĩa là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, “xuất xứ” được định nghĩa là nguồn gốc của một văn bản hoặc một tài liệu nào đó được trích dẫn ra. Ví dụ như xuất xứ của bài thơ, xuất xứ của văn bản,…
Ngoài ra, từ xuất xứ cũng được dùng để chỉ nguồn gốc hình thành của một loại sản phẩm nào đó. Ví dụ như chiếc xe máy này này có xuất xứ từ Trung Quốc, hàng không rõ xuất xứ,…
Một số lỗi chính tả thường gặp khác
Ngoài lỗi phân biệt x/s thì một số người nước ngoài chưa hiểu rõ tiếng Việt hay một bộ phận nhỏ người Việt thì vẫn còn một số lỗi chính tả thường gặp như:
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
Việc sử dụng từ ngữ sai chính tả có thể sẽ gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Vậy có cách nào để giảm thiểu lỗi chính tả không nhỉ?
Đầu tiên, hãy cố gắng đọc sách nhiều hơn và đừng quên ghi chép lại những từ ngữ đúng chính tả mà mình thường gặp lỗi nhé.
Đây là một cách khá mất thời gian và yêu cầu tính kiên trì rất cao. Tuy nhiên đây cũng là một giải pháp có hiệu quả lâu dài và rất tốt cho bạn sau này.
Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian để rà soát lại những lỗi chính tả mình gặp phải trong những văn bản thì có thể sử dụng các phần mềm phát hiện lỗi hoặc có thể dùng google docs,…
Một số khái niệm có liên quan đến xuất xứ
Nếu bạn đã hiểu được xuất xứ là gì rồi thì hãy cũng TH Huỳnh Ngọc Huệ tìm hiểu thêm một số khái niệm thường gặp có liên quan đến cụm từ này nhé.
Xuất xứ hàng hóa là gì?
Đầu tiên là cụm từ xuất xứ hàng hóa. Theo những gì được chỉ ra trong từ điển tiếng Việt thì xuất xứ hàng hóa là từ dùng để chỉ một vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra hàng hóa.
Trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa thì xuất xứ hàng hóa chính là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn được biết đến với tên tiếng Anh là Certificate of Origin, viết tắt là C/O.
Đây được xem là văn bản có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan; tổ chức thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp.
Dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Từ đó khách hàng khi sử dụng hàng hóa có thể biết rõ nguồn gốc xuất xứ của món hàng đó.
Xuất xứ và nơi sản xuất khác nhau như thế nào?
Nếu là một người ít sử dụng bạn sẽ gặp phải khó khăn khi phải phân biệt giữa cụm từ xuất xứ và nơi sản xuất. Vậy điểm khác nhau của 2 khái niệm này là đâu? Cùng nhau tìm hiểu nhé.
Khái niệm
Xuất xứ hàng hóa: là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cuối cùng đối với hàng hóa.
Nơi sản xuất hàng hóa: chỉ khu vực sản xuất, chế biến ra sản phẩm đó, được người tiêu dùng xem là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Bản chất
Xuất xứ hàng hóa: Chứng nhận nơi xuất xứ hàng hóa để được hưởng các ưu đãi từ thuế.
Nơi sản xuất hàng hóa: Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất ra hàng hóa.
Giá trị pháp lý
Xuất xứ hàng hóa: Được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa (theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Nơi sản xuất hàng hóa: Không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị thương mại nhằm khẳng định nơi sản xuất hàng hóa để thu hút người tiêu dùng.
Trên đây là câu trả lời của TH Huỳnh Ngọc Huệ cho câu hỏi xuất xứ hay xuất sứ. Nếu thấy có ích thì đừng quên Like, Share và thường xuyên ghé thăm TH Huỳnh Ngọc Huệ để có thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp